Sau thất bại với chiến dịch chinh phục giấc mơ vàng tại Seagame 28, VFF đã quyết tâm đầu tư trọng điểm vào U23 Việt Nam như cách đã làm với U19 Việt Nam trước đây. Đặc biệt LĐBĐVN muốn thầy trò HLV Miura đạt thành tích tốt tại VCK U23 châu Á 2016 và nhất là Seagame 29.
Ngay sau khi U23 Việt Nam trở về từ Singapore, HLV Miura đã lập tức ngồi lại với lãnh đạo VFF để bàn về kế hoạch của trong tương lai. Trong số những quyết sách quan trọng tại cuộc họp này thì vấn đề nóng nhất là việc U23 Việt Nam sẽ được đầu tư trọng điểm trong 2 năm tới, giống như U19 Việt Nam trong năm 2014. Cụ thể, VFF sẽ thay đổi lịch V-League để các ĐTQG có nhiều thời gian chuẩn bị hơn. Đặc biệt U23 Việt Nam sẽ được thi đấu cọ sát với nhiều đối thủ mạnh và tập huấn ở nước ngoài đề nâng cao trình độ. Trước mắt, do thời gian hạn hẹp nên U23 Việt Nam sẽ chỉ tập trung từ đầu tháng 12/2015. Toàn đội sẽ tập luyện tại Hà Nội trong khoảng 1 tháng và gặp nhiều đối thủ mạnh. Sau đó sẽ tham dự vào tháng 1 năm sau. Đây là giải đấu hàng đầu châu lục nên thầy trò HLV Miura sẽ càng có thêm cơ hội để hoàn thiện mình hơn.
Sau VCK U23 châu Á 2016 tại Qatar, U23 Việt Nam sẽ được ra nước ngoài tập huấn để hy vọng nâng tầm khả năng. Những cầu thủ đủ tuổi tham sự Seagame 29 năm 2017 sẽ được hội quân dài hạn để tạo ra 1 tập thể gắn kết, có lối chơi nhuần nhuyễn. Cụ thể những cầu thủ sinh năm 1994 như Ngọc Thắng, Tấn Tài, Duy Khánh, Phúc Tịnh, Đức Lương sẽ cùng lứa U19 Việt Nam năm 2014 như , Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Duy Mạnh, Minh Long, Tiến Dũng, Hữu Dũng, Thanh Bình sẽ được đầu tư trọng điểm. U23 Việt Nam sẽ được tập trung dài hạn từ năm 2016 dưới sự dẫn dắt của HLV Miura. VFF rất hy vọng đây sẽ là đội hình đủ sức chinh phục tấm HCV Seagame 29 và tạo nên 1 ĐTQG mạnh của Việt Nam trong tương lai.
U23 Việt Nam sẽ được đầu tư trọng điểm như U19 trước đây |
Việc đầu tư trọng điểm vào như U19 trước đây là hoàn toàn hợp lý. Bởi trong những giải đấu gần đây, các ĐTQG Việt Nam dù chơi tốt nhưng vẫn thất bại ở thời điểm quyết định vì chưa chuẩn bị kỹ. Đó là việc tập trung ngắn hạn khoảng 1 tháng kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có. Dễ nhận ra nhất là việc bão chấn thương đã càn quét cả ĐTQG và U23 trong suốt những lần hội quân gần đây. Nếu được tập trung dài hạn, các cầu thủ sẽ có thời gian hồi phục và BHL cũng rộng đường tính toán về nhân sự. Vấn đề thứ 2 là việc tập trung trong thời gian dài sẽ giúp các cầu thủ hiểu nhau hơn và nhất là lối chơi của U23 Việt Nam sẽ nhuần nhuyễn hơn rất nhiều. Đây là điểm nhấn hết sức quan trọng bởi cái thiếu nhất ở đội bóng dưới thời HLV Miura là sự ổn định về lối chơi và con người. Tại các giải gần đây, vì thời gian hạn hẹp các cầu thủ thì chỉ tập trung vào cạnh tranh vị trí, chiến lược gia người Nhật cũng không kịp tìm hiểu về tất cả các cầu thủ. Không khó để nhận ra việc ông thầy 51 tuổi liên tục phải thử nghiệm vị trí ngay cả khi vào giải chính thức. Đừng nghĩ rằng đó là chủ định của chiến lược gia người Nhật bởi chẳng ai không muốn có được bộ khung tốt nhất cả. Minh chứng là trong 2 trận đấu quan trọng nhất gặp U23 Malaysia và U23 Myanmar thì U23 Việt Nam chỉ sử dụng 1 đội hình mạnh nhất, toàn bộ 11 cầu thủ đều chơi ở vị trí sở trường của mình.
Trước kia, U19 Việt Nam từng mang lại biết bao hy vọng cho NHM BĐVN sau gần 1 năm được tập trung dài hạn. Tuy nhiên đây vẫn là tập thể chưa hoàn hảo vì ông Graechen thiếu kinh nghiệm và mang chút mơ mộng của người Pháp. Vì thế U19 Việt Nam đã “vỡ vụn” trong những trận cầu quan trọng nhất. Dù xét về thực lực, chúng ta chẳng hề thua kém U19 Myanmar, đội bóng đã giành quyền tham dự World Cup U20 sau đó. Còn bây giờ, vẫn những con người ấy, vẫn sự nhuần nhuyễn ấy sẽ được trao vào tay ông Miura. Vị thuyền trưởng người Nhật vốn là người đề cao sự hiệu quả nên sẽ giúp tập thể U23 Việt Nam tiến thêm 1 bước nữa tới sự hoàn hảo so với U19 Việt Nam trước đây. Hy vọng rằng, kế hoạch đầu tư trọng điểm vào U23 Việt Nam lần này sẽ thành công để giúp bóng đá nước nhà có 1 đội bóng mang lại nhiều cảm xúc như cách mà thầy trò HLV Graechen đã thể hiện trong năm 2014.
Xem thêm:
Doãn Công