Mùa hè năm ngoái, khi phải đối diện với rất nhiều vấn đề - khủng hoảng kinh tế, đội hình già nua, áp lực chính trị, thất bại 2-8 trước Bayern Munich - Barcelona quyết định loại bỏ chân sút ghi nhiều bàn thắng thứ 3 trong lịch sử CLB và đồng thời là người hưởng lương cao thứ 2 trong đội, một người phải vật lộn với cái đầu gối có vấn đề, tốc độ và phong độ đã sa sút, một người mà ban lãnh đạo muốn tách ra khỏi Messi.
L
“Điên rồ” là cách Lionel Messi gọi về sự việc này, nhưng ngay cả anh cũng không tưởng tượng được nó lại điên như thế.
Một ngày thứ 6 của tháng 9, Messi bước vào phòng thay đồ ở khu tập luyện San Joan Despi của Barcelona và hoàn toàn bị “đánh gục”. Sau 6 năm, người bạn thân nhất của anh sẽ không còn ở đây nữa, và anh gửi cho người bạn mình một tin nhắn. “Thật lạ khi thấy cậu trong màu áo khác”, Messi chia sẻ 2 ngày sau khi biết cảm giác kỳ lạ ấy ra sao khi Luis Suarez có trận ra mắt trong màu áo Atletico Madrid. Vào sân từ ghế dự bị trong cuộc chạm trán Granada, 90 giây sau, Suarez đã có 1 đường kiến tạo. Kết thúc 90 phút, anh có 2 pha lập công.
Một điều gì đó đã bắt đầu. Suarez ghi 16 bàn trong 17 lần ra sân, tức là trung bình 82 phút là có 1 bàn. Anh đã ghi số bàn thắng nhiều hơn bất cứ cầu thủ Atletico nào ở mùa trước và hiện dẫn đầu danh sách vua phá lưới LaLiga. Anh đã ghi bàn trong 11 trận đấu khác nhau và trực tiếp mang về 12 điểm, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào ở Tây Ban Nha: số điểm giúp Atletico dẫn đầu bảng xếp hạng với 5 điểm nhiều hơn đội bám đuổi trong khi còn 2 trận chưa đấu. Ở thế kỷ này, không tân binh nào lại có khởi đầu tốt hơn thế.
Đây quả thực là thành tích quá tốt với một thương vụ chuyển nhượng tự do. “Tôi không hiểu sao Barcelona lại để anh ấy ra đi”, Diego Costa nói sau trận thắng Granada và cứ mỗi tuần trôi qua, người ta lại hỏi lại câu hỏi của tiền đạo Tây Ban Nha.
Diego Forlan thì bày tỏ: “Barcelona đã phạm sai lầm: dù không biết gì về bóng đá đi chăng nữa, bạn cũng biết khả năng của cậu ấy vẫn rất tốt”.
Người đồng đội Angel Correa nhận xét: “Anh ấy là một tiền đạo đáng kinh ngạc, chỉ cần cho anh ấy nửa cơ hội thôi, bóng cũng sẽ vào lưới. Quá khó hiểu vì sao Barcelona lại để một số 9 như anh ấy ra đi”.
Còn Jan Oblak cũng nhấn mạnh quan điểm tương tự: “Tôi ngạc nhiên vì Barcelona lại để anh ấy ra đi và ngạc nhiên khi họ để anh ấy tới Atletico”.
Đây không chỉ là một sự giải phóng mà đúng hơn là cuộc đào thải. “Cậu xứng đáng rời đi với tư cách một trong những cầu thủ quan trọng nhất lịch sử CLB chứ không phải cách họ đá cậu đi”, Messi chia sẻ. Suarez khẳng định các cầu thủ phải chấp nhận điều này khi thời gian đã hết, song cách mà quãng thời gian của anh ở Camp Nou đi đến hồi kết lại gây nên nhiều sự phẫn nộ và tổn thương. Anh cảm thấy những gì mình làm được đã bị lãng quên một cách nhanh chóng và sử dụng từ “desprecio” (khinh thường) để miêu tả cách CLB đối xử với anh. Điều đó thôi thúc anh đi.
“Quả thực quá tồi tệ, tuy nhiên khi ấy họ bị bóp nghẹt bởi quỹ lương”, Iago Aspas của Celta chia sẻ vào tuần trước, trước thềm cuộc chạm trán với đồng đội cũ tại Liveprool. Nhưng xét về lợi ích kinh tế là rất ít, không hề có sự cứu vãn nào khi để Suarez ra đi và xét trên khía cạnh thể thao thì thực sự là thảm họa. Không hẳn vì anh đã đi - đây lại là cuộc tranh luận khác và nhiều hâm mộ vẫn coi việc để tiền đạo người Uruguay rời khỏi Barca là quyết định đúng đắn - mà vấn đề nằm ở điểm đến.
“Đối với tôi, những điều họ đã làm thật điên rồ. Cậu ấy ra đi tự do, chúng tôi chấm dứt hợp đồng và trả tiền cho cậu ấy và cậu ấy đến một đội cạnh tranh những mục tiêu giống chúng tôi”, Messi bày tỏ sự thất vọng.
Suarez gia nhập Atletico không nằm trong kế hoạch của Barca nhưng đó là quyết định có thể khiến họ trả giá bằng chức vô địch LaLiga. Anh đã ghi nhiều bàn thắng hơn Antoine Griezmann, Ansu Fati, Ousmane Dembele, Martin Braithwaite và Francisco Trincao cộng lại, đóng góp của anh giúp Atletico đang có nhiều hơn đội bóng cũ 8 điểm trong khi đá ít hơn 1 trận.
Trường hợp của Suarez không phải chưa từng xảy ra trong quá khứ. Năm 2013, David Villa rời Barcelona và gia nhập Atletico tự do. Cuối mùa giải, anh giành chức vô địch quốc gia trong chính cuộc chạm trán Barca ngay tại Camp Nou.
Mùa hè năm ngoái, khi phải đối diện với rất nhiều vấn đề - khủng hoảng kinh tế, đội hình già nua, áp lực chính trị, thất bại 2-8 trước Bayern Munich - Barcelona quyết định loại bỏ chân sút ghi nhiều bàn thắng thứ 3 trong lịch sử CLB và đồng thời là người hưởng lương cao thứ 2 trong đội, một người phải vật lộn với cái đầu gối có vấn đề, tốc độ và phong độ đã sa sút, một người mà ban lãnh đạo muốn tách ra khỏi Messi.
Suarez biết thừa kế hoạch đó, thậm chí anh còn công khai kêu gọi ban lãnh đạo hãy nói chuyện với mình một cách thẳng thắn. Khi mọi thứ được chốt, cuộc điện thoại mà Suarez được thông báo anh sẽ phải rời đi diễn ra ngắn gọn và thẳng thừng trong vỏn vẹn 1 phút.
Quyết định được đưa ra bởi ban lãnh đạo CLB, tân HLV Ronald Koeman khẳng định “Tôi không phải người xấu trong bộ phim này. Tuy nhiên chiến lược gia người Hà Lan là người thông báo tin tức, đóng vai trò đao phủ thực thi mệnh lệnh và muốn tìm kiếm một phong cách mới cho đội bằng những cầu thủ cơ động, trẻ trung hơn.
Suarez lắng nghe nhưng không nói nhiều. Anh không yêu cầu một lời giải thích và cũng không nhận được lời giải thích nào. Ổn thôi, anh trả lời như vậy. Song ban lãnh đạo phải tìm cách khắc phục tình trạng hợp đồng của ngôi sao Uruguay. Nếu anh rời đi như cách họ nói, anh sẽ hành động dựa trên các điều khoản với tư cách cầu thủ tự do.
Suarez cũng không nói chuyện với chủ tịch Josep Maria Bartomeu. Anh được thông báo là sẽ không phải tập. Rõ ràng không gì có thể ngăn Suarez nói: “OK, tôi sẽ ở lại, các ông phải trả lương”. Và không phải là anh không thể thi đấu. Koeman từng gợi ra một cách công khai điều đó.
Tuy nhiên ban lãnh đạo Barcelona rất cương quyết: đã đến lúc Suarez phải đi và anh nghi ngờ sẽ có điều sai trái sẽ xảy ra với anh. Sự tự tôn cũng thúc giục anh rời bỏ. Chính vì vậy, các luật sư của Suarez và phía Barca bắt đầu đàm phán.
Barcelona bắt đầu gọi điện cho các nơi, trong đó bao gồm cả Juventus. Thông qua một người bạn chung, Barca liên hệ với Andrea Berta - giám đốc thể thao Atletico. Diego Simeone từ lâu đã thích Suarez. Vài năm trước ông từng bày tỏ: “Tôi không thể có từ ngữ xấu nào để nói về Suarez”. Ông mô tả tiền đạo Uruguay là “xuất sắc, dữ dội, đặc biệt, mạnh mẽ, mãnh liệt và năng nổ”. Và chiến lược gia Argentina gọi Suarez là “Số 9 thuần túy nhất mà một đội có thể sở hữu”.
Lúc này họ đang có anh. Tiền đạo 34 tuổi không muốn rời Tây Ban Nha và anh nhanh chóng kết nối được với Simeone. “Nhiều người nói tôi không thể thi đấu ở phong độ cao nhất nữa nhưng ông ấy tin tôi”, Suarez chia sẻ trên Onda Cero. Đến lúc này có thể nói Simeone đã đúng. Nhưng trước hết phải nói rằng Barcelona đã quyết tâm để Suarez đi.
Ngày 21 tháng 9 năm ngoái, một thỏa thuận được ký kết để hủy bỏ hợp đồng của Suarez. Trong thỏa thuận ấy có danh sách các CLB Suarez không được phép gia nhập nhưng không hề có Atletico trong đó, khả năng mà không ai ngờ tới.
Vào lúc 11 giờ, khi truyền thông đề cập đến chúng, Bartomeu hoảng sợ và phủ nhận. Nhưng trong bước đường cùng, Bartomeu nghĩ rằng nếu có điều gì tệ hơn việc Suarez gia nhập Atletico thì đó là anh ở lại và nói cho cả thế giới biết chính xác lý do, giống như Messi đã làm.
Một thỏa thuận đạt được đã giúp Barca có thể giữ thể diện và Atletico có được người họ cần. Suarez hủy bỏ hợp đồng. Thương vụ không hề có phí chuyển nhượng nhưng Atletico đồng ý trả số tiền liên quan đến phong độ vào cuối mỗi mùa giải (kéo dài 2 mùa). Họ sẽ phải chi tối đa 6 triệu euro. Tin tốt - nếu có thể gọi như vậy - là tiền đạo 34 tuổi đang thi đấu tốt đáp ứng được những tiêu chí như thế và một phần nhờ vào vị HLV trưởng đã thuyết phục anh.
Suarez bày tỏ: “Tôi hạnh phúc khi cảm thấy mình có giá trị ở đây. Mọi người nghĩ thi đấu cho Barcelona và ghi 20 bàn dễ lắm. Không, không hề dễ chút nào. Thật tuyệt khi có thể thể hiện giá trị mà tôi đã đóng góp, rằng tôi có thể thi đấu ở đẳng cấp cao chứ không chỉ bởi tôi từng khoác áo Barcelona cùng cầu thủ xuất sắc nhất thế giới”.
Suarez năm nay 34 tuổi và đôi khi anh lại nghĩ về điều đó. Song, bạn có thể bị tuổi tác đánh lừa đấy. Hãy quan sát những hành động của Suarez khi không có bóng, có thể trông anh cứng nhắc, tập tễnh giống như đi bộ mà bị đau. Nhưng lúc đó anh đang quan sát, chờ đợi, di chuyển vào vị trí.
Sau đó, anh quan sát bóng chuyển động và lập tức hành động, trước hết là lấy đà sẵn sàng dứt điểm. Đôi chân anh không quá nhanh nhưng suy nghĩ của anh thì cực kỳ nhạy bén. Anh có thể biết được hướng đi của trái bóng, có thể không làm gì nhưng sau đó làm điều quan trọng nhất. Mỗi hành động của anh đều không thừa thãi chút nào.
Gần đây, HLV Ronald Koeman được hỏi rằng liệu việc trả tiền để Suarez ra đi và anh đưa Atletico lên đầu bảng xếp hạng có phải một trong những sai lầm lớn nhất lịch sử hay không. “Hãy chỉ hỏi tôi khi cậu ấy ghi bàn mà thôi”, chiến lược gia Hà Lan trả lời và cách trả lời ấy là lý do tại sao ông lại thường xuyên nhận được câu hỏi như thế. Với những người nghĩ sự nghiệp của Suarez đã hết, hàng tuần họ được nhắc nhở về ngọn lửa trong anh.
Những con số thống kê và những bàn thắng chỉ là một phần nhỏ. Vấn đề chính là khả năng lãnh đạo, lòng quyết tâm và thái độ. “Tinh thần chiến binh” là cụm từ mà Costa sử dụng để mô tả đồng đội cũ. Đó còn là khả năng nhận thức và kỹ thuật, sự tinh tế và thông minh - những phẩm chất của Suarez đôi khi bị bỏ qua. Đó là khả năng chuyền bóng, kiểm soát, tạo cơ hội cho đồng đội. Bên cạnh 198 bàn thắng cho Barcelona thì anh đã có 98 kiến tạo.
Có Suarez, phong cách của Atletico đã thay đổi: kiểm soát nhiều hơn, dâng cao hơn. Như HLV Simeone khẳng định: “Toàn bộ xuất phát từ sự hiện diện của Suarez”. Đôi trưởng Koke nói: “Chúng tôi đã thay đổi triệt để và cậu ấy quá phù hợp với chúng tôi”. Còn Joao Felix thì gọi đồng đội mới là “hoàn hảo”.
Tiếng nói của Suarez vang vọng nhất trong các sân vận động không khán giả. Đôi khi anh không hô lên mà hét, thậm chí là quát để chỉ đạo đồng đội. Có những lần anh chỉ đạo: không phải nơi anh muốn bóng mà là nơi đồng đội khác phải di chuyển vào nếu họ không biết. Anh chỉ đạo lối chơi, nghe như một bình luận viên nói mà âm thanh của ông đến trước cả hình ảnh. Bàn thắng vào lưới Elche là sản phẩm từ sự chỉ đạo của Suarez: anh nói cho đồng đội từng bước di chuyển, từng đường chuyền cho đến khoảnh khắc cuối cùng khi anh đưa bóng vào lưới.
“Khả năng lãnh đạo, uy lực của cậu ấy luôn có trong lối chơi và được sử dụng một cách thông minh”, HLV Simeone nhận xét. Sự hiệu quả cũng vậy: 16 bàn thắng của anh đến từ 22 cú dứt điểm trúng đích.
Và tất cả được thực hiện ở tuổi 34, ngay cả khi những người thân của anh cũng tự hỏi liệu hành trình của anh sắp kết thúc hay chưa. Suarez thừa nhận anh không nghĩ mọi thứ diễn ra tốt đẹp như vậy và biết có thể nó sẽ không tiếp tục như thế nào. Đây là khởi đầu tốt hơn bất cứ CLB cũ nào của anh, tốt đến mức Simeone tự hỏi liệu chân sút Uruguay có phải bản hợp đồng tốt nhất ở Atletico được thực hiện dưới thời ông hay không.
“Tôi không thể ngừng nghĩ về những tranh luận như thế, song cậu ấy thực sự phi thường và chúng tôi hạnh phúc khi có cậu ấy trong đội”, chiến lược gia Argentina bày tỏ.
Dịch từ bài viết “The story behind Barcelona's disastrous rejection of Luis Suárez” của tác giả Sid Lowe trên The Guardian.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.