Mùa giải Premier League 2019/20 không thể hủy bỏ bất chấp đại dịch Covid-19

Tác giả Elflaco - Thứ Năm 19/03/2020 10:08(GMT+7)

Zalo

Premier League, như tất cả các giải VĐQG hàng đầu châu Âu khác đều đã kí một bản cam kết đảm bảo với UEFA rằng, mùa giải 2019/20 bằng bất kì giá nào cũng phải kết thúc trước ngày 30/6 năm nay. Cuộc họp của Premier League, EFL với các CLB thành viên của tất cả các hạng đấu chuyên nghiệp Anh sẽ diễn ra sắp tới đây, để đi tới phương án khả dĩ nhất cho phần-còn-lại-mùa-giải trong nghịch cảnh hiện tại.

VCK EURO sẽ phải rời sang năm sau (2021), hai giải đấu hàng đầu cấp CLB châu Âu, Champions League và Europa League, sẽ được tổ chức với mật độ dầy hơn trong thời gian tới khi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 được khắc chế. Đó là những quyết định quan trọng nhất trong cuộc họp trực tuyến giữa UEFA và các LĐBĐ thành viên vào chiều qua ngày 17/3.

 
Premier League 201920 không thể hủy bỏ bất chấp Covid-19 hình ảnh
Euro 2020 sẽ được dời sang hè 2021. Ảnh: PA.
Premier League, như tất cả các giải VĐQG hàng đầu châu Âu khác đều đã kí một bản cam kết đảm bảo với UEFA rằng, mùa giải 2019/20 bằng bất kì giá nào cũng phải kết thúc trước ngày 30/6 năm nay. Cuộc họp của Premier League, EFL với các CLB thành viên của tất cả các hạng đấu chuyên nghiệp Anh sẽ diễn ra sắp tới đây, để đi tới phương án khả dĩ nhất cho phần-còn-lại-mùa-giải trong nghịch cảnh hiện tại.
 
Dĩ nhiên, trong những ngày này, tranh cãi trên các diễn đàn bóng đá về kịch bản nào có thể là tốt nhất cho mùa giải Premier League 2019/20 (cũng như các hạng đấu khác) chẳng thể đi tới được một sự thống nhất chung. Việc trao danh hiệu sớm cho Liverpool, có phía đồng thuận có bên phản đối. Việc hủy bỏ mùa giải này cũng rơi vào tình trạng tương tự.
 
Nhưng nếu như chuyện trao cúp hay không cho Liverpool là chủ đề được bàn luận nhiều nhất thì có một thực tế là nếu mùa giải bóng đá Anh 2019/20 không thể tiếp tục diễn ra thì phía phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, chắc chắn không phải là nhóm các CLB hàng đầu. 

Premier League 201920 không thể hủy bỏ bất chấp Covid-19 hình ảnh
Mùa giải Premier League 2019/20 không thể hủy bỏ bất chấp đại dịch covid-19
Nửa sau BXH Premier League, đặc biệt là nhóm 6 CLB xếp cuối đang đua tranh suất trụ hạng, mới đang ở vào tình cảnh ngặt nghèo. Và còn nữa, ít nhất 12 CLB Championship, tức phân nửa số đội của giải hạng Nhất Anh, đang “đá chết bỏ” để tìm đường thăng hạng. Hủy bỏ kết quả mùa giải này là điều không thể, bởi đó là sự bất công quá lớn, đặc biệt là với nhóm 18 CLB nêu trên – những cái tên đang “đặt cược” vận mệnh của mình vào một canh bạc tài chính khủng.
 
Một suất tham dự Premier League, cụ thể là mùa giải tới 2020/21 có “giá” 170 triệu bảng, đó là doanh thu từ các nguồn bản quyền truyền hình, tiền thưởng từ giải đấu (…) đối với một CLB thành viên của Premier League. Nếu phải xuống hạng, mỗi CLB (trong 3 đội xuống hạng) sẽ nhận được một khoản “hỗ trợ” 42,6 triệu bảng – không hề nhỏ - nhưng rõ ràng chẳng thể so được với doanh thu kì vọng mất đi nếu không thể ở lại Premier League.
 
