ĐT Italia: Với Conte, siêu sao tấn công cũng phải dự bị

Ra sân trong trận đấu thủ tục gặp CH Ireland ở lượt cuối vòng bảng, HLV Antonio Conte gây sốc khi tiếp tục giam hãm những ngôi sao tấn công như Lorenzo Insigne hay Stephan El Shaarawy trên ghế dự bị.

Ra sân trong trận đấu thủ tục gặp CH Ireland ở lượt cuối vòng bảng, HLV Antonio Conte gây sốc khi tiếp tục giam hãm những ngôi sao tấn công như Lorenzo Insigne hay Stephan El Shaarawy trên ghế dự bị.

Bước vào trận đấu cuối cùng của bảng E với CH Ireland, đội tuyển Italia tung ra nhiều cầu thủ dự bị đúng như phát biểu của HLV Antonio Conte thời gian qua. Tuy nhiên, dấu hỏi lớn đã xuất hiện ở hàng công của đội bóng áo thiên thanh khi những cầu thủ đạt phong độ cao mùa vừa rồi như Lorenzo Insigne hay Stephan El Shaarawy không được đá chính mà thay vào đó là cặp Simeone Zaza và Ciro Immobile.

Kết quả là hàng công Italia bế tắc trước một CH Ireland chơi ngoan cường trong suốt 90 phút. Immobile bị thay ra ở phút thứ 77 sau màn trình diễn mờ nhạt đúng với phong độ vốn có của cầu thủ này. Người thế chỗ anh là Lorenzo Insigne đã ngay lập tức để lại sự khác biệt với pha đi bóng uyển chuyển và dứt điểm trúng cột dọc đối phương. Ít phút sau, El Shaarawy cũng vào sân và nhanh chóng chứng tỏ giá trị của mình.

DT Italia Voi Conte, sieu sao tan cong cung phai du bi hinh anh
Conte có những toan tính hơi bảo thủ

Điều đáng nói ở đây là việc cả hai cái tên bị Conte “giam” trên ghế dự bị ĐT Italia đều đã có một mùa giải chói sáng ở Serie A vừa qua. Nếu như Insigne chơi bùng nổ trong màu áo Napoli và là cầu thủ tấn công người Italia chơi hay nhất thời gian qua thì El Shaarawy đã thực sự hồi sinh khi cập bến Roma theo dạng cho mượn và anh cũng vừa khiến đội bóng này phải bỏ tiền ra mua đứt mình từ Monaco. Thế nhưng với cựu thuyền trưởng Juventus, những thành tích đó chẳng là gì.

Ngay từ đầu ông đã thể hiện rõ sự miễn cưỡng khi phải triệu tập hai cái tên này lên tuyển Italia. Đơn giản là bởi những cầu thủ tấn công như vậy quá “sang chảnh” để tham gia phòng ngự và điều đó không hợp với triết lý bóng đá của Conte. Cứ nhìn vào Eder là hiểu đầy đủ những gì Conte muốn ở một tiền đạo. Anh ta có thể không ghi bàn, không trình diễn lối chơi đẹp mắt song phải là người biết phòng ngự và chịu di chuyển liên tục để tham gia phòng ngự. Insigne và El Shaarawy rõ ràng là không làm được những điều đó.

DT Italia Voi Conte, sieu sao tan cong cung phai du bi hinh anh 2
Eder là sự lựa chọn quen thuộc của Conte

Ngoài sự cương quyết trong việc lựa chọn nhân sự, Conte còn cho thấy ông cực kỳ bảo thủ ở quyết định sử dụng đội hình thi đấu ĐT Italia. Với việc cả hai trung vệ trụ cột là Leonardo Bonucci và Giorgio Chiellini đều đã nhận thẻ vàng, lẽ ra Conte nên cất họ ở loạt trận cuối để tránh rủi ro. Thế nhưng, ông vẫn giữ lại “trò cưng” Bonucci trong cuộc đối đầu CH Ireland và tiếp tục vận hành sơ đồ 3-5-2. Cho dù thua trận này, Italia vẫn giữ ngôi đầu bảng nhưng Conte lại không coi đó là một cơ hội thử nghiệm. Chuyển sang 4-4-2 với cặp trung vệ Ogbonna và Darmian sẽ là phương án xoay tua để dưỡng sức hiệu quả hơn rất nhiều.

Điểm hợp lý duy nhất Conte thực hiện được ở trận này là cách bố trí nhân sự hàng tiền vệ. Những Sturaro và Florenzi đã chơi khá ăn ý với người đàn anh Motta để che chắn trước hàng thủ Italia. Sức chiến đấu và sức trẻ của những cái tên này mở ra những phương án chiến thuật mới lạ và hứa hẹn sẽ là lá bài tẩy của Conte tại những vòng đấu tiếp theo.

DT Italia Voi Conte, sieu sao tan cong cung phai du bi hinh anh 3
Bonucci tiếp tục phải cày ải dù đã dính thẻ vàng

Với việc đứng đầu bảng E, Italia hướng đến trận “chung kết sớm” với nhà ĐKVĐ Tây Ban Nha mà từng đánh bại họ cách đây 4 năm tại chung kết Euro 2012 ở vòng loại trực tiếp sắp tới mà trong đó hành trang là những toan tính chiến thuật đan xen. Họ đã tung ra hết mọi bài vở ở những cuộc đối đầu khó khăn với Bỉ và Thụy Điển vừa qua. Đó chính là hình ảnh một Italia thực dụng và chơi phòng ngự phản công rất khó chịu. Hãy cùng xem thầy trò Conte sẽ đi được bao xa tại Euro 2016 lần này.

Tường Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Nếu muốn tóm tắt những vấn đề hàng thủ của Real Madrid trong giai đoạn đầu mùa giải này, chỉ cần nhìn vào những hành động của Aurelien Tchouameni và David Alaba sau những bàn thua trước Real Sociedad và Atletico Madrid (mặc dù bàn thắng của Takefusa Kubo không được công nhận vì lỗi việt vị).

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Giành được danh hiệu Community Shield không chỉ là cú huých về mặt tinh thần cho Arsenal trước khi bước vào mùa giải mới, mà còn là lời khẳng định về sự trưởng thành của họ trước chính Man City – bởi dưới thời Mikel Arteta, Pháo Thủ trước đây chỉ đúng 1 lần đánh bại được đoàn quân của Pep Guardiola.

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Ilkay Gundogan và Luka Modric là những tiền vệ mang tính biểu tượng của bóng đá đương đại. Trong bài viết trên The Guardian, cựu danh thủ Philipp Lahm nhận định cả 2 cầu thủ này đều là những chuyên gia quản trị rủi ro trên sân, từ đó cho phép họ tạo ra sự kiểm soát, tính ổn định và sự an toàn.