Phép màu có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích của Andersen, nhưng nó không phải thứ giúp đội tuyển Đan Mạch đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp. Đội bóng tới từ Bắc Âu ấy chính là minh chứng cho nhận định: đừng từ bỏ khi vẫn còn cơ hội, dù cơ hội ấy không cao.
Bầu không khí của Đan Mạch tại Euro 2020 đã thay đổi hoàn toàn khi giải đấu mới chỉ diễn ra 10 phút đối với họ. 9 ngày trước, khoảnh khắc Christian Eriksen bất ngờ ngã xuống đã làm xáo trộn mọi thứ. Eriksen không chỉ là ngôi sao mà còn là bộ não trong lối chơi của đội bóng. Nhưng trên hết, anh là một đồng đội, một thành viên của cả tập thể. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, những giọt nước mắt đã rơi, có những nỗi hoảng sợ thể hiện rõ trên gương mặt. Nhưng trong cơn khốn khó, họ nắm chặt tay nhau.
Tất nhiên trong hoàn cảnh đó họ không còn tâm trí thi đấu nữa. Chứng kiến người bạn, người anh em mình trong cơn thập tử nhất sinh, trải qua những phút nghẹt thở nhất vượt xa khỏi khuôn khổ của cảm xúc thể thao, tất cả những gì mà người Đan Mạch có thể nghĩ tới là sự bình an của Eriksen. Cũng dễ hiểu khi họ để thua Phần Lan, dẫu Pierre-Emile Hojbjerg đã có cơ hội trên chấm 11m thì chúng ta cũng có thể thông cảm với pha bỏ lỡ của anh.
Lars Jacobsen, cựu tuyển thủ Đan Mạch, đã chứng kiến khoảnh khắc đó khi đang bình luận trên đài truyền hình quốc gia. Anh nói: “Tôi đã nghĩ cậu ấy đã qua đời, thực sự trong khoảnh khắc đó tôi đã nghĩ thế. Năm ngoái vợ tôi từng mất anh trai vì bị ngừng tim đột ngột. Mặc dù nhiều người trên khán đài không quen Christian ngoài đời nhưng họ cảm nhận được nỗi buồn vì đã thấy cậu ấy chơi cho Đan Mạch suốt hơn một thập kỷ. Cảm giác lúc đó như chứng kiến một thành viên trong gia đình ngã xuống vậy”.
Khó khăn đến với Đan Mạch từ sớm, nhưng họ không từ bỏ. Ảnh: Getty Images
Mọi thứ, về cơ bản, là như chống lại Đan Mạch. Việc Đan Mạch vẫn phải tiếp tục hoàn thành nốt trận đấu với Phần Lan là một điều gây tranh cãi khi họ có thể bị xử thua 0-3 nếu bỏ trận. Trong trận đấu gặp Bỉ, đoàn quân của HLV Kassper Hjulmand đã có hiệp 1 rất hay trước khi đội tuyển Bỉ có những điều chỉnh ở hiệp 2, trong đó có sự xuất hiện của Kevin De Bruyne, và cho thấy sự vượt trội về chất lượng đội hình. Hai trận thua liên tiếp cùng chỉ số phụ kém xa so với Nga và Phần Lan buộc Đan Mạch sẽ phải gồng lên ở lượt trận cuối cùng.
Nhưng Đan Mạch chưa bao giờ bỏ cuộc, kể cả trong tình thế ngặt nghèo nhất. Trước một đối thủ vừa tầm như Nga, “Những thùng thuốc nổ” hiểu họ có một cơ hội thực tế để đảo ngược tình thế. Đội bóng Bắc Âu có một trận đấu áp đảo đối thủ: kiểm soát bóng 64,6%, tung ra 16 cú dứt điểm (so với 6 của Nga), trong đó có 10 cú dứt điểm trúng mục tiêu (so với 2 của Nga) và ghi được 4 bàn.
