Đấu kiếm Việt Nam hướng tới SEA Games 2015: Tiên phong giành vàng

Năm ngoái, Nguyễn Tiến Nhật đã ghi dấu ấn lịch sử cho đấu kiếm Việt Nam với tấm Huy chương Đồng (HCĐ) kiếm ba cạnh tại ASIAD 2014. Tới SEA Games 2015, anh lại được đặt niềm tin sẽ “mở hàng” huy chương cho Thể thao Việt Nam (TTVN) tại đảo quốc sư tử.

Nhiệm vụ “mở hàng”

Nhắc một chút về quá khứ: Kể từ khi môn đấu kiếm được khôi phục vào năm 2001, qua các kỳ SEA Games 2003, 2005, 2007, 2011 (SEA Games 2009 và 2013 không tổ chức môn thể thao Olympic này), các “nữ hiệp” của đoàn Việt Nam luôn tỏa sáng trên trường đấu để mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Ở nội dung kiếm chém nữ, Nguyễn Thị Lệ Dung gần như vô đối trên đấu trường khu vực trong một thời gian dài. Cách đây bốn năm ở Indonesia, đội tuyển đấu kiếm đã đóng góp năm Huy chương Vàng (HCV) vào thành tích chung của đoàn TTVN tại SEA Games 2011.

Nguyen Tien Nhat (trai) duoc ky vong se mo hang HCV cho TTVN tai SEA Games 2015.
Nguyễn Tiến Nhật (trái) được kỳ vọng sẽ mở hàng HCV cho TTVN tại SEA Games 2015.

Tất cả đều do công các vận động viên (VĐV) nữ: Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Thị Tươi (cá nhân kiếm liễu), Trần Thị Len (cá nhân kiếm ba cạnh), đồng đội kiếm liễu, đồng đội kiếm ba cạnh. Đây cũng là thành quả tốt nhất của đấu kiếm Việt Nam qua các kỳ đại hội thể thao khu vực.

Hướng tới SEA Games 2015, đội tuyển đấu kiếm Việt Nam vẫn còn đó các cựu binh: Lệ Dung, Thủy Chung (kiếm chém nữ), Hoài Thu, Lê Thị Bích (kiếm liễu nữ), Trần Thị Len…, kết hợp với sức trẻ của lứa 9x đầy tiềm năng được tập trung đầu tư trong thời gian qua như Bùi Thị Thu Hà (kiếm chém), Thùy Trinh (kiếm liễu)…

Trao đổi với NTNN sáng qua, ông Phùng Lê Quang - Trưởng bộ môn đấu kiếm Tổng cục TDTT cho biết: “Tại SEA Games 2015, đấu kiếm là một trong những môn thi đấu tranh huy chương sớm nhất vào ngày 3.6 (chung kết 3 nội dung cá nhân kiếm ba cạnh, kiếm chém nam và kiếm liễu nữ). Chúng tôi đều rất hồi hộp với nhiệm vụ “mở hàng” HCV cho đoàn TTVN. Với sự chuẩn bị khá chu đáo hy vọng các kiếm thủ sẽ có những ngày thi đấu bùng nổ, đạt mục tiêu giành từ 4-5 HCV.”

Thư hùng Tiến Nhật – Lim Wei Wen

Theo ông Quang, niềm tin “vàng” được đặt vào Nguyễn Tiến Nhật. Ở tuổi 25, VĐV từng giành vé chính thức dự Olympic 2012 này đang bước vào độ chín của sự nghiệp: “Đối thủ chính của Tiến Nhật chính là VĐV nước chủ nhà Lim Wei Wen. Tại ASIAD 2014, chỉ có Tiến Nhật và Lim Wei Wen là những VĐV khu vực Đông Nam Á có huy chương đấu kiếm Á vận hội,” ông Quang nhận định. So với Tiến Nhật (cao 1,85m), Lim (cao 1,81m) năm nay 30 tuổi có kinh nghiệm dày dạn hơn. Tuy nhiên, Nhật do còn trẻ nên lại có nhiều khát khao khẳng định mình hơn.

Không chỉ riêng trường hợp của Tiến Nhật và đồng đội nam ở nội dung kiếm ba cạnh, mà ở các nội dung khác, các kiếm thủ của Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn tới từ các VĐV chủ nhà vốn được đầu tư rất kỹ lưỡng trong thời gian qua. Ngoài Singapore, các đối thủ Indonesia, Malaysia, Thái Lan cũng rất mạnh.

