Zona Mista chính là chìa khóa thành công cho Italia ở Euro 2016 |
Nhưng có lẽ những ý kiến khác nhau đó cũng không quan trọng vì dù thế nào phòng ngự khu vực vẫn là phát minh của người Ý. Với hệ thống chiến thuật phòng ngự mới này, Enzo Bearzot đã cùng đội tuyển Italia giành chức vô địch thể giới tại Espana 1982 và kỉ nguyên thành công của Juventus dưới sự chèo lái của Trapattoni. Sau đó, huấn luyện viên huyền thoại của AC Milan, Arrigo Sacchi đã cải tiến và đưa phòng ngự khu vực lên đỉnh cao. Từ đây, Zona Mista trở thành nền tảng cơ bản trong cách tổ chức hệ thống phòng ngự của các đội bóng trên thế giới.
Khu vực của Liedhom là một khu vực không có thực. Khu vực của tôi là khác. Việc kèm người được chuyền qua từ người này tới người khác giống như việc cầu thủ tấn công di chuyển qua các khu vực khác nhau ở trên sân. Trong hệ thống của Liedhom, bạn bắt đầu trong một khu vực, nhưng thực tế đó là một khu vực hỗn hợp, ở đó bạn vẫn phải thực hiện việc phòng ngự kèm người trong khu vực của bạn.
Arrigo Sacchi
|
Khu vực của Liedhom được Sacchi nhắc tới chính là ám chỉ tới cách thức phòng ngự khu vực đơn thuần. Mỗi cầu thủ ở hàng tiền vệ và hậu vệ được giao nhiệm vụ phòng ngự một khu vực cụ thể và dường như là cố định. Và khi một cầu thủ nào đó di chuyển ra khỏi khu vực mà anh ta đảm trách thì đồng đội của anh ta sẽ phải “mở rộng” khu vực của mình nhằm kiểm soát cả khu vực đã bị bỏ trống kia của đồng đội.
Arrigo Sacchi người nâng tầm Zona Mista |
Như vậy, Zona Mista là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự tổ chức khoa học của phòng ngự khu vực với catenaccio. Thuật ngữ “Zona Mista” cần phải được hiểu một cách chính xác như vậy. Từ logic trên có thể thấy phòng ngự khu vực và Zona Mista là cùng một trường phái nhưng không tương đồng với nhau. Tuy nhiên ngày nay, khi nhắc tới Zona Mista là người ta hiểu ngay đó là phòng ngự khu vực và cả thế giới đều chấp nhận điều đó.
ZONA MISTA VỚI VAI TRÒ CỦA LIBERO
Zona Mista có hai trường phái được nối tiếp nhau trong lịch sử của hệ thống này một gắn với vai trò của libero, còn một gắn với tập thể đội bóng.
Đầu tiên, đó là hệ thống Zona Mista gắn với vai trò của libero trong với sơ đồ 4 hậu vệ. Hệ thống này bao gồm: ba trung vệ, trong đó có một trung vệ thòng (libero hay sweeper), và một hậu vệ biên chơi dâng cao. Tuyến giữa 4 người sẽ bao gồm: một tiền vệ phòng ngự án ngữ trước mặt ba trung vệ, một tiền vệ trung tâm, một tiền vệ chạy cánh và một tiền vệ kiến thiết (regista). Trong số hai tiền đạo sẽ có một người đá thấp hơn.
Đội hình Italia vô địch World Cup 1982 |
Trên thực tế, các đội chơi phòng ngự khu vực nửa cuối thập niên 70 và nửa đầu thập niên 80 của thế kỉ XX đều duy trì vai trò của libero. Điển hình là đội tuyển Italia của Enzo Bearzot tại WC 1982 Juventus của Giovanni Trapattoni với libero huyền thoại Gaetano Scirea. Tuy nhiên, điều đó làm cho hệ thống phòng ngự vẫn phụ thuộc nhiều vào vai trò cá nhân của libero.
