Mô hình pressing của người Đức không nguyên khối, nhưng sự ảnh hưởng mà các nhánh khác nhau của nó tạo nên là rất lớn và vô cùng sâu sắc. Những điều Guardiola từng làm tại Barcelona là cực kỳ cấp tiến, nhưng bóng đá cũng đã phát triển không ngừng. 10 năm đã trôi qua và nhà cầm quân người Catalonia chẳng còn đứng ở vị thế tiên phong nữa.
Giờ đây, với những cầu thủ nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, các nhà đương kim vô địch sẽ có thể tiếp tục khai thác những nhược điểm của thầy trò Pep Guardiola, một đội bóng đang trở nên suy yếu về khả năng đánh chặn những đường chuyền của đối phương.
Cuộc chạm trán giữa Liverpool và Manchester City vào Chủ Nhật không chỉ đơn thuần là một màn đụng độ giữa những nhà vô địch Premier League trong quá khứ, đồng thời cũng là hai ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch giải đấu hạng cao nhất bóng đá Anh mùa giải này, hay “Pep Guardiola vs Jürgen Klopp”, mà nó còn là cuộc chạm trán của hai trường phái pressing khác nhau.
Trung tâm chiến thuật của bóng đá châu Âu đang dịch chuyển. Trong khi các đội bóng Đức đang dẫn đầu hoặc ngang bằng điểm với đội dẫn đầu tại các bảng đấu của họ ở Champions League, thì các câu lạc bộ Tây Ban Nha đang rất chật vật.
Đúng là Real Madrid và Barcelona đã phải đương đầu với khá nhiều vấn đề trầm trọng về chính trị và công tác tuyển dụng, nhưng cũng có một số điều cơ bản hơn mà một vị tân chủ tịch, một vị tân huấn luyện viên hay một hàng tiền vệ mới đều không thể sửa chữa được. Mùa giải 2019/2020 là mùa giải đầu tiên kể từ năm 2007 không có một đội bóng Tây Ban Nha nào góp mặt ở vòng bán kết Champions League; 3 trong số 4 nhà cầm quân lọt vào vòng 4 đội cuối cùng là người Đức.
Pressing không phải là một thứ mới mẻ. Ngay từ khi môn bóng đá được sinh ra, các cầu thủ đã biết lao về phía đối phương để cố gắng đoạt quyền kiểm soát bóng. Vào những năm 60, nó đã được phát triển thành một chiến lược có tổ chức, hệ thống bài bản, sử dụng một chiếc bẫy việt vị đầy táo bạo để giảm thiểu các nguy cơ đến từ việc có những cầu thủ bị bỏ lại trong trạng thái đơn độc, không được hỗ trợ ở một phần của sân bóng khi đang tập trung gây áp lực ở một khu vực khác. Những người đi tiên phong trong việc này bao gồm Viktor Maslov tại Dynamo Kyiv và Rinus Michels tại Ajax.
Michels đã mang theo thuyết pressing của ông đến Barcelona, nó cũng đã được huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Argentina, Osvaldo Zubeldía, học hỏi theo, và sau đó được áp dụng một cách rộng rãi ở Anh, trở thành nền tảng cho những thành công của Liverpool vào cuối những năm 70. Trong xuyên suốt thập kỷ tiếp theo, Arrigo Sacchi và Marcelo Bielsa đã phát triển những biến thể của riêng họ.
Phần lớn người Đức vẫn không chấp nhận tham gia vào xu hướng này, nhưng một “hạt giống” đã được gieo tại một sân tập gần Ostfildern, phía đông nam Stuttgart, vào tháng 2 năm 1983, khi Dynamo Kiev của Valeriy Lobanovskyi chạm trán với một đội bóng hạng 6 ở địa phương, Viktoria Backnang – một phần trong khóa huấn luyện mùa đông của câu lạc bộ Ukraina. Ngày hôm ấy, vị huấn luyện viên trưởng của Viktoria là Ralf Rangnick và ông đã ngay lập tức bị cuốn hút bởi một Dynamo thi đấu như thể họ đang là đội vượt trội về quân số trên sân. Ông và bạn thân của mình, Helmut Gross, một kỹ sư kết cấu – một người về cơ bản đã tự học về các lý thuyết chiến thuật bóng đá, đã khởi đầu một phong trào. Những gì họ cùng nhau làm khi đó đã phát triển thành “pressing trường phái Đức” của ngày hôm nay.
