Fernando Ricksen: "Tôi vẫn còn yêu cuộc sống này nhiều lắm!" (P1)

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Sáu 10/05/2019 14:38(GMT+7)

Zalo

Fernando Ricksen, người đã từng khoác áo đội tuyển Hà Lan, mang băng đội trưởng của Rangers và đồng thời thi đấu cho những đội bóng như Fortuna Sittard, AZ Alkmaar và Zenit St Petersburg, đã bị mắc phải “bệnh neuron vận động” (MND).

Tại nhà tế bần St Andrew, nằm ở Airdrie, cách 8 dặm bên ngoài Glasgow, Fernando Ricksen đã bắt đầu thể hiện sự mệt mỏi sau khi phải trả lời hàng loạt câu hỏi bằng đôi mắt của mình trong hơn 1 tiếng đồng hồ. Khi cuộc phỏng vấn đầy cảm xúc và sâu sắc này đi đến hồi kết, Ricksen đã được hỏi rằng, liệu có bất cứ điều gì khác đặc biệt mà anh muốn đề cập đến trong bài viết này hay không.
Fernando Ricksen Tôi vẫn còn yêu cuộc sống này nhiều lắm! hình ảnh
 
Sau một khoảng thời gian im lặng ngắn ngủi trong khi cựu cầu thủ người Hà Lan phải lướt mắt qua màn hình để chọn những từ ngữ mà anh muốn chiếc voice-computer đọc giúp mình, điều mà Ricksen muốn nói là: “Đương nhiên là về vợ tôi rồi. Nói thế này, cổ sẽ cưng tôi hơn gấp nhiều lần cho xem.”
 
Một nụ cười đã xuất hiện trên gương mặt Ricksen, cùng với đó là tia sáng lấp lánh hiện lên trong đôi mắt của anh khi căn phòng tràn ngập tiếng cười. Người đàn ông 42 tuổi này rõ ràng vẫn chưa đánh mất đi sự hài hước của mình, một điều rất đáng khâm phục nếu chúng ta nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của anh: Fernando Ricksen hiện đã bước sang giai đoạn cuối của một căn bệnh vô cùng tàn khốc và nghiệt ngã.
 
Ricksen, người đã từng khoác áo đội tuyển Hà Lan, mang băng đội trưởng của Rangers và đồng thời thi đấu cho những đội bóng như Fortuna Sittard, AZ Alkmaar và Zenit St Petersburg, đã bị mắc phải “bệnh neuron vận động” (MND). Cựu cầu thủ này đã được chẩn đoán vào tháng 10 năm 2013 và người ta bảo rằng, anh chỉ còn vỏn vẹn 18 tháng để sống.
Fernando Ricksen Tôi vẫn còn yêu cuộc sống này nhiều lắm! (P1) hình ảnh 2
Ricksen, người đã từng khoác áo đội tuyển Hà Lan

Việc Ricksen vẫn còn ngồi ở đây, tiếp tục chống chọi lại với căn bệnh kia và thậm chỉ còn thoải mái đùa giỡn với mọi người, mặc dù hoàn toàn không thể nói chuyện hay di chuyển, đã nói lên tất cả mọi điều cần nói về sự can đảm và ý chí phi thường của người đàn ông này. “Có gì đặc biệt đâu, tôi chỉ đơn giản là tiếp tục ‘ đứng vững và tiến bước’ thôi mà,” Ricksen nói. “Những người chăm sóc tôi đã làm hết tất cả mọi việc rồi. Điều duy nhất tôi phải làm là ngồi yên một chỗ và bảo họ cần phải làm gì.”
 
