TDDC Việt Nam hướng đến SEA Games 28: “Ngọn cờ đầu” Phan Thị Hà Thanh

Dù tham dự SEA Games 28 với 10 VĐV nhưng TDDC là một trong những bộ môn có chỉ tiêu giành HCV thuộc diện cao nhất của đoàn TTVN. Theo đó, Phan Thị Hà Thanh cùng các đồng đội có nhiệm vụ giành 10 tấm HCV tại kỳ Đại hội năm nay.

“Lá cờ đầu” Phan Thị Hà Thanh

Từ lâu Phan Thị Hà Thanh đã khiến cả làng Thể dục Dụng cụ Đông Nam Á thán phục với những kỳ tích liên tiếp giành được ở đấu trường quốc tế. Gần đây nhất, Phan Thị Hà Thanh đã đánh bại nhiều hảo thủ quốc tế trong đó có cả nhà đương kim vô địch Asiad, Kim Un-hyang (CHDCND Triều Tiên), cựu vô địch Thế vận hội Oksana Chusovitina (Uzbekistan)… để giành tấm HCV Cup thế giới tại Bulgaria ở nội dung không phải sở trường là… cầu thăng bằng. Đây là tấm HCV thứ hai của Hà Thanh ở các giải đấu tầm thế giới kể từ đầu năm 2015. Trước đó hồi tháng 3, VĐV người đất Cảng cũng đã mang về cho Thể dục Dụng cụ Việt Nam tấm HCV ở nội dung cầu thăng bằng tại World Cup Doha, Qatar. Ở giải đấu này, Hà Thanh còn giành được HCĐ nội dung nhảy chống.

TDDC Viet Nam huong den SEA Games 28 Ngon co dau Phan Thi Ha Thanh hinh anh
Phan Thị Hà Thanh - gương mặt nổi bật của TDDC Việt Nam

Trong những năm qua, Phan Thị Hà Thanh được đánh giá là “cô gái vàng” của TTVN ở bộ môn này. Nhờ sự tập luyện kiên trì, bền bỉ với tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản” nên phong độ luôn ổn định. Ngoài mũi nhọn nhảy chống tiếp tục được mài sắc, cựu binh đất Cảng còn có những bước tiến vượt bậc ở nội dung thuộc diện khó nhất của bộ môn này là Cầu thăng bằng. Vì vậy, Thể dục dụng cụ Việt Nam đang tự tin chờ đếm số HCV Thanh sẽ giành được tại SEA Games 28 trên đất Singapore vào tháng 6 tới.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, chỉ cần thi đấu đúng sức và không có “biến cố” bất thường vốn là yếu tố không thể loại trừ ở sân chơi bị đánh giá là “ao làng” như SEA Games thì Phan Thị Hà Thanh hoàn toàn có thể giành 5/6 HCV ở các nội dung của nữ mà cô dự tranh. Trừ nội dung đồng đội nữ, Hà Thanh đang được đánh giá rất cao ở nội dung toàn năng, 4 đơn môn nhảy chống, cầu thăng bằng, xà lệch và tự do. Ngay cả trong trường hợp xấu nhất, tuyển thủ Việt Nam cũng “bỏ túi” tối thiểu 3 HCV.

Với cá nhân Hà Thanh, đấu trường SEA Games giờ chỉ như một bước đệm, một cữ tập dượt và chủ yếu là phục vụ thành tích trước mắt của thể thao Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất mà ngôi sao sinh năm 1991 đang hướng tới là giành được một tấm huy chương Olympic 2016, trước khi giải nghệ chuyển sang làm HLV.

Những “gương mặt vàng” khác của TDDC

Có thể nói, từ lâu Hà Thanh đạt tới một đẳng cấp vượt xa, mang tính hoàn toàn ngoại lệ và khác biệt so với mặt bằng chung thể dục dụng cụ nữ Đông Nam Á đang trong thời kỳ sa sút kéo dài. Tuy nhiên, gánh nặng thành tích huy chương của TDDC không vì thế mà trông cả vào cô gái sinh năm 1991. Hiện TDDC Việt Nam còn rất nhiều gương mặt tiềm năng khác trong đội hình.

Đáng kể nhất là VĐV trẻ Đinh Phương Thành – người vừa tỏa sáng với chiếc HCĐ tại Asian Games 2014 cũng là một trong những gương mặt đáng chú ý tại SEA Games lần này. Đinh Phương Thành với thế mạnh ở nội dung ngựa vòng nam, xà đơn và xà kép nam được HLV Trương Tuấn Hiền nhận định sẽ đủ sức thay thế đàn anh Phạm Phước Hưng và có khả năng vươn tới tầm thế giới, nếu tiếp tục nằm trong diện được đầu tư trọng điểm.

Bên cạnh đó, Lê Thanh Tùng, Đăng Nam đang dần thay thế vị trí do đàn Anh Nguyễn Thanh Hà Để lại ở nội dung nhảy chống. Ở Cup thế giới tại Bulgaria vừa qua Thanh Tùng đã thi đấu rất tốt và mang về cho đoàn TTVN tấm HCĐ nội dung nhảy chống. Cũng tại nội dung này, VĐV Đặng Nam xếp thứ 4 và đây đều là những gương mặt triển vọng của TDDC Việt Nam khi tham dự SEA Games 28. Ngoài ra, đội TDDC nam cũng quyết tâm đoạt HCV ở nội dung đồng đội.