Trong kế hoạch chuẩn bị cho SEA Games 2015, đội tuyển kiếm ba cạnh đã được tập huấn Hàn Quốc từ giữa tháng 3 và sẽ bay thẳng sang Singapore thi đấu. Đội kiếm chém nam, nữ cũng tập huấn ở xứ sở kim chi trong gần một tháng từ ngày 6 đến 28.5; còn đội kiếm liễu thì tập huấn ở Thượng Hải (Trung Quốc).

“Chat” với phóng viên, kiếm thủ Nguyễn Thị Lệ Dung cho hay: “Ở Hàn Quốc, điều kiện tập luyện, ăn ở của chúng tôi đều rất tốt. Ở đây có nhiều VĐV đẳng cấp thế giới nên chúng tôi cũng dễ dàng cọ xát, cải thiện khả năng chuyên môn, bù đắp cho việc ít được thi đấu giải quốc tế. Ở tuổi 30, tôi xác định kỳ SEA Games này có thể là SEA Games cuối cùng nên sẽ cố gắng hết sức để giành thành tích tốt nhất. Tất nhiên, tôi mơ ước có thể một lần nữa giành HCV...”

Đội tuyển đấu kiếm Việt Nam dự SEA Games 2015 với 24 VĐV, tranh tài đủ ở cả 12 bộ huy chương: Cá nhân, đồng đội kiếm chém, kiếm liễu, kiếm ba cạnh. Ngoài kiếm ba cạnh nam, đấu kiếm Việt Nam còn hy vọng vào nội dung cá nhân kiếm chém nam của Vũ Thành An (HCB SEA Games 2011). Đội kiếm chém nữ cố gắng giành 1 HCV, và đồng đội kiếm chém nam cũng có thể cạnh tranh để bước lên bục cao nhất.

Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam giành huy chương ở Paralympic 2024

Với sự cố gắng của mình, đô cử Lê Văn Công đã giành về cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tấm huy chương đồng tại Paralympic Paris 2024.

Chi Pu xuất sắc giành huy chương bạc bắn cung tại Super Novae Games

Chiều ngày 29/8 (giờ Việt Nam), Chi Pu có màn thể hiện ấn tượng tại chung kết môn bắn cung của chương trình Super Novae Games để qua đó giành ngôi á quân chung cuộc.

Trịnh Văn Vinh không hoàn thành mục tiêu tại Olympic Paris 2024

Dù đã rất cố gắng thi đấu nhưng với việc đăng ký một mức tạ lớn, đô cử Trịnh Văn Vinh đã thất bại trong việc cạnh tranh huy chương tại Olympic Paris 2024.

Hụt huy chương Olympic, VĐV Hàn Quốc khóc nức nở vì không được miễn quân dịch như Son Heung Min

Một đoạn video ngắn mới đây đã ghi lại sự buồn bã của một tay golf người Hàn Quốc khi hụt huy chương tại thế vận hội Paris 2024.

Trịnh Văn Vinh đăng ký mức tạ vượt kì vọng tại Olympic Paris 2024

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 mới đây đã thông báo mức tạ đăng ký của từng vận động viên, trong đó có của đô cử Việt Nam, Trịnh Văn Vinh.

Độc lạ Olympic 2024: Nằm ngủ trên sân đấu... chờ rinh vàng thế vận hội

Đó là câu chuyện của 'nữ thần' nhảy cao người Ukraine, Yaroslava Mahuchikh khi cô thường xuyên nằm thư giãn trong lúc chờ các đối thủ thực hiện bài thi tại Olympic 2024.

Hi hữu: Dính chấn thương, trọng tài chính... bị thay thế ở bán kết bóng đá nam Olympic

Câu chuyện khá hi hữu này đã diễn ra trong trận bán kết bóng đá nam Olympic giữa Tây Ban Nha và Morocco khi trọng tài chính Ilgiz Tantashev người Uzbekistan đã sớm phải rời sân ngay đầu trận.

Cầu lông Thái Lan gục ngã trước 'ngưỡng cửa thiên đường' 

Dù đã chơi đầy nỗ lực trong trận chung kết, nhưng trước tài năng và kinh nghiệm của nhà cựu số 1 thế giới, Viktor Axelsen thì thần đồng Kunlavut Vitidsarn đã không thể lập nên kì tích Olympic. 

Nữ kình ngư phản hồi thông tin bị trục xuất khỏi Olympic vì quá... khêu gợi

Trước thông tin về việc bị trục xuất vì quá khêu gợi và làm phiền các vận động viên khác, kình ngư Luana Alonso đã phản bác lại chuyện này.

 Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại 'vô đối' tại Olympic?

Với sự thống trị tại nội dung cung 1 dây và cũng thường xuyên đoạt huy chương Vàng Olympic, Hàn Quốc thực sự đang không có đối thủ ở nội dung này. Và đâu là bí quyết giúp họ có được thành công như hiện tại?