Nguồn sống, nguồn động lực lớn nhất của Ricksen, chính là Isabella, cô con gái 6 tuổi của anh. Một bức tranh của cô bé đã được đóng khung cẩn thận và nằm ngay ngắn trên chiếc bàn đặt máy tính ở trước mặt anh, không những vậy, cô bé còn làm một việc hết sức tuyệt vời, đó là trang trí chiếc tủ quần áo của ông bố với những bức ảnh gia đình, trong chuyến đến thăm gần nhất của cô vào vài tuần trước. Phần còn lại của căn phòng chất đầy những tấm thiệp được tặng bởi những người muốn gửi đến cho anh lời cầu chúc, cùng với đó là một chiếc khăn của Rangers được treo trên giường, và một chiếc khăn của Fortuna Sittard được vắt trên chiếc ghế nằm cạnh dàn sofa hai chỗ ngồi, nơi mà cô vợ Veronika của Ricksen sẽ ngủ mỗi khi đến thăm anh. 
 
Ngôi nhà của gia đình họ nằm gần Valencia. Ricksen đã vô cùng khát khao được trở về căn nhà đó khi anh đang trong quá trình hồi phục ở bệnh viện vì kiệt sức sau một chuyến bay đến bay đến Glasgow để tham gia một sự kiện gây quỹ từ thiện vào tháng 10, nhưng với tình trạng sức khỏe hết sức tồi tệ của anh, mong muốn đó là bất khả thi. 
 
Ở Valencia, mặc dù Veronika sẵn sàng làm tất cả mọi việc để chăm sóc cho Ricksen 24/7, từ giặt giũ, thay quần áo, đến cho anh ăn, nhưng cô đâu thể mang đến sự chăm sóc y tế suốt ngày đêm mà anh cần. Nhà tế bần St Andrew, một tổ chức từ thiện được tài trợ bởi nhà nước, là giải pháp tốt nhất dành cho Ricksen trong hoàn cảnh này, và đây cũng là nơi mà anh sẽ phải dành phần còn lại của cuộc đời để sống ở đó. 
 

Isabella còn quá nhỏ để có thể hiểu hết những gì đang diễn ra với gia đình cô bé và thật sự rất đau lòng khi nghe Veronika mô tả cái cảnh tượng đã diễn ra vào cuối chuyến thăm đầu tiên của hai mẹ con ở nhà tế bần. “Chúng tôi có một chuyến bay trở về nhà vào lúc 7 giờ sáng,” Veronika kể lại. “Isabella nghĩ rằng Fernando cũng sẽ về nhà cùng chúng tôi, nên khi có người đến đón chúng tôi, con bé đã nói: ‘Tại sao chúng ta lại đi mà không có Papa?’ Cả ba chúng tôi đều đã òa khóc nức nở. Đến bây giờ, mỗi khi hai mẹ con trở về nhà, con bé vẫn thường hỏi khi nào anh ấy mới trở về và đó là phần thử thách khó khăn nhất trong cuộc đời tôi.” 
 
Veronika, một người vốn đã phải trải qua nỗi đau mất cha khi chỉ mới 6 tuổi, đã phải bất đắc dĩ kể lại cho Isabella sự thật. “Con bé nghĩ rằng cha của nó khác biệt, con bé tin anh ấy sẽ vượt qua được bệnh tật và cả nhà sẽ lại được đoàn tụ. Bây giờ, tôi thích con bé nghĩ theo cách như vậy. Tôi không muốn mọi việc trở nên quá khó khăn để chấp nhận với con bé hơn nữa, bởi vì con bé đã nhớ anh ấy rất nhiều.”
 
“Vì vậy, tôi không muốn phá vỡ niềm tin của con bé và giải thích quá sâu về những gì đang xảy ra. Con bé hiểu rằng anh ấy không thể nói chuyện và đi lại. Nhưng tôi không nghĩ có bé đã nhận ra là anh ấy sẽ chết.”
Ricksen đã phải sống với cái thực tại tàn nhẫn này trong hơn 5 năm trời. MND, một căn bệnh hiếm khi xảy ra và vô phương cứu chữa, sẽ phá hủy chức năng của dây thần kinh và cơ bắp, nó chủ yếu xuất hiện ở những người có độ tuổi 60 và 70, luôn khiến bệnh nhân cầm chắc cái chết trong tay. Cứ hai người mắc bệnh thì sẽ có một người chết trong vòng hai năm sau khi được chuẩn đoán, và cứ ba người mắc bệnh thì sẽ có một người chết trong vòng 12 tháng.  
Fernando Ricksen8
 