Tất nhiên, hạn chế của Đan Mạch bộc lộ ra ở 2 cuộc đối đầu trước đó chính là khả năng kết thúc tình huống với 43 cú dứt điểm mà chỉ thu về 1 bàn thắng. Nhưng rồi trong trận đấu với Nga, họ lại ghi 2 siêu phẩm mà chỉ số bàn thắng kỳ vọng chỉ đánh giá ở mức 0,03. Điều đó một lần nữa cho thấy bóng đá thực sự khó đoán định. Và Đan Mạch còn được “biếu” thêm một bàn nữa từ sai lầm của hậu vệ Nga.
Song, những điều may mắn hay xác suất ghi bàn dù cực nhỏ trong trường hợp này không tự nhiên mà đến, nó xuất phát từ thái độ không chấp nhận buông xuôi của “những chú lính chì”. Phép màu có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích của Andersen, nhưng nó không phải thứ giúp đội tuyển Đan Mạch đi tiếp vào vòng đấu loại trực tiếp. Đội bóng tới từ Bắc Âu ấy chính là minh chứng cho nhận định: đừng từ bỏ khi vẫn còn cơ hội, dù nhỏ nhoi.
Trên The Athletic, nhà báo Morten Glinvad cho rằng sự kiện Eriksen chính là bước ngoặt làm thay đổi thái độ của người Đan Mạch với đội tuyển bóng đá quốc gia nước họ. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ năm 2008 khi các cầu thủ tẩy chay báo chí sau chiến thắng muộn trước Bồ Đào Nha ở vòng loại World Cup 2010. Hành động này của các cầu thủ là cách họ phản ứng trước những lời chỉ trích họ cho là vô cớ nhắm vào mình, nhưng theo Glinvad, nó tạo ra ấn tượng về một đội bóng khép mình, không thân thiện.
Đội tuyển Đan Mạch đã đi tiếp sau chiến thắng ấn tượng trước Nga. Ảnh: Getty Images
Đến năm 2018, do xung đột về thỏa thuận tiền bạc, các cầu thủ Đan Mạch từ chối đá giao hữu với Slovakia. Cuối cùng, một đội dự bị được tung ra để “chữa cháy” trong đó thành phần là những cầu thủ nghiệp dư và futsal. Trong mắt công chúng, các tuyển thủ Đan Mạch là những kẻ tham lam. Còn màn trình diễn trên sân cỏ của Đan Mạch suốt một thời gian dài cũng không khiến các khán giả hài lòng với lối chơi bảo thủ.
Nhưng mọi thứ có lẽ sẽ thay đổi sau kỳ Euro này. Trong nghịch cảnh, sự kiên cường của Simon Kjaer và các đồng đội đã thực sự truyền cảm hứng và làm thay đổi cái nhìn của tất cả. Khoảnh khắc khi cả hai trận đấu cuối cùng bảng B khép lại, sân Parken như nổ tung. Trên sân nhà, họ đã suýt chút nữa phải chứng kiến thảm kịch tồi tệ nhất, nhưng giờ đây tất cả là niềm vui.
Lúc này, tinh thần lại là thứ vũ khí mạnh mẽ của thầy trò Kasper Hjulmand. Tập thể mà ông dẫn dắt đã vượt qua nghịch cảnh khó khăn. Christian Eriksen cũng đã vượt qua những giờ phút sinh tử nguy nan nhất và thoát khỏi lưỡi hái tử thần, sau khi xuất viện anh tới khu tập luyện thăm các đồng đội và trở về nhà nghỉ ngơi. Nếu ngồi trước màn hình TV chứng kiến các đồng đội làm thay phần của mình, hẳn ngôi sao của Inter Milan sẽ rất vui.
Người ta nói chức vô địch Euro 1992 là sự kỳ diệu mà Đan Mạch tạo ra. Từ một đội bóng đá thay Nam Tư, trước đó các cầu thủ đang đi nghỉ mát thì nhận lệnh tập trung, họ đi tiếp trong một bảng đấu có cả Pháp và Anh, đánh bại Hà Lan trên chấm luân lưu ở bán kết và vượt qua Đức ở trận chung kết. Còn hiện tại, hành trình của Đan Mạch vẫn chưa kết thúc, nhưng nó đã đủ để truyền cảm hứng cho chúng ta về thái độ không từ bỏ, dẫu cuộc sống có ghìm chúng ta xuống tận đáy.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.