Với đội hình hiện tại, không khó để TDDC đạt được 10 HCV trong thành tích chung. Tại SEA Games 26-2011 là kỳ gần nhất môn TDDC được đưa vào thi đấu. Năm đó ở Indonesia, TDDC Việt Nam đoạt 12 HCV ở các nội dung khác nhau. Sau 2 năm không được góp mặt, lần trở lại tại SEA Games năm nay, TDDC quyết tâm là một trong những môn đóng góp thành tích cao nhất cho đoàn Việt Nam và bảo vệ được vị trí dẫn đầu toàn đoàn.
 

1 Nguyễn Kim Lan Lãnh đội Tổng cục TDTT
2 Trương Tuấn Hiền Huấn luyện viên Hà Nội
3 Trương Minh Sang Huấn luyện viên TP. Hồ Chí Minh
4 Nguyễn Thị Thanh Thuý Huấn luyện viên Hải Phòng
5 You Yanan Chuyên gia Trung Quốc
6 Vasileuskaya Iryna Chuyên gia Ukraina
7 Đinh Phương Thành  Vận động viên Hà Nội
8 Đỗ Thị Thu Huyền Vận động viên Hà Nội
9 Đỗ Thị Vân Anh Vận động viên Hà Nội
10 Hoàng Cường Vận động viên Hà Nội
11 Phạm Phước Hưng  Vận động viên Hà Nội
12 Phan Thị Hà Thanh Vận động viên Hải Phòng
13 Đặng Nam Vận động viên Quân Đội
14 Lê Thanh Tùng Vận động viên TP. Hồ Chí Minh
15 Long Thị Ngọc Huỳnh Vận động viên TP. Hồ Chí Minh
16 Phan Ngọc Hùng Vận động viên TP. Hồ Chí Minh



Nam Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam giành huy chương ở Paralympic 2024

Với sự cố gắng của mình, đô cử Lê Văn Công đã giành về cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tấm huy chương đồng tại Paralympic Paris 2024.

Chi Pu xuất sắc giành huy chương bạc bắn cung tại Super Novae Games

Chiều ngày 29/8 (giờ Việt Nam), Chi Pu có màn thể hiện ấn tượng tại chung kết môn bắn cung của chương trình Super Novae Games để qua đó giành ngôi á quân chung cuộc.

Trịnh Văn Vinh không hoàn thành mục tiêu tại Olympic Paris 2024

Dù đã rất cố gắng thi đấu nhưng với việc đăng ký một mức tạ lớn, đô cử Trịnh Văn Vinh đã thất bại trong việc cạnh tranh huy chương tại Olympic Paris 2024.

Hụt huy chương Olympic, VĐV Hàn Quốc khóc nức nở vì không được miễn quân dịch như Son Heung Min

Một đoạn video ngắn mới đây đã ghi lại sự buồn bã của một tay golf người Hàn Quốc khi hụt huy chương tại thế vận hội Paris 2024.

Trịnh Văn Vinh đăng ký mức tạ vượt kì vọng tại Olympic Paris 2024

Ban tổ chức Olympic Paris 2024 mới đây đã thông báo mức tạ đăng ký của từng vận động viên, trong đó có của đô cử Việt Nam, Trịnh Văn Vinh.

Độc lạ Olympic 2024: Nằm ngủ trên sân đấu... chờ rinh vàng thế vận hội

Đó là câu chuyện của 'nữ thần' nhảy cao người Ukraine, Yaroslava Mahuchikh khi cô thường xuyên nằm thư giãn trong lúc chờ các đối thủ thực hiện bài thi tại Olympic 2024.

Hi hữu: Dính chấn thương, trọng tài chính... bị thay thế ở bán kết bóng đá nam Olympic

Câu chuyện khá hi hữu này đã diễn ra trong trận bán kết bóng đá nam Olympic giữa Tây Ban Nha và Morocco khi trọng tài chính Ilgiz Tantashev người Uzbekistan đã sớm phải rời sân ngay đầu trận.

Cầu lông Thái Lan gục ngã trước 'ngưỡng cửa thiên đường' 

Dù đã chơi đầy nỗ lực trong trận chung kết, nhưng trước tài năng và kinh nghiệm của nhà cựu số 1 thế giới, Viktor Axelsen thì thần đồng Kunlavut Vitidsarn đã không thể lập nên kì tích Olympic. 

Nữ kình ngư phản hồi thông tin bị trục xuất khỏi Olympic vì quá... khêu gợi

Trước thông tin về việc bị trục xuất vì quá khêu gợi và làm phiền các vận động viên khác, kình ngư Luana Alonso đã phản bác lại chuyện này.

 Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại 'vô đối' tại Olympic?

Với sự thống trị tại nội dung cung 1 dây và cũng thường xuyên đoạt huy chương Vàng Olympic, Hàn Quốc thực sự đang không có đối thủ ở nội dung này. Và đâu là bí quyết giúp họ có được thành công như hiện tại?