Cho đến mùa hè năm nay, Rangnick đã trải qua một thời gian đảm nhận chức vụ giám đốc bộ phận thể thao và phát triển của Red Bull. Do đó, ông đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà cầm quân như Julian Nagelsmann, Ralph Hasenhüttl, Marco Rose và Jesse Marsch. Sự cải thiện trong khả năng pressing của Bayern Munich ở mùa giải trước phần lớn là nhờ công của Danny Röhl, một trợ lý huấn luyện viên được đưa về từ Southampton, từng làm việc cùng Rangnick tại Leipzig.
Tác giả Marti Perarnau viết trong cuốn sách “Pep Guardiola: The Evolution”: “Có những lúc ông ấy tỏ ra lạnh lùng và nghiêm khắc, có lúc thì cảm xúc quá mức. Và...
Ở tuổi 20, sau 97 lần ra sân cho đội một – một con số cực kỳ ấn tượng, Ferran Torres đã ra đi. Anh đã gắn bó với Valencia trong hơn một thập kỷ, tuy nhiên,...
Một trong những người “đồng đạo” với Rangnick tại Đức trong những ngày đầu là Wolfgang Frank. Được truyền cảm hứng bởi Sacchi, ông đã áp dụng pressing lên một đội ngũ Mainz có sự góp mặt của Klopp, người đã phát triển những ý tưởng đó lên một tầm cao khác ban đầu là tại Mainz và sau này là Borussia Dortmund. Tuy nhiên, ngay cả Klopp cũng đã nhấn mạnh rằng, thất bại 4-1 mà Dortmund của ông phải nhận trước Hoffenheim của Rangnick vào năm 2009, chính là một sự “khai sáng”. Thomas Tuchel cũng đã đi qua một cuộc hành trình tương tự, từ Maizn đến Dortmund, trong khi David Wagner và Daniel Farke từng làm việc tại Dortmund trước khi đến với Championship.
Mô hình pressing của người Đức không nguyên khối, nhưng sự ảnh hưởng mà các nhánh khác nhau của nó tạo nên là rất lớn và vô cùng sâu sắc. Những điều Guardiola từng làm tại Barcelona là cực kỳ cấp tiến, nhưng bóng đá cũng đã phát triển không ngừng. 10 năm đã trôi qua và nhà cầm quân người Catalonia chẳng còn đứng ở vị thế tiên phong nữa.
Tuy nhiên, hàm ý của việc tuyên bố rằng pressing đã phát triển là gì? Có thể khẳng định rằng, phần lớn vấn đề là nằm ở yếu tố thể chất. Các cầu thủ của thời đại này nhanh hơn và mạnh mẽ hơn – vì họ cần pressing một cách hiệu quả hơn, do trình độ kỹ thuật của tập thể cầu thủ trong một đội bóng đã trở nên cao hơn trước đây – và họ cũng sung sức hơn: Để có thể pressing với cường độ cao – về cơ bản – trong toàn bộ trận đấu.
Barça của Guardiola là một đội bóng đặc biệt nhỏ con, sở dĩ cuộc cách mạng của ông có thể diễn ra một cách trơn tru là nhờ vào những hình phạt nghiêm khắc hơn so với trong quá khứ dành cho các pha tắc bóng nguy hiểm và sự thay đổi về luật việt vị giúp họ có thể đẩy cao đội hình một cách đầy táo bạo. Trong khi đó, trường phái của người Đức quan tâm đến việc đoạt lại bóng hơn là duy trì quyền kiểm soát bóng, tập trung vào thể chất hơn là kỹ thuật (chính điều này đã khiến việc ký hợp đồng với Thiago Alcântara của Klopp trở thành một bước đi đầy lý thú.)
