World Cup 1934: Phát xít, bóng đá và Azzurri

Năm 1934, khi châu Âu vẫn đang trong quá trình khôi phục kinh tế và chính trị sau hậu quả của Thế chiến thứ nhất, Italia đã đứng ra tổ chức giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 2.

Năm 1934, khi châu Âu vẫn đang trong quá trình khôi phục kinh tế và chính trị sau hậu quả của Thế chiến thứ nhất, Italia đã đứng ra tổ chức giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 2.


Vài nét về World Cup 1934:

Thông tin chung:
Chủ nhà:
Italia
Thời gian:
27 tháng 5 đến 10 tháng 6 năm1934
Số đội: 16 (loại trực tiếp)
Địa điểm: 8 thành phố - Turin, Milan, Trieste, Genoa, Bologna, Florence, Naples, Rome.

Vị trí chung cuộc:
Vô địch:
Italia
Á quân: Tiệp Khắc
Hạng 3: Đức
Hạng 4: Áo
Vua phá lưới: Oldrich Nejedly (5 bàn)

Thống kê:
Số trận đấu:
17
Số bàn thắng: 70 (4,12 bàn/ trận)
Khán giả: 358 nghìn người (21 nghìn người/ trận)

World Cup 1934 Phat xit, bong da va Azzurri hinh anh

Logo của World Cup 1934


World Cup 1934 là lần duy nhất trong lịch sử giải đấu mà đội chủ nhà không mặc định được tham dự vòng chung kết mà phải thông qua vòng loại. Sau khi đánh bại Hy Lạp 4-0 ở lượt đi và đối thủ xin bỏ cuộc luôn, Italia đã là 1 trong 16 đại diện tới với ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới.

World Cup được tổ chức tại Italia trong thời điểm Chủ nghĩa phát xít và làn sóng tinh thần dân tộc đang lan tràn tại châu Âu. Chỉ 5 năm sau đó, Thế chiến thứ hai được khởi tranh. Nhưng ngay từ giải vô địch thế giới tại đất nước hình chiếc ủng, mầm mống chiến tranh đã được gieo xuống trên lĩnh vực bóng đá.

Italia lúc bấy giờ do nhà độc tài phát xít, Benito Mussolini, đồng minh thân thiết với Adolf Hitler của Đức và Tướng Franco của Tây Ban Nha cầm quyền. Cả 3 ông trùm này đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha sẽ diễn ra vài năm sau.

World Cup 1934 Phat xit, bong da va Azzurri hinh anh 2
Chân dung nhà độc tài Benito Mussolini

World Cup 1934 được xem là chất xúc tác để những nhà lãnh đạo quốc gia khẳng định sự thống trị của họ trên toàn thế giới. Việc lựa chọn Italia làm nước đăng cai giải đấu bị nhiều quốc gia xem như một hành động mang đậm tính chất chính trị. Các tin đồn về hăm dọa lẫn nhau, hối lộ bất hợp pháp và tham nhũng lan rộng.

Nhà vô địch World Cup đầu tiên, Uruguay cùng Anh đã từ chối tham gia World Cup 1934. Ông lớn Nam Mỹ cảm thấy bị các nước châu Âu coi thường khi tổ chức giải đấu 4 năm trước và có động thái trả đũa. Còn Anh và các nước lân cận (xứ Wales, Scotland, Bắc Ailen) lấy lý do vướng bận lịch thi đấu trong nước như một cái cớ để không đến Italia.

Một số ý kiến cho rằng việc Anh và những nước láng giềng không đến Italia chủ yếu bởi vấn đề mang tính dân tộc. Họ từng có những cuộc xung đột trực tiếp với chủ nghĩa phát xít do trùm Mussolini của đất nước nằm trên bờ Địa Trung Hải theo đuổi. 

DT Italia World Cup 1934

ĐT Italia tại World Cup 1934


Vương Quốc Anh xem British Home Championship (chỉ gồm các quốc gia lân cận) mới là chức vô địch thế giới. Vì tinh thần dân tộc, mãi cho đến năm 1950 khi World Cup tổ chức trở lại sau thế chiến, họ mới tham dự.

Charles Edward Sutcliffe, người đã thành lập Hiệp hội Trọng tài quốc tế năm 1908 từng nói: “British Home Championship với Vương quốc Anh còn quan trọng hơn World Cup diễn ra ở Italia.

Các quốc gia tham dự World Cup 1934 ở Italia cũng cực kỳ hoài nghi về chủ nhà. Nhưng tất cả không khiến cho Italia và Mussolini cảm thấy bị ảnh hưởng. Thông qua những cơ quan truyền thông thân cận, họ mỉa mai việc Anh từ chối tham dự là một “sự tách biệt rực rỡ”.

Benito Mussolini coi bong da nhu cong cu
Mussolini xem bóng đá như công cụ chính trị

Và Italia và Mussolini càng hả dạ hơn nữa khi đội tuyển của họ giành chức vô địch thế giới. Mục tiêu mang tính dài hạn của trùm phát xít khét tiếng hóa ra đã hoàn thành sớm hơn dự kiến. Từ tổ chức đến đăng quang có ý nghĩa đặc biệt đối với Mussolini và đảng của ông.

