Tại sao Argentina không có cầu thủ da đen?

Tác giả Tú Nguyễn - Thứ Bảy 20/07/2024 14:41(GMT+7)

Zalo

Có một thực tế khá mỉa mai: Trong khi Enzo Fernandez và các đồng đội ở ĐT Argentina bị FIFA điều tra vì có những lời lẽ phân biệt chủng tộc nhắm đến các cầu thủ da màu của ĐT Pháp, Argentina vốn dĩ cũng là một quốc gia đa sắc tộc.

Tại sao Argentina không có cầu thủ da đen 1
 

Bằng chứng ư? Hãy nhìn vào ĐT Argentina hiện tại. Lionel Messi, Nicolas Tagliafico, Giovani Lo Celso, Paulo Dybala, Rodrigo De Paul, Angel Di Maria, Geronimo Rulli và German Pezzella đều có hộ chiếu Ý nhờ nguồn gốc của mình. Alexis Mac Allister là người gốc Ireland, còn Leandro Paredes có mẹ là người Paraguay. Ngay cả HLV Lionel Scaloni cũng có gốc gác Italy.

Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tin rằng Argentina là quốc gia da trắng. Quả thật, khi người hâm mộ theo dõi hành trình đến với chức vô địch Copa America 2024 của Argentina, một câu hỏi quen thuộc lại xuất hiện: Tại sao Argentina không có cầu thủ da đen? Trái ngược với các quốc gia Nam Mỹ khác như Brazil, Argentina dường như thiếu sự hiện diện của người da đen.

Tại sao Argentina không có cầu thủ da đen 2
 

Nhận xét này không phải là mới. Năm 2014, các nhà quan sát đã nói đùa về việc ngay cả Đức cũng có ít nhất một cầu thủ da đen, trong khi Argentina không có ai trong trận chung kết World Cup năm đó. Năm 2010, chính phủ Argentina đã công bố một cuộc điều tra dân số cho thấy chỉ có 149.493 người – ít hơn 1% dân số của đất nước – là người da đen. Đối với nhiều người, dữ liệu này như một lời xác nhận rằng Argentina thực sự là một quốc gia da trắng.

Trên thực tế, khoảng 200.000 người châu Phi bị bắt làm nô lệ đã đổ bộ lên bờ sông Rio de la Plata trong thời kỳ thuộc địa của Argentina. Đến cuối thế kỷ 18, 1/3 dân số nước này là người da đen. Điều này cho thấy không chỉ ý tưởng coi Argentina như một quốc gia da trắng là không chính xác, mà còn phản ánh quá trình “xóa sổ” người da đen của quốc gia này trong khoảng thời gian dài, nhằm tái cấu trúc lại thành phần dân số.

Người Argentina có một số giả thuyết lý giải sự vắng mặt của người da đen ở Argentina. Giả thuyết đầu tiên và phổ biến nhất là những người đàn ông da đen đã được sử dụng làm “bia đỡ đạn” trong các cuộc chiến tranh suốt thế kỷ 19, dẫn đến tỷ lệ tử vong lớn. Ví dụ, quân đội Argentina đã bắt người nô lệ chiến đấu trong các cuộc chiến giành độc lập chống lại Tây Ban Nha (1810-1819), với lời hứa sẽ được tự do sau khi phục vụ 5 năm.

Nhưng thay vì bỏ mạng trên chiến trường, nhiều người đơn giản là đã đào ngũ và chọn không trở về nơi sinh ra, như nhà sử học George Reid Andrews đã lập luận. Các cuộc điểm danh cho thấy vào năm 1829, đơn vị quân đội Cazadores số 4 của người Argentina da đen đã mất 31 binh sĩ do tử vong và 802 người do đào ngũ. Một số người trong số họ đã di chuyển lên phía bắc để tới Peru, còn những người khác trở về nhà. Dữ liệu điều tra dân số từ Buenos Aires – thành phố đông dân nhất của Argentina – cho thấy dân số gốc Phi tại đây đã tăng gấp đôi từ năm 1778 đến 1836.

Một giả thuyết khác cho rằng, do tỷ lệ tử vong cao của những người đàn ông da đen trong các cuộc chiến tranh ở thế kỷ 19, phụ nữ da đen ở Argentina không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết hôn, sống chung hoặc hình thành mối quan hệ với những người đàn ông châu Âu, dẫn dẫn đến sự biến mất của người da đen. Tình trạng hôn phối dị chủng hoặc pha trộn giữa các chủng tộc qua nhiều thế hệ được cho là đã tạo ra một quần thể dân số có màu da sáng hơn và trắng hơn. Trong câu chuyện này, phụ nữ da đen là nạn nhân của một chế độ áp bức đã chi phối mọi khía cạnh của đời sống của họ.

Nhưng các nghiên cứu gần đây hơn đã tiết lộ rằng một số phụ nữ da đen ở Argentina đã quyết định gắn bó với người da trắng, nhằm tận dụng các lợi ích mà người da trắng đem lại cho con cái và bản thân họ. Tận dụng các chính sách pháp lý khác nhau, một số phụ nữ da đen dù được sinh ra trong cảnh nô lệ lại trở thành người tự do khi qua đời và được coi là phụ nữ da trắng.

Các giả thuyết khác về sự thiếu vắng người da đen trong văn hóa Argentina tập trung vào sự bùng phát của dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sốt vàng da năm 1871. Một số người cho rằng nhiều người da đen ở Argentina không thể rời khỏi các khu vực bị nhiễm bệnh nặng ở Buenos Aires do nghèo đói và qua đời. Điều này sau đó đã bị bác bỏ, vì dữ liệu cho thấy các đợt bùng phát không giết chết người da đen với tỷ lệ cao hơn so với các nhóm dân số khác.

Tại sao Argentina không có cầu thủ da đen 3
 

Những giả thuyết về sự biến mất của người da đen ở Argentina suy cho cùng chỉ nhằm che đậy một di sản lịch sử bền vững nhất của quốc gia này.

Trên thực tế, Argentina là quê hương của nhiều người da đen trong nhiều thế kỷ – không chỉ có người nô lệ và con cháu của họ mà còn cả những người nhập cư. Người Cape Verde bắt đầu di cư đến Argentina vào thế kỷ 19 với hộ chiếu Bồ Đào Nha. Sau đó, họ nhập cư vào quốc gia này với số lượng lớn hơn trong những năm 1930 và 1940 để tìm kiếm việc làm như thủy thủ và công nhân bến cảng.  

Nhưng các nhà lãnh đạo Argentina da trắng như Domingo Faustino Sarmiento, cựu tổng thống Argentina (1868-1874) đã tạo ra một câu chuyện khác để xóa bỏ sự hiện diện của người da đen, vì ông cho rằng sự hiện đại gắn liền với làn da trắng. Sarmiento đã viết cuốn sách “Facundo: Nền văn minh và sự man rợ" (1845) mô tả “sự lạc hậu” của Argentina, cũng như những gì ông và những người khác cho là cần phải làm để trở nên “văn minh”. Ông nằm trong số những người có chung tầm nhìn về một đất nước liên kết mạnh mẽ với di sản châu Âu, thay vì châu Phi hay thổ dân da đỏ.

Argentina bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1853 trên hầu hết lãnh thổ và năm 1861 ở Buenos Aires. Với lịch sử nô lệ đã ở phía sau, các nhà lãnh đạo Argentina tập trung vào hiện đại hóa, coi châu Âu là cái nôi của văn minh và tiến bộ. Họ tin rằng để gia nhập vào hàng ngũ của Đức, Pháp và Anh, Argentina phải di dời dân số da đen của mình – cả về mặt thể chất lẫn văn hóa.

Theo nhiều cách, điều này không chỉ xảy ra ở Argentina. Quá trình “tẩy trắng dân số” đã được thử nghiệm ở hầu hết khu vực Mỹ Latinh như Brazil, Uruguay và Cuba. Tuy nhiên, câu chuyện của Argentina trở nên độc đáo, bởi họ đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh của mình như một quốc gia da trắng.


Theo Telegraph, tiền vệ Enzo Fernandez đã nhắn tin xin lỗi các đồng đội tại Chelsea sau hành động phân biệt chủng tộc.

Enzo Fernandez có thể đối mặt với án phạt cấm thi đấu 12 trận vì hành vi phân biệt chủng tộc gần đây.

Huyền thoại Hugo Lloris của Pháp đã chỉ trích bài hát gây tranh cãi của Enzo Fernandez và các cầu thủ Argentina sau khi giành chức vô địch Copa America.

Ví dụ, vào những năm 1850, triết gia chính trị và nhà ngoại giao Juan Bautista Alberdi, người có lẽ nổi tiếng nhất với câu nói “cai trị là để tạo ra dân cư” đã thúc đẩy việc nhập cư người châu Âu da trắng vào đất nước. Tổng thống Argentina Justo Jose de Urquiza (1854-1860) ủng hộ các ý tưởng của Alberdi và đưa chúng vào hiến pháp đầu tiên của đất nước. Bản sửa đổi 25 nêu rõ: “Chính phủ liên bang sẽ thúc đẩy việc nhập cư của người châu Âu.”

Trên thực tế, cựu tổng thống Sarmiento đã nhận xét vào cuối thế kỷ 19 rằng “20 năm sau, cần phải đi đến Brazil để thấy người da đen.” Ông biết rằng người da đen ở Argentina vẫn tồn tại, nhưng tin rằng đất nước sẽ không công nhận họ lâu nữa. Thành phần dân số Argentina nhanh chóng được thay đổi: 4 triệu người nhập cư châu Âu đáp lại lời kêu gọi của chính phủ để di cư từ năm 1860 đến 1914. Điều khoản đó vẫn tồn tại trong hiến pháp của Argentina đến ngày nay.

Đối với người da đen và da đỏ đã ở Argentina trước làn sóng nhập cư ồ ạt từ châu Âu, nhiều người bắt đầu xác định chiến lược trở thành người da trắng bằng cách hình thành mối quan hệ với người da trắng, nhằm tạo ra các chủng tộc có màu da nhạt hơn.

Nó bao gồm criollo (nguồn gốc tiền nhập cư, thường gắn liền với tổ tiên người Tây Ban Nha hoặc thổ dân da đỏ), morocho (màu rám nắng), pardo (màu nâu) và trigueño (màu lúa mì). Mặc dù những cách gọi này đã khiến họ trở thành “người khác”, chúng giúp họ tránh khỏi cái mác người da đen để tuân theo quy định của nhà nước.

Mặc dù đã cố gắng xóa bỏ sự hiện diện của người da đen khỏi quốc gia, người da đen ở Argentina vẫn còn và ngày càng có nhiều người gốc Phi đã di cư đến đó.

Ngày nay, những người nhập cư Cape Verde và con cháu của họ chiếm từ 12.000 đến 15.000 người và chủ yếu sống ở Buenos Aires. Vào những năm 1990 và 2000, người Tây Phi bắt đầu di cư đến Argentina với số lượng lớn hơn khi châu Âu thắt chặt luật nhập cư. Mặc dù điều tra dân số tiết lộ rằng Argentina có gần 1.900 người sinh ra ở châu Phi vào năm 2001, con số đó đã gần như tăng gấp đôi vào năm 2010. Trong 10 năm qua, những người gốc Phi từ các quốc gia Mỹ Latinh khác như Brazil, Cuba và Uruguay cũng tìm đến Argentina để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Điều này cho thấy rằng mặc dù ĐT Argentina có thể không bao gồm những người có gốc Phi (hoặc những người được coi là da đen), nhưng cũng không phải là một đội tuyển “da trắng”.

Tại sao Argentina không có cầu thủ da đen 4
 

Mặc dù Argentina đã gộp các danh mục chủng tộc trong nỗ lực để được coi là một quốc gia da trắng hiện đại, sự hiện diện của những người được mô tả là morocho phản ánh lịch sử của sự xóa bỏ người da đen và người bản địa. Morocho, một cách gọi không gây xúc phạm tiếp tục được sử dụng ở Argentina ngày nay. Thuật ngữ này đề cập đến những người có “màu da rám nắng” như một cách để phân biệt với người không có làn da trắng.    

Có lẽ morocho nổi tiếng nhất ở Argentina là huyền thoại bóng đá Diego Maradona, ngôi sao vào những năm 1980 và 1990. Nước này đã dành 3 ngày quốc tang khi ông qua đời vào tháng 11/2020. Huyền thoại không phải là người da trắng này đã trở thành gương mặt tiêu biểu của bóng đá Argentina và trớ trêu thay, của một “quốc gia da trắng”.

Nhiều cầu thủ trong đội tuyển ngày nay có thể được coi là morocho ở Argentina. Hiểu rõ lịch sử này cho thấy một Argentina đa sắc tộc hơn so với những gì nhiều người thường nghĩ đến. Nó cũng chỉ ra những nỗ lực có chủ đích để xóa bỏ và giảm thiểu sự hiện diện của người da đen, trong nỗ lực tạo ra một quốc gia mà nhiều nhà lãnh đạo nước này coi là hiện đại.

Theo Washington Post

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

X
top-arrow