Để tiện so sánh, một CLB hàng đầu ở giải Championship chỉ có thể thu về tối đa 7 triệu bảng từ nguồn chia bản quyền truyền hình phát sóng các trận đấu của họ ở mùa giải đang diễn ra. Đấy là lý do tại sao, việc hủy bỏ kết quả mùa giải 2019/20, bao gồm cả trận chung kết play-off thăng hạng sẽ là quyết định gây tổn hại khủng khiếp cho những Leeds, West Brom, Fulham, Brentford, Nottingham và ít nhất 6-7 CLB đang đứng phía sau họ trên BXH Championship. 
 
Giấc mơ thăng hạng bất thành của các cầu thủ, của người hâm mộ, những khoản đầu tư khủng cho chiến dịch tìm đường trở lại Premier League trở nên vô nghĩa và kéo theo đó là những hậu quả nặng nề của việc không thể lên hạng, hoàn toàn có thể nhấn chìm nhóm những CLB hàng đầu Championship xuống vũng lầy khủng hoảng.
 
Premier League từ lâu đã là một giải đấu sặc mùi tiền. Nhưng tiền, rất nhiều tiền vốn chỉ tập trung cho những cái tên đứng đầu “chuỗi thức ăn”. Khoảng cách giữa Premier League và Championship vốn đã rất lớn, chưa nói tới “hố sâu” khủng khiếp giữa 2 hạng đấu cao nhất của bóng đá Anh với phần còn lại, đặc biệt là những CLB ở cuối của “chuỗi thức ăn”.

Bury bi xoa so khoi EFL, Bolton thoat khoi bo vuc cua su diet vong: Cau chuyen ve mat toi cua nen bong da Anh
Bury bị xóa sổ khỏi EFL, Bolton thoát khỏi bờ vực của sự diệt vong
Những gì mà Bolton phải đối mặt trong tháng 8 năm ngoái, “cái chết” của Bury là bằng chứng rõ ràng hơn bao giờ.
 
Theo Mark Catlin, giám đốc điều hành Portsmouth, ảnh hưởng của đại dịch Coronavirus và việc cuộc sống bóng đá ở Anh bị đình trệ, chưa nói đến chuyện mùa giải có nguy cơ phải hủy bỏ, đã và đang tàn phá nặng nề các CLB ở League One và League Two. Chủ sở hữu Accrington Stanley – Andy Holt cho rằng Covid-19 có thể “quét sạch” phân nửa số người hâm mộ của CLB. “Có những điều quan trọng hơn khiến chung ta buộc phải âu lo vào thời điểm này” – Holt.
 
“Bạn có thể kiếm được tối thiểu 170 triệu bảng nếu góp mặt ở Premier League” – một phần thưởng siêu cấp và dĩ nhiên, nó đòi hỏi các CLB ở Championship phải dấn thân vào canh bạc liều lĩnh. Với một số đội bóng, đó là cuộc chơi được ăn cả ngã về không!
 
Stoke City là một ví dụ. Sau khi xuống hạng Premier League Hè 2018, CLB này đã đổ rất nhiều tiền, phân nửa là từ các khoản vay ngắn hạng (1 năm) và trung hạn để quyết tâm tìm đường trở lại “thiên đường” ngay lập tức. Stoke City thất bại trong canh bạc này và hiện đang đứng ở nửa sau BXH Championship 2019/20. Bất chấp đã tạm qua nỗi lo rớt thêm một hạng đấu nữa thì giấc mơ thăng hạng Premier League giờ đã ở xa tầm tay với của Stoke, trong khi sức ép phải giải quyết các khoản nợ vay thì ngày càng lớn.
 