Đảng phát xít do người đàn ông có biệt danh Il Duce này được xem như sân sau cho các đồng minh bên Đức và Tây Ban Nha. Mussolini nhìn ra được bóng đá như một công cụ để thắt chặt sự đoàn kết của nhân dân trong nước và khẳng định vị thế quốc gia trên những đấu trường lớn.

Bất cứ điều gì không phải một chiến thắng sẽ là một sự đau đớn với Mussolini. Ông trùm đánh giá cao tầm quan trọng của bóng đá với triều đại mình. Trong một thời đại người ta sống cùng những rối loạn chính trị, điêu tàn lan rộng, bóng đá là thứ duy nhất bất biến.

Mussolini chính là người hướng bóng đá Italia đi theo phong cách phòng thủ chặt và thành lập giải VĐQG đầu tiên của họ: Serie A. Các sân vận động lần lượt được xây dựng tại Rome, Turin và các CLB như Milan và Napoli lần lượt ra đời. Họ đa số đều chọn lối chơi phòng ngự phản công làm chủ đạo và sau này trở thành đặc trưng của bóng đá Italia.

logo Serie A.jpg
Serie A được thành lập dưới thời Il Duce

Mussolini cực ghét thất bại và làm mọi cách để tránh phải nếm trải nó. Để giành được danh vọng thông qua các danh hiệu, nhà độc tài không ngại hối lộ các trọng tài và các quan chức trước và trong khi thi đấu. Trong trận bán kết World Cup 1934 với Áo, Italia đã giành chiến thắng nhờ bàn thắng duy nhất của Enrique Guiata.

Các phương tiện truyền thông khi đó kháo nhau rằng Mussolini đã mời trọng tài Thụy Điển, Ivan Eklind - người bắt bán kết Italia vs Áo ăn tối trước thềm trận đấu. Sau đó, không rõ tình cờ hay cố ý, chính Eklind là người điều hành trận chung kết giữa Italia vs CH Séc.

Trong bối cảnh châu Âu bị chia rẽ về chính trị, World Cup là cơ hội để Mussolini chứng minh quyền lực của mình trên thế giới, khẳng định sự thống trị với lực lượng Đồng minh. Sau khi giải bóng đá vô địch thế giới khép lại, người đứng đầu chính quyền Italia còn sai người thiết kế hẳn một chiếc cúp mang tên Coppa Del Duce lớn gấp 6 lần kích thước của cúp Jules Rimet dành cho ĐTQG.

Benito Mussolini an mung cung DT Italia

ĐT Italia ăn mừng chức vô địch World Cup 1934


Với các thành viên ĐT Italia khi đó, dưới áp lực của Mussolini, họ bị đặt vào tình thế “thắng hay là chết”. Các trụ cột như Giuseppe Meazza, Silvio Piola và Gino Colaussi lại càng chịu gánh nặng hơn nữa. Áp lực nội bộ này kéo dài từ World Cup 1934 cho tới tận năm 1942, giai đoạn mà Il Duce nắm quyền.

Ở chung kết World Cup 1934, Italia đã thắng Tiệp Khắc 2-1 trên sân Stadion Nazionale del PNF (SVĐ của Đảng Phát xít Quốc gia). Bị dẫn trước ở phút 71 nhưng 2 bàn thắng các phút 81 cuối hiệp 2 của Raimundo Orsi và phút 95 đầu hiệp phụ 1 của Angelo Schiavio đã giúp Azzurri đảo ngược tình thế.

Chiến thắng này không chỉ dành riêng cho các tuyển thủ. Đó là chiến thắng của Mussolini nói riêng và chế độ độc tài của ông nói chung. Một cái kết mơ ước cho chủ nghĩa phát xít của Italia: Khẳng định sự thống trị trên thế giới, khẳng định ý chí chiến đấu cho tới lúc chết. World Cup 1934 vì thế như một bức chiến thư hoành tráng mà Đảng Phát xít của Mussolini gửi đi khắp nơi.

Xem thêm một số bài viết khác về World Cup trên trang Bongda24h.vn:


Mạnh Hùng (Bóng đá 24h)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

World Cup 2002 và Ronaldo: Vượt qua sợ hãi

World Cup 2002 và Ronaldo: Vượt qua sợ hãi

World Cup 2002 tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng kiến phong độ đỉnh cao, đưa cái tên Ronaldo thực sự trở thành một huyền thoại. Hãy cùng đọc và chia sẻ với câu chuyện ở ngày hội bóng đá thế giới 16 năm trước do chính cựu tiền đạo người Brazil kể lại trên FourFourTwo.

Lịch sử các trận khai mạc World Cup

Lịch sử các trận khai mạc World Cup

Tối nay, trận khai mạc World Cup 2018 giữa Nga vs Saudi Arabia sẽ diễn ra. Trong lịch sử các trận khai mạc, những đội chủ nhà/ĐKVĐ được chỉ định đá trận đấu này phần lớn không có thành tích tốt.