Niềm hy vọng Vàng Nguyễn Thị Phương: Cú với tay, nước mắt & nụ cười

Là tuyển thủ điền kinh đen đủi nhất, cô gái xứ Thanh từng 2 lần “ngã đau” tại 2 kỳ SEA Games. Nhưng SEA Games 28 này sẽ là một câu chuyện khác, vì đó là lời hứa và quyết tâm…

Tưởng đã chết ở đích

Mãi đến nửa tiếng sau khi kết thúc đường chạy 3.000m vượt chướng ngại vật SEA Games 2011, Phương mới tỉnh lại trong phòng y tế của sân điền kinh. Chị có cảm giác như mình có thể đã chết và chỉ còn nhớ lờ mờ đã đổ gục xuống ngay trước vạch đích rồi cố gắng lết người, với tay chạm vạch. Chính cú với tay ấy đã giữ lại cho Phương tấm HCB, đồng thời khiến chị nổi tiếng khắp ĐNÁ về ý chí quyết đấu tới cùng. Thậm chí, sau đó tuyển thủ sinh năm 1990 này còn được ngành thể thao trao giải thưởng đặc biệt cho tấm “Huy chương kim cương” đầy ngưỡng mộ.

Nguyễn Thị Phương

Thế nhưng với Phương, đó vẫn là một cú ngã đau đúng nghĩa. Rõ ràng, chị đã kém hẳn đối thủ người Indonesia Rini Budiarti về thể lực, sức bền, cũng như không có chiến thuật hợp lý nên mới về đích theo cách như thế. Phương đã tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ để lại tình cảnh bi tráng không VĐV nào muốn. Và VĐV mồ côi mẹ từ năm 7 tuổi đã thể hiện điều đó bằng việc lao vào tập như điên, với khối lượng 10km mỗi ngày được chị đẩy lên thêm 2-3km nữa.

Dính chấn thương ngay vạch xuất phát

Hai năm miệt mài rèn luyện, Phương đến SEA Games 2013 với tư cách ứng viên số 1 cho tấm HCV 3.000m vượt chướng ngại vật. Theo đánh giá thì chỉ cần chạy đúng sức, chị sẽ thành công, bởi thông số ổn định đã hơn hẳn các đối thủ, kinh nghiệm cũng rất dày dặn.

Chỉ có điều, một lần nữa sự đen đủi lại vận vào Phương một cách đầy nghiệt ngã. Đang tràn đầy hưng phấn và tự tin, chị bất ngờ thấy đau nhói ở cơ đùi, ngay trước khi chuẩn bị bước vào vạch xuất phát. Kết quả kiểm tra tức thì của bác sỹ đội giống như một cú sét đánh ngang tai khi chị bị chấn thương cơ đùi nặng, không thể tiếp tục thi đấu. Phương đã khóc hết nước mắt, lủi thủi ngồi một mình nhìn “ác mộng” Rini Budiarti độc diễn vì không có người cạnh tranh xứng tầm. Càng xót xa hơn bởi do cố gắng thay thế đàn chị để đua tranh HCV mà rốt cuộc cũng chỉ về nhì, gương mặt trẻ Nguyễn Thị Oanh đã kiệt sức đến mức phải gặp bác sỹ khẩn cấp.

Niềm tin cho lần thứ 3

Chưa hết ám ảnh sau 2 cú “ngã” đau nhưng Phương rất tin vào thành công ở SEA Games 28. Như chị nói vui, vì không thể có chuyện đen đủi đến 3 lần. Tuy nhiên, gốc rễ cho niềm tin ấy chính là quá trình chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mọi mặt. Nó đã được cụ thể hóa bằng những thành tích “ngon lành” của Phương, dù chỉ ở các cuộc đấu quốc nội, với 3 tấm HCV Đại hội TDTT toàn quốc 2014 hay mới đây nhất là 1 chức vô địch giải việt dã toàn quốc.

Phương đang cảm thấy mình đang “sung” hơn bao giờ hết. Không dám nói mạnh về đích HCV do đối thủ Rini Budiarti vẫn cực mạnh nhưng chị sẵn sàng để ít nhất có thể tranh chấp ngôi đầu sòng phẳng. Và chỉ như thế, những giọt nước mắt mặn chát của sự nuối tiếc, cay đắng sẽ không còn phải tuôn rơi.

Theo Thể Thao 24h

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam giành huy chương ở Paralympic 2024

Với sự cố gắng của mình, đô cử Lê Văn Công đã giành về cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tấm huy chương đồng tại Paralympic Paris 2024.

Chi Pu xuất sắc giành huy chương bạc bắn cung tại Super Novae Games

Chiều ngày 29/8 (giờ Việt Nam), Chi Pu có màn thể hiện ấn tượng tại chung kết môn bắn cung của chương trình Super Novae Games để qua đó giành ngôi á quân chung cuộc.

Trịnh Văn Vinh không hoàn thành mục tiêu tại Olympic Paris 2024

Dù đã rất cố gắng thi đấu nhưng với việc đăng ký một mức tạ lớn, đô cử Trịnh Văn Vinh đã thất bại trong việc cạnh tranh huy chương tại Olympic Paris 2024.

Hụt huy chương Olympic, VĐV Hàn Quốc khóc nức nở vì không được miễn quân dịch như Son Heung Min

Một đoạn video ngắn mới đây đã ghi lại sự buồn bã của một tay golf người Hàn Quốc khi hụt huy chương tại thế vận hội Paris 2024.

Trịnh Văn Vinh đăng ký mức tạ vượt kì vọng tại Olympic Paris 2024

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 mới đây đã thông báo mức tạ đăng ký của từng vận động viên, trong đó có của đô cử Việt Nam, Trịnh Văn Vinh.

Độc lạ Olympic 2024: Nằm ngủ trên sân đấu... chờ rinh vàng thế vận hội

Đó là câu chuyện của 'nữ thần' nhảy cao người Ukraine, Yaroslava Mahuchikh khi cô thường xuyên nằm thư giãn trong lúc chờ các đối thủ thực hiện bài thi tại Olympic 2024.

Hi hữu: Dính chấn thương, trọng tài chính... bị thay thế ở bán kết bóng đá nam Olympic

Câu chuyện khá hi hữu này đã diễn ra trong trận bán kết bóng đá nam Olympic giữa Tây Ban Nha và Morocco khi trọng tài chính Ilgiz Tantashev người Uzbekistan đã sớm phải rời sân ngay đầu trận.

Cầu lông Thái Lan gục ngã trước 'ngưỡng cửa thiên đường' 

Dù đã chơi đầy nỗ lực trong trận chung kết, nhưng trước tài năng và kinh nghiệm của nhà cựu số 1 thế giới, Viktor Axelsen thì thần đồng Kunlavut Vitidsarn đã không thể lập nên kì tích Olympic. 

Nữ kình ngư phản hồi thông tin bị trục xuất khỏi Olympic vì quá... khêu gợi

Trước thông tin về việc bị trục xuất vì quá khêu gợi và làm phiền các vận động viên khác, kình ngư Luana Alonso đã phản bác lại chuyện này.

 Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại 'vô đối' tại Olympic?

Với sự thống trị tại nội dung cung 1 dây và cũng thường xuyên đoạt huy chương Vàng Olympic, Hàn Quốc thực sự đang không có đối thủ ở nội dung này. Và đâu là bí quyết giúp họ có được thành công như hiện tại?