Mặc dù Ricksen không hề có chút thương cảm nào và cũng không có thời gian để tự thương hại bản thân – theo kiểu “tôi cảm thấy có lỗi với chính mình vì đã quá bất lực” – thế nhưng, vẫn có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn trong tâm trí anh, bao gồm cả sự tức giận. “Tôi vô cùng tức giận về căn bệnh này,” anh bộc bạch. “Tức giận vì cái sự thật là từ giờ tôi sẽ phải sống dựa hoàn toàn vào những người khác. Tôi đã không còn có thể tự mình làm bất cứ việc gì nữa. Tôi cảm thấy quá tuyệt vọng.” 
 
Ngồi thẳng trên giường bệnh với những chiếc gối đỡ ở cổ, Ricksen thường phải mất vài phút để hoàn thành mỗi câu trả lời của anh trên chiếc speech-computer, thứ mà anh đã phải hoàn toàn dựa vào để có thể giao tiếp với người khác. Mắt anh hoạt động như một con chuột máy tính và cho phép anh gửi tin nhắn qua WhatsApp, lướt web và “nói” những gì mà anh nghĩ. Đó là một cảnh tượng không thể tin được. 
 
Khi được hỏi rằng liệu có khi nào anh cảm thấy sợ hãi không, Ricksen đã trả lời: “Khó nói lắm. Tôi không hề sợ chết. Nhưng mỗi khi tôi không thể thở vì MND, tôi cảm thấy rất sợ hãi. Vâng, chính xác thì tôi cảm thấy sợ mỗi khi bị nghẹt thở.”
Fernando Ricksen4
Fernando Ricksen trong quá khứ và bây giờ
Mặc dù đặt rất nhiều hình ảnh liên quan đến tôn giáo trong căn phòng của mình, nhưng Ricksen thừa nhận rằng, anh đã không còn muốn đặt niềm tin vào Chúa nữa. “Tôi tôn trọng quan điểm, đức tin của mọi người. Nhưng với cá nhân tôi, tôi không còn muốn dính dáng gì với tôn giáo nữa, đặc biệt là sau khi được chuẩn đoán đã mắc phải căn bệnh khốn nạn này,” anh nói. “Tôi không nghĩ một vị Chúa lại có thể ‘tặng’ cái thứ này cho bất kì ai.”
 
Với sự ngay thẳng và sáng suốt trong suy nghĩ của mình, Ricksen luôn vui vẻ khi thảo luận về bất cứ chủ đề nào, bao gồm cả “an tử”, một việc làm được xem là hợp pháp ở Hà Lan và cho phép những người bị chuẩn đoán mắc phải các căn bệnh nan y có thể được giải thoát khỏi những đau đớn và nhận một cái chết êm ái. “Tôi hiểu vì sao những người khác muốn đi đến con đường đó, nhưng tôi tuyệt đối sẽ không như vậy. Tôi vẫn còn yêu cuộc sống này nhiều lắm, tôi chưa sẵn sàng để chết đâu.”
 
Sự hăng hái, say mê của Ricksen đối với cuộc sống và tinh thần không chịu đầu hàng của anh trước MND, lại là những phẩm chất không mấy xa lạ đối với những người hiểu rõ anh trong tư cách là một cầu thủ bóng đá. Ricksen là một chiến binh trên sân cỏ và luôn thi đấu hết mình với sự máu lửa và quyết tâm luôn ở mức cao nhất.
Fernando Ricksen3
Fernando Ricksen và Ronaldo
Trong Fighting Spirit, cuốn tự truyện của Ricksen, được viết ngay trước khi anh bị chuẩn đoán là đã mắc MND, cựu cầu thủ người Hà Lan thừa nhận rằng anh “muốn rock and roll cả đêm và tiệc tùng mỗi ngảy”. Anh đã sống cuồng sống vội, tiêu tiền như nước và, như chính Ricksen đã tiết lộ, anh “đã hơi sa đà quá trớn vào rượu, chất kích thích và gái.”
 