Nhưng điểm mà mô hình lấy cảm hứng từ Rangnick đã thực sự vượt trội hơn so với mô hình của Barcelona là nằm ở tính tổ chức của nó. Klopp sẽ không để cho bất kỳ người ngoài nào được theo dõi các buổi tập pressing của ông, quyết tâm giữ bí mật của nhà cầm quân người Đức đã cho thấy mức độ lợi thế cạnh tranh mà ông tin rằng mình có thể đạt được từ chúng. Nhưng để làm ví dụ cho những gì có thể diễn ra, hãy nhìn vào bàn thắng mà Naby Keita đã ghi vào lưới Huddersfield và pha lập công của Shane Long trước Watford vào mùa giải 2018/2019. Cả hai đều xuất phát từ những tình huống kick-off của đối phương, từ việc Liverpool và Southampton đoán biết được nơi mà quả bóng khả năng cao sẽ được đưa đến và thực hiện một cuộc “phục kích”.
Một tình huống kick-off là một ví dụ rất đơn giản để phân tích và cực kỳ dễ dàng để nhận thấy khi nào thì kế hoạch hoạt động và cái bẫy được giăng ra. Nhưng đó là những điều sẽ diễn ra liên tục trong xuyên suốt trận đấu. Việc phân tích cụ thể sẽ cho chúng ta thấy sự cơ động của các đội bóng, và cách mà họ thi triển lối chơi. Đương nhiên, ưu tiên hàng đầu của pressing là thu hồi bóng. Nhưng ngay cả khi không thể trực tiếp giành được quyền kiểm soát bóng, nếu thực hiện pressing tốt, bạn có thể làm gián đoạn nhịp độ của đối phương. Tuy nhiên, đó là một cơ chế cực kỳ phức tạp và tinh tế – chỉ cần có một sai sót xảy ra thôi là cả hệ thống sẽ sụp đổ, như những gì đã xảy ra với Liverpool trước Aston Villa.
Opta đã cung cấp cho chúng ta những thước đo có thể mang đến một cái nhìn sâu sắc về cách pressing của một đội bóng. Có lẽ điều đáng nói nhất – ít nhất là đối với một đội bóng như Manchester City – là số đường chuyền đối phương được thực hiện trước khi họ có thể can thiệp bằng một hành động phòng ngự. Trong hai mùa giải đầu tiên Guardiola nắm quyền, Man City đứng đầu về khía cạnh này tại Premier League, chỉ cho phép đối phương thực hiện trung bình 8,3 đường chuyền. Ngay cả khi con số đó có là 10,0 vào mùa giải 2018/2019 đi chăng nữa, họ vẫn là đội đứng đầu. Họ cũng đạt được con số tương tự ở mùa giải trước, nhưng lần này thì phải đứng sau Leicester và Southampton. Tuy nhiên, ở mùa giải này, họ đã tăng thêm 16% và tụt xuống vị trí thứ 7. Liverpool, đã cải thiện trong 4 năm qua, đang xếp thứ hai, với 10,2.
Tình trạng này đã nêu bật lên một câu chuyện rằng khâu pressing của Man City đang mất đi sự hiệu quả – có lẽ nguyên nhân nằm ở vấn đề nhân sự, sự mệt mỏi, thể chất, hoặc tâm lý – và đây chính là thách thức lớn nhất mà phong cách thi đấu của đội chủ sân Etihad đang gặp phải. Trận đấu vào đêm nay có thể sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng trong quá trình tiếp tục tiến hóa của pressing.
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Manchester City’s faltering press at risk against Klopp’s relentless Liverpool” của tác giả Jonathan Wilson, đăng tải trên The Guardian.