Với sự thay đổi của luật việt vị và những điểm yếu của phòng ngự khu vực đơn thuần, Arrigo Sacchi đã thực hiện sự thay đổi mang tính cách mạng với hệ thống phòng ngự này và thay đổi mãi mãi tư duy phòng ngự của người Ý nói riêng và bóng đá thế giới nói chung. Sacchi đã khai tử vị trí libero khi áp dụng hệ thống phòng ngự khu vực dựa trên sơ đồ 4-4-2 với hàng phòng ngự giăng ngang.
Đội hình AC Milan trong trận chung kết cúp C1 năm 1989 |
Với bốn yếu tố của Sacchi, phòng ngự khu vực đối với một tập thể có thể được chia thành bốn cách như sau:
•Cách 1: Phòng ngự khu vực định hướng vị trí: Yếu tố cần quan tâm tới ở đây là vị trí của đồng đội. Đặc điểm nổi bật của cách phòng ngự này là hệ thống sẽ pressing từ từ, cự ly đội hình được đảm bảo và siết chặt, các khoảng trống giữa các tuyến rất khó bị khai thác do không gian theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang đều bị ép tới mức tối đa có thể. Dưới áp lực đó, các đội bóng sẽ dễ dẫn tới việc chuyền hỏng và mắc các sai lầm khác. Những ví dụ điển hình cho cách chơi này là Dynamo Kyiv của Lobanovskyi và Borussia Monchengladbach của Lucien Favre.
Zona Mista theo định hướng vị trí |
Zona Mista theo định hướng đối thủ |
Zona Mista theo định hướng không gian |
Zona Mista theo định hướng đường chuyền |
Ngay trong trận đấu gặp Bỉ, Italia vận hành với sơ đồ 3 trung vệ, trong đó Bonucci thường xuyên đá thấp nhất với vai trò như một sweeper. Khi mất bóng, Italia thường chuyển sang sơ đồ 5-3-2 là chủ yếu. Tuy nhiên, khi Bỉ đưa bóng ra biên trên phần sân của Italia thì họ tổ chức sơ đồ 4-4-2 với ba hàng ngang phòng ngự và khối phòng ngự đó tịnh tiến ra biên. Các cầu thủ tấn công của Bỉ bị “theo dõi” trong các khoảng không giữa các hàng ngang. Lúc này, Italia tổ chức phòng ngự khu vực định hướng theo người.
Ý tổ chức phòng ngự trong trận gặp Bỉ |
Đặc biệt hơn cả, đó là Conte đã làm sống lại hình ảnh của Zona Mista với vai trò của libero vào những năm 80 của thế kỉ trước. Cách bố trí đội hình và vận hành của Conte trong các trận đấu của Italia tại Euro năm nay đã cho ta thấy điều đó. Trận đấu với Tây Ban Nha, Italia ra sân với sơ đồ 3-5-2, với Florenzi và De Sciglio là hai wing-back. Mặc dù vậy, cách vận hành nhìn chung là giống với Zona Mista với đội tuyển Italia của Bearzot (xem hình bên dưới).
Conte áp dụng sơ đồ của Italia 1982 để chống lại Tây Ban Nha |
VĨ THANH
Zona Mista được sinh ra để thay thế cho một kì quan của hệ thống chiến thuật bóng đá, đó là catenaccio. Với sức sống mãnh liệt của mình, Zona Mista đã tự trở thành một kì quan không chỉ của bóng đá Italia mà còn là của cả bóng đá thế giới. Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc, Zona Mista giống như những ngời Italia luôn biết vươn lên, thay đổi và hoàn thiện mình trong những lúc tưởng chừng là tuyệt vọng.
Với sự xuất sắc trong việc kết hợp các trường phái Zona Mista cho đội tuyển Italia, Conte xứng đáng là người truyền tiếp sức sống mới của Zona Mista cho hệ thống chiến thuật huyền thoại này.
*Bài viết có tham khảo tư liệu từ bài viết của spielverlagerung.de
AUGUSTUS (TTVN)
⇒ Theo dõi thêm thông tin về: Xem bóng đá online và lịch thi đấu bóng đá việt nam hôm nay. |