Khi còn thi đấu trong vai trò hậu vệ phải, Ricksen cũng đã trải qua một sự nghiệp đáng tự hào. Anh giành được 7 danh hiệu trong màu áo Rangers và 4 danh hiệu khác khi đầu quân cho Zenit. Đối với sự nghiệp ở đội tuyển quốc gia, anh gần như chắc chắn đã được ra sân hơn 12 trận nếu không có chuyện say mèm trong một câu lạc bộ thoát y ở Minsk vào năm 2003, sau trận thắng Belarus 2-0, để rồi kết thúc bằng việc đá hỏng hai cánh cửa phòng ở khách sạn.

Chuyện là khi đó, Ricksen đang tìm cách “lết” về phòng của mình, thế nhưng đã đi nhầm sang phòng của Van Nistelrooy và khiến cánh cửa phòng của tiền đạo người Hà Lan trật ra khỏi bản lề, trước khi tiếp tục làm điều đó với cánh cửa phòng của mình. Sáng hôm sau, Ricksen đã kịp thu dọn đồ đạc để lên xe buýt cùng cả đội, nhưng kể từ ngày hôm đó, anh đã không còn được triệu tập lên đội tuyển quốc gia thêm một ngày nào nữa.
 
Đó là một trong rất nhiều câu chuyện liên quan đến Ricksen và rượu trong suốt quãng sự nghiệp cầu thủ của anh, cũng như giải thích rõ lý do vì sao một số người ở Hà Lan cho rằng anh đã uống rượu trở lại sau khi chứng kiến cựu cầu thủ này khó khăn phát âm từng chữ một trong một chương trình truyền hình trực tiếp ra mắt cuốn tự truyện của anh vào tháng 10 năm 2013. Sau một vài câu hỏi, người dẫn chương trình đã hỏi Ricksen rằng tại sao anh lại nói chuyện chậm đến vậy. Vượt qua tất cả những cảm xúc đang vô cùng rối rắm trong đầu, Ricksen quyết định công bố sự thật, rằng anh vừa được chuẩn đoán là đã mắc MND. 
 
Vincent de Vries, ghostwriter của Ricksen và đồng thời cũng là bạn thân của anh, đã có mặt vào ngày hôm đó. “10 giây đầu tiên, bạn đã thấy trên twitter những dòng công kích, chế giễu kiểu như: ‘Nhìn gã đó đi, hắn vẫn chỉ là một gã nát rượu thôi,’Thế nhưng, sau khi Fernando công bố: ‘Tôi đã bị MND,’ mọi chuyện lại hoàn toàn thay đổi. Họ bắt đầu tung hô, ca ngợi cậu ấy như một người hùng,” de Vries kể lại. “Đó đã được xem là ‘khoảnh khắc của năm’ trên truyền hình ở Hà Lan.”
 
Hình ảnh có liên quan

Ricksen từ chối xem bản thân mình như một nhân vật truyền cảm hứng và tin rằng đó chỉ là một chi tiết nhỏ đã thay đổi cái cách mà công chúng nhìn nhận và đánh giá về anh, cũng như những gì mà anh tự cảm nhận về bản thân mình ở hiện tại. “Hồi đó, người ta nghĩ tôi là một thằng điên. Còn bây giờ, tôi cho rằng họ nghĩ tôi là một thằng điên bị MND.”
 
(còn nữa)
 
Lược dịch từ bài phỏng vấn của Stuart James với Fernando Ricksen, được đăng tải trên The Guardian.
 
Link bài gốc: https://www.theguardian.com/football/2019/mar/01/fernando-ricksen-rangers-netherlands-motor-neurone-disease

NAM KHÁNH (TTVN)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

X
top-arrow