Kiếm thủ Việt - con nhà nghèo nhưng phải chơi sang

Hầu hết kiếm thủ Việt đều là con nhà nghèo, nhưng để có thể tập luyện và thi đấu môn này họ phải chơi sang. Bộ đồ nghề đầu tư ban đầu mất hàng nghìn USD.

Các môn thể thao khác chỉ tốn kém chủ yếu ở kinh phí tập huấn thi đấu, còn đồ nghề thường đơn giản. Nhiều môn, điển hình với điền kinh, cần đôi giày xịn đã có thể “chiến đấu” ngon lành. Trong điều kiện khó khăn chung của thể thao Việt Nam, nhiều trường hợp thực sự có sao dùng vậy, và các vận động viên vẫn có thể khắc phục để đạt thành tích cao.

Kiem thu Viet - con nha ngheo nhung phai choi sang  hinh anh
VĐV đấu kiếm đầu tư khá nhiều tiền cho trang phục tập luyện và thi đấu. Ảnh: Zing

Thế nhưng, riêng đấu kiếm hoàn toàn khác. Các kiếm thủ không những phải có đồ nghề đặc chủng đầy đủ, mà tất cả còn đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thậm chí các kiếm thủ còn phải sử dụng đúng loại được Liên đoàn đấu kiếm thế giới công nhận, chỉ định, chưa kể nhiều giải đấu có đòi hỏi riêng.

Vì thế, chuyện đồ nghề của các kiếm thủ Việt phức tạp và cầu kỳ đến mức đồng nghiệp các môn khác phải "choáng". Có thể thu nhập chỉ vài triệu đồng mỗi tháng, thành tích cũng chưa có gì song ngay từ khi bén duyên, họ đã được khoác trên mình bộ trang phục chẳng khác nhiều so với các kiểm thủ của Italy, Đức, Pháp.

Mặt nạ khoảng 100 USD, quần áo đấu từ 200 - 300 USD, giày giá từ 100 - 150 USD, bao tay từ 30 - 50 USD. Tất nhiên, mỗi người không thể thiếu một hay hai cây kiếm đấu giá 200 - 250 USD USD. Tính ra, mỗi kiếm thủ "ngốn" khoản đầu tư ban đầu không dưới 1.000 USD. Chính từ đây cũng dẫn đến thực tế bi hài rất Việt Nam, gắn với sự bó buộc về kinh phí.

Ngành thể thao chỉ có thể ưu tiên cho đội tuyển quốc gia, còn các địa phương chỉ tập trung cho các vận động viên tuyến một, mà cũng chỉ ở mức tối thiểu. Họ thường phải cố gắng tận dụng lâu dài nhất có thể, cho dù có bị cũ hay kém hơn so với quy định quốc tế. Nhiều khi, các bộ đồ nghề còn phải dùng chung, hay nếu được cấp mới lại chuyển giao cho các VĐV trẻ dùng tạm.

Thoạt nhìn, đấu kiếm là môn thể thao nguy hiểm nhưng tham gia mới biết đây là môn khá an toàn. Thường trong áo bảo hộ có gắn vi mạch điện tử, nếu kiếm sĩ đâm trúng đối phương, máy sẽ báo hiệu để tính điểm. Các kiếm sĩ được bảo hộ rất nghiêm ngặt, họ mặc áo bảo hộ dày, đeo bao tay, đi ủng và đội mũ bảo hiểm che kín mặt. Phía sau lưng của kiếm sĩ có một sơi giây kéo.

Khi chơi môn này người chơi phải tuân thủ các quy tắc mang mặt nạ cùng găng tay chuyên dụng để bảo vệ ống và cánh tay, áo và quần giáp, tất cả đều phải có đai giữ sau lưng, nách bảo vệ (plastron). Người chơi sử dụng kiếm không có lưỡi, đầu kiếm tròn với đường kính 5-8mm nên đâm vào người sẽ không gây chấn thương.

Trên tờ The New Paper, kiếm thủ Lim Wei Wen – người để thua Nguyễn Tiến Nhật trong trận chung kết cho biết: “Anh ấy thật sự vượt trội tôi. Tôi mừng cho anh ấy. Tôi thua hoàn toàn xứng đáng, không có gì để bào chữa. Nhưng tôi sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong tương lai”.

Lim và Nguyễn Tiến Nhật đã gặp nhau nhiều lần trong quá khứ, ngoài đời họ là những người bạn tốt của nhau. Sau SEA Games, hai người có thể gặp lại tại giải đấu kiếm vô địch châu Á 2015, diễn ra tại Singapore từ 25 - 30/6 tới.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam giành huy chương ở Paralympic 2024

Với sự cố gắng của mình, đô cử Lê Văn Công đã giành về cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tấm huy chương đồng tại Paralympic Paris 2024.

Chi Pu xuất sắc giành huy chương bạc bắn cung tại Super Novae Games

Chiều ngày 29/8 (giờ Việt Nam), Chi Pu có màn thể hiện ấn tượng tại chung kết môn bắn cung của chương trình Super Novae Games để qua đó giành ngôi á quân chung cuộc.

Trịnh Văn Vinh không hoàn thành mục tiêu tại Olympic Paris 2024

Dù đã rất cố gắng thi đấu nhưng với việc đăng ký một mức tạ lớn, đô cử Trịnh Văn Vinh đã thất bại trong việc cạnh tranh huy chương tại Olympic Paris 2024.

Hụt huy chương Olympic, VĐV Hàn Quốc khóc nức nở vì không được miễn quân dịch như Son Heung Min

Một đoạn video ngắn mới đây đã ghi lại sự buồn bã của một tay golf người Hàn Quốc khi hụt huy chương tại thế vận hội Paris 2024.

Trịnh Văn Vinh đăng ký mức tạ vượt kì vọng tại Olympic Paris 2024

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 mới đây đã thông báo mức tạ đăng ký của từng vận động viên, trong đó có của đô cử Việt Nam, Trịnh Văn Vinh.

Độc lạ Olympic 2024: Nằm ngủ trên sân đấu... chờ rinh vàng thế vận hội

Đó là câu chuyện của 'nữ thần' nhảy cao người Ukraine, Yaroslava Mahuchikh khi cô thường xuyên nằm thư giãn trong lúc chờ các đối thủ thực hiện bài thi tại Olympic 2024.

Hi hữu: Dính chấn thương, trọng tài chính... bị thay thế ở bán kết bóng đá nam Olympic

Câu chuyện khá hi hữu này đã diễn ra trong trận bán kết bóng đá nam Olympic giữa Tây Ban Nha và Morocco khi trọng tài chính Ilgiz Tantashev người Uzbekistan đã sớm phải rời sân ngay đầu trận.

Cầu lông Thái Lan gục ngã trước 'ngưỡng cửa thiên đường' 

Dù đã chơi đầy nỗ lực trong trận chung kết, nhưng trước tài năng và kinh nghiệm của nhà cựu số 1 thế giới, Viktor Axelsen thì thần đồng Kunlavut Vitidsarn đã không thể lập nên kì tích Olympic. 

Nữ kình ngư phản hồi thông tin bị trục xuất khỏi Olympic vì quá... khêu gợi

Trước thông tin về việc bị trục xuất vì quá khêu gợi và làm phiền các vận động viên khác, kình ngư Luana Alonso đã phản bác lại chuyện này.

 Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại 'vô đối' tại Olympic?

Với sự thống trị tại nội dung cung 1 dây và cũng thường xuyên đoạt huy chương Vàng Olympic, Hàn Quốc thực sự đang không có đối thủ ở nội dung này. Và đâu là bí quyết giúp họ có được thành công như hiện tại?