Người duy nhất đánh bại Ánh Viên trên đường đua xanh là ai

Tối qua 7/6, Ánh Viên đã 1 lần không được đứng trên bục cao nhất bởi VĐV đẳng cấp thế giới của đoàn chủ nhà Singapore.

Dự tranh chung kết ở 3 nội dung là 50m bướm, 200m ngửa và 200m hỗn hợp nhưng Ánh Viên chỉ giành được 2 HCV ở 2 nội dung cuối. Ở cự ly 50m bướm, “tiểu tiên cá” bị kình ngư Tao Li của nước chủ nhà Singapore đánh bại.

Tao Li là VĐV gốc Trung Quốc của đoàn Singapore. Cô gái sinh năm 1990 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Cũng giống như cô gái vàng của bơi lội Việt Nam, kình ngư gốc Trung Quốc biết bơi từ rất sớm. Năm 5 tuổi, cô đã hoàn thiện những kỹ năng cơ bản, đồng thời thường xuyên thi đấu ở các giải trẻ cho đến khi lên 10.

Nguoi duy nhat danh bai Anh Vien tren duong dua xanh la ai hinh anh
Nữ hoàng 9x trên đường đua xanh của Singapore - Tao Li

Tài năng thiên bẩm của Tao Li tiếp tục được thừa nhận rộng rãi tại quê nhà, khi cô giành tới 2 HCV ngay trong giải thi đấu chính thức đầu tiên ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, biến cố lớn xảy ra với kình ngư sinh năm 1990 khi cô bất ngờ thất bại tại 1 giải đấu cấp tỉnh đầu những năm 2000. Thất bại này giáng một đòn mạnh vào tâm lý Tao Li, thậm chí kình ngư gốc Hồ Bắc còn bi quan về tương lai sự nghiệp trên đường đua xanh.

Năm 2002, mẹ Tao Li có một quyết định quan trọng. Bà quyết định cho cô con gái nhỏ sang Singapore lập nghiệp, theo chính sách đãi ngộ nhân tài của đảo quốc sư tử. Ba năm sau đó, Tao Li chính thức trở thành công dân Singapore. 15 tuổi, cô khiến cả khu vực Đông Nam Á phải sững sờ khi giành tới 4 HCV và 1 HCĐ tại SEA Games 23, tổ chức tại Bacolod, Philippines.

Nên biết, cũng vào lúc 15 tuổi, Ánh Viên của chúng ta mới chỉ giành được 1 HCB và 2 HCĐ tại SEA Games 26. Chừng đó là đủ hiểu tiềm năng của Tao Li lớn đến mức nào. Tuy nhiên, khác với đối thủ số một Ánh Viên, Tao Li không thực sự mạnh trên tất cả các đường đua. Cô chỉ thực sự là nỗi ác mộng của những tay bơi khác khi tranh tài ở 3 nội dung: 50m, 100m và 200m bướm. Chính ở nội dung đầu tiên, kình ngư người Singapore đã đánh bại Ánh Viên.

Sau khi ra mắt cực kỳ thành công, Tao Li trở thành VĐV được đầu tư trọng điểm cấp quốc gia tại Singapore. Cô liên tục tham dự 2 kỳ Olympic: Bắc Kinh 2008 và London 2012. Tại giải đấu ở quê nhà, Tao Li về thứ 5 ở nội dung 100m bướm, đồng thời lập 2 kỷ lục châu Á tại Bắc Kinh. Cô được đánh giá là 1 trong 8 người bơi bướm giỏi nhất hành tinh khi ấy. Mặc dù vậy, tại kỳ Olympic 4 năm sau ở xứ sương mù, cô thi đấu không như ý và không lọt được vào vòng chung kết 100m bướm.

Chưa chinh phục được tấm huy chương Olympic nhưng tại khu vực và châu lục, Tao Li đã ở thế “độc cô cầu bại” ở các nội dung bơi bướm. Cô giành 2 HCV ở ASIAD 15 và 16 cùng tại nội dung 50m bướm, đồng thời thống trị tất cả các HCV bơi bướm trong 3 kỳ SEA Games liên tiếp: 23, 24 và 25.

Theo VTC

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam giành huy chương ở Paralympic 2024

Với sự cố gắng của mình, đô cử Lê Văn Công đã giành về cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tấm huy chương đồng tại Paralympic Paris 2024.

Chi Pu xuất sắc giành huy chương bạc bắn cung tại Super Novae Games

Chiều ngày 29/8 (giờ Việt Nam), Chi Pu có màn thể hiện ấn tượng tại chung kết môn bắn cung của chương trình Super Novae Games để qua đó giành ngôi á quân chung cuộc.

Trịnh Văn Vinh không hoàn thành mục tiêu tại Olympic Paris 2024

Dù đã rất cố gắng thi đấu nhưng với việc đăng ký một mức tạ lớn, đô cử Trịnh Văn Vinh đã thất bại trong việc cạnh tranh huy chương tại Olympic Paris 2024.

Hụt huy chương Olympic, VĐV Hàn Quốc khóc nức nở vì không được miễn quân dịch như Son Heung Min

Một đoạn video ngắn mới đây đã ghi lại sự buồn bã của một tay golf người Hàn Quốc khi hụt huy chương tại thế vận hội Paris 2024.

Trịnh Văn Vinh đăng ký mức tạ vượt kì vọng tại Olympic Paris 2024

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 mới đây đã thông báo mức tạ đăng ký của từng vận động viên, trong đó có của đô cử Việt Nam, Trịnh Văn Vinh.

Độc lạ Olympic 2024: Nằm ngủ trên sân đấu... chờ rinh vàng thế vận hội

Đó là câu chuyện của 'nữ thần' nhảy cao người Ukraine, Yaroslava Mahuchikh khi cô thường xuyên nằm thư giãn trong lúc chờ các đối thủ thực hiện bài thi tại Olympic 2024.

Hi hữu: Dính chấn thương, trọng tài chính... bị thay thế ở bán kết bóng đá nam Olympic

Câu chuyện khá hi hữu này đã diễn ra trong trận bán kết bóng đá nam Olympic giữa Tây Ban Nha và Morocco khi trọng tài chính Ilgiz Tantashev người Uzbekistan đã sớm phải rời sân ngay đầu trận.

Cầu lông Thái Lan gục ngã trước 'ngưỡng cửa thiên đường' 

Dù đã chơi đầy nỗ lực trong trận chung kết, nhưng trước tài năng và kinh nghiệm của nhà cựu số 1 thế giới, Viktor Axelsen thì thần đồng Kunlavut Vitidsarn đã không thể lập nên kì tích Olympic. 

Nữ kình ngư phản hồi thông tin bị trục xuất khỏi Olympic vì quá... khêu gợi

Trước thông tin về việc bị trục xuất vì quá khêu gợi và làm phiền các vận động viên khác, kình ngư Luana Alonso đã phản bác lại chuyện này.

 Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại 'vô đối' tại Olympic?

Với sự thống trị tại nội dung cung 1 dây và cũng thường xuyên đoạt huy chương Vàng Olympic, Hàn Quốc thực sự đang không có đối thủ ở nội dung này. Và đâu là bí quyết giúp họ có được thành công như hiện tại?