Nữ VĐV mồ côi cha giành 2 HCV và 2 chuẩn Olympic

Hoa khôi làng điền kinh Việt Nam, Nguyễn Thị Huyền tiếp tục giành thêm 1 tấm HCV cùng 1 chuẩn dự tranh Olympic 2015 trên đường chạy 400 m nữ.

Đây là lần thứ 2 Huyền làm nên một cú đúp HCV và chuẩn Olympic, trước đó là ở cự ly 400 m rào. Cộng thêm tấm HCV nội dung tiếp sức 4x400 m mà Huyền đóng vai quyết định, tuyển thủ quê Nam Định chính là gương mặt nổi bật nhất của điền kinh Việt Nam tại SEA Games 28, với 3 tấm HCV (2 cá nhân, 1 đồng đội), 2 kỷ lục Đại hội và đáng nói nhất là 2 chuẩn Olympic.

 Nu VDV mo coi cha gianh 2 HCV va 2 chuan Olympic  hinh anh
Nguyễn Thị Huyền thi đấu rất thuyết phục tại SEA Games 28. Ảnh: Zing

Nguyễn Thị Huyền là VĐV Việt Nam đầu tiên đoạt chuẩn Olympic tại sân chơi SEA Games, thậm chí tới 2 chuẩn. Hiện tại, hai thông số mà tài năng 20 tuổi này vừa chinh phục thành công ở 400 m rào và 400 m cũng vượt qua mức HCB ASIAD 2014.

Thành quả của Nguyễn Thị Huyền có thể coi như một kỳ tích khó tin đối với cô bé con nhà nông sớm mất cha. Tình cảnh nhà Huyền sau đó còn bi đát hơn khi chị gái đổ bệnh liên quan đến thần kinh, trong khi người mẹ lại đau ốm triền miên. Từ nhỏ, Huyền đã làm đủ thứ việc giúp mẹ. Ngay từ khi gia nhập tuyến năng khiếu của điền kinh Nam Định, cô phải làm trụ cột cho gia đình khó khăn của mình, bằng khoản tiền công tập luyện ít ỏi chỉ hơn 1 triệu đồng.

Chính tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh gian khó đã giúp Huyền sớm có tính tự lập và khả năng khổ luyện cực cao. Cộng thêm tố chất dường như được sinh ra để dành cho đường chạy 400 m và 400 m rào, Huyền đã liên tục tạo ra những bước tiến vượt bậc, với một đặc điểm hiếm có khó tìm dù còn rất trẻ: tinh thần chiến đấu và độ lỳ.

Ngoài một đợt sang Mỹ luyện tài theo kiểu “ăn theo” hồi 2013, suốt mấy năm lên Tuyển, Huyền chỉ tập luyện ở trong nước, với thầy nội Vũ Ngọc Lợi. Trước thềm SEA Games 28, kế hoạch tập huấn tại Mỹ của cô đã bị đổ bể vì lý do kinh phí.

Thế nhưng, ở cuộc đấu trên đất Singapore, Huyền đã chứng minh mình chỉ rèn chân trong nước với thầy nội vẫn có thể đột phá và giành chiến thắng xuất sắc. 3 tấm HCV, 2 kỷ lục và đặc biệt 2 suất chính thức tham dự Olympic 2016 đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho cuộc sống và sự nghiệp của VĐV điền kinh mồ côi cha có ý chí, nghị lực phi thường này.

Theo Zing

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam giành huy chương ở Paralympic 2024

Với sự cố gắng của mình, đô cử Lê Văn Công đã giành về cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tấm huy chương đồng tại Paralympic Paris 2024.

Chi Pu xuất sắc giành huy chương bạc bắn cung tại Super Novae Games

Chiều ngày 29/8 (giờ Việt Nam), Chi Pu có màn thể hiện ấn tượng tại chung kết môn bắn cung của chương trình Super Novae Games để qua đó giành ngôi á quân chung cuộc.

Trịnh Văn Vinh không hoàn thành mục tiêu tại Olympic Paris 2024

Dù đã rất cố gắng thi đấu nhưng với việc đăng ký một mức tạ lớn, đô cử Trịnh Văn Vinh đã thất bại trong việc cạnh tranh huy chương tại Olympic Paris 2024.

Hụt huy chương Olympic, VĐV Hàn Quốc khóc nức nở vì không được miễn quân dịch như Son Heung Min

Một đoạn video ngắn mới đây đã ghi lại sự buồn bã của một tay golf người Hàn Quốc khi hụt huy chương tại thế vận hội Paris 2024.

Trịnh Văn Vinh đăng ký mức tạ vượt kì vọng tại Olympic Paris 2024

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 mới đây đã thông báo mức tạ đăng ký của từng vận động viên, trong đó có của đô cử Việt Nam, Trịnh Văn Vinh.

Độc lạ Olympic 2024: Nằm ngủ trên sân đấu... chờ rinh vàng thế vận hội

Đó là câu chuyện của 'nữ thần' nhảy cao người Ukraine, Yaroslava Mahuchikh khi cô thường xuyên nằm thư giãn trong lúc chờ các đối thủ thực hiện bài thi tại Olympic 2024.

Hi hữu: Dính chấn thương, trọng tài chính... bị thay thế ở bán kết bóng đá nam Olympic

Câu chuyện khá hi hữu này đã diễn ra trong trận bán kết bóng đá nam Olympic giữa Tây Ban Nha và Morocco khi trọng tài chính Ilgiz Tantashev người Uzbekistan đã sớm phải rời sân ngay đầu trận.

Cầu lông Thái Lan gục ngã trước 'ngưỡng cửa thiên đường' 

Dù đã chơi đầy nỗ lực trong trận chung kết, nhưng trước tài năng và kinh nghiệm của nhà cựu số 1 thế giới, Viktor Axelsen thì thần đồng Kunlavut Vitidsarn đã không thể lập nên kì tích Olympic. 

Nữ kình ngư phản hồi thông tin bị trục xuất khỏi Olympic vì quá... khêu gợi

Trước thông tin về việc bị trục xuất vì quá khêu gợi và làm phiền các vận động viên khác, kình ngư Luana Alonso đã phản bác lại chuyện này.

 Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại 'vô đối' tại Olympic?

Với sự thống trị tại nội dung cung 1 dây và cũng thường xuyên đoạt huy chương Vàng Olympic, Hàn Quốc thực sự đang không có đối thủ ở nội dung này. Và đâu là bí quyết giúp họ có được thành công như hiện tại?