Có những CLB đã thắng “canh bạc” này như Newcastle. Nhưng có những CLB đã thua “chổng vó”. Ngay như Aston Villa – đội lên hạng sau khi thắng trận chung kết play-off năm ngoái cũng phải chờ tới 3 năm. Sự chênh lệch khủng khiếp về nguồn thu từ bản quyền truyền hình giữa Premier League và Championship, thứ không tồn tại ở bất kì giải đấu nào khác, buộc các CLB có tham vọng không-thể-không-đánh-bạc.
 
Trận chung kết play-off thăng hạng Premier League thường được gán cho danh xưng “Trận cầu đắt giá nhất Thế giới”. Và thực tế, đúng là như vậy. Không một trận chung kết nào mà sự khác biệt về tiền bạc giữa người thắng và kẻ bại cách xa nhau đến thế. Chung kết Champions League chẳng hạn, nhà vô địch chỉ nhận nhiều hơn Á quân khoảng 6 triệu bảng. Còn với trường hợp của Aston Villa, đội thắng ở trận chung kết play-off thăng hạng năm ngoái, họ “cầm chắc” 170 triệu bảng. Và kẻ thất bại, Derby County, chẳng có gì hết, ngoài sự thất vọng!
 
Hậu quả của việc xuống hạng là vô cùng thảm khốc. Stoke, Swansea và Sunderland, cứ hỏi họ, bạn sẽ có câu trả lời. Và việc mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn không thể đạt được mục tiêu thăng hạng Premier League, sẽ là điểm khởi đầu cho khủng hoảng!
 
Aston Villa đã chi tới 140 triệu bảng cho việc mua cầu thủ mới ở kì chuyển nhượng Hè 2019 sau khi có suất đá Premier League. 1 năm trước đó, Fulham khi lên hạng cũng tiêu tốn 100 triệu bảng cho hoạt động chuyển nhượng. Fulham đã rớt hạng trở lại Championship chỉ sau 1 mùa. Còn Aston Villa hiện tại cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tương tự.

Jack Grealish: Than dong Aston Villa da thuc su truong thanh3
Jack Grealish: Thần đồng Aston Villa
Khác với nhóm các CLB hàng đầu, mô hình tài chính của nhóm các CLB bấp bênh giữa trụ hang- xuống hạng là đặc biệt thiếu cân đối. Một ví dụ đến từ Bournemouth, đội đã bám trụ thành công ở Premier League vài mùa qua nhưng giờ đang trong “vùng nguy hiểm”. Doanh thu từ bản quyền truyền hình và tiển thưởng từ Premier League mùa trước của Bournemouth là 119 triệu bảng, chiếm 89% tổng doanh thu cả CLB. Và 89% trong số 119 triệu bảng này – 102 triệu – là dùng để chi trả lương cho cầu thủ. Nếu Bournemouth xuống hạng cuối mùa này, họ chắc chắn rơi vào tình cảnh bi đát!
 
Sự khác biệt giữa vị trí thứ 17 (trụ hạng) và 18 (xuống hạng) ở Premier League cũng hệt như câu chuyện kẻ thắng-người bại ở trận chung kết play-off. Là một li cách biệt giữa đỉnh cao và vực sâu, giữa thiên đường và địa ngục.
 
Đấy là lý do tại sao, khác với Italia, Tây Ban Nha hay Đức, mùa giải bóng đá Anh không thể hủy bỏ, bằng bất kì giá nào, bất chấp tình hình covid-19 tại “xứ sương mù” vẫn chưa tới đỉnh dịch. Quãng thời gian 2 tuần không bóng đá vì ảnh hưởng của đại dịch này, vì thế, không chỉ là chuyện thảo luận xem đâu là phương án tốt nhất cho phần còn lại của mùa giải 2019/20, mà còn lại là tìm hướng đi cho việc giải quyết “hố sâu” khủng khiếp giữa phần thưởng cho người chiến thắng (trụ hạng/lên hạng) và cái giá phải trả đối với kẻ thất bại.
 
Bởi đó mới chính là thứ “virus” nguy hiểm nhất đối với bóng đá Anh, hơn cả covid-19!

Lược dịch từ: Reward for success and cost of failure is too extreme in English football – Oliver Kay (The Athletic)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow