Lệnh cấm chuyển nhượng đối với Chelsea: Trong cái rủi có cái may

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Bảy 28/09/2019 08:47(GMT+7)

Zalo

Lệnh cấm chuyển nhượng của FIFA cũng đang đuợc chứng minh là đã mang đến một vài yếu tố đầy tích cực cho đội chủ sân Stamford Bridge. Và họ sẽ cảm thấy biết ơn cái công việc mà mình đã làm rất tốt trong suốt thập kỷ qua, cả trong việc tập hợp đội ngũ này lại và nuôi dạy, phát triển những cậu bé kia từ thời thơ ấu, đến tuổi thiếu niên và sang tận tuổi trưởng thành.

Chắc chắn vào một thời điểm nào đó trong mùa giải này, có thể sớm nhất là vào tháng 11, Chelsea sẽ chơi một trận đấu với 7 cầu thủ “cây nhà lá vườn” trong đội hình xuất phát của họ. Cho đến nay, chúng ta đã được nhìn thấy 4 người: Andreas Christensen và Fikayo Tomori ở hàng phòng ngự, Mason Mount ở tuyến giữa và Tammy Abraham ở hàng công.

Lenh cam chuyen nhuong doi voi Chelsea: Trong cai rui co cai may
 
Và con số đó chắc chắn sẽ thay đổi khi Ruben Loftus-Cheek, Reece James và Callum Hudson-Odoi có thể hoàn toàn sẵn sàng để ra sân (Loftus-Cheek sẽ không thể thi đấu cho đến tháng 11, còn hai người kia đã quay trở lại tập luyện).
 
Việc một câu lạc bộ có những nhân tố đóng vai trò nòng cốt chính là các sản phẩm được đào tạo từ chính học viện của họ không phải là một chuyện quá mới mẻ. Tất cả chúng ta đều sẽ nhớ đến Barcelona của Pep Guardiola, với những trụ cột đều là các học viên tốt nghiệp ra từ lò đào tạo La Masia: Lionel Messi, Xavi, Andres Iniesta, Sergio Busquets, Carles Puyol, Gerard Pique, Pedro, Victor Valdes, v.v.

Dĩ nhiên, không thể không nhắc đến “thế hệ 92” của Manchester United với những  Ryan Giggs, David Beckham, Nicky Butt, Paul Scholes và hai anh em nhà Neville. Tất cả những cái tên trên đều là các sản phẩm do chính học viện đào tạo cầu thủ trẻ của các đội bóng đó tạo ra, ngoại trừ việc sẽ có một sự khác biệt khi nói đến Chelsea, một thứ có thể chứng minh rằng đội bóng này đang sở hữu một khả năng mà hiếm đội bóng nào có được, ít nhất là tại các câu lạc bộ lớn ở những giải đấu lớn.
 
Ngoài Christensen, người đã gia nhập The Blues vào năm 16 tuổi, thì 6 người còn lại đều đã có mặt trong hệ thống đào tạo trẻ của Chelsea từ trước 10 tuổi. Đó là một sự khác biệt rất lớn.
 
Trong nhiều trường hợp, khi các câu lạc bộ khoe khoang về những cầu thủ mà họ đã tự “sản xuất”, tất cả những gì bạn nên làm là phớt lờ họ. Đó là điều chỉ có thể được tự hào khẳng định khi bạn đưa một cậu bé 8 tuổi vào đội bóng và nuôi dưỡng, đào tạo cậu ta trong suốt chặng đường tiến lên đội một. Còn việc theo dõi và tuyển chọn ra những cậu bé 16 tuổi giỏi nhất từ các câu lạc khác và cố gắng lôi kéo, đưa chúng về với học viện của bạn trong 1- 2 năm rồi khẳng định chúng là do bạn tự tạo ra, là một chuyện hoàn toàn khác. Một bên là nuôi dưỡng và đào tạo “trọn gói”, một hệ thống giáo dục K-12 thật sự, còn bên kia chỉ đơn giản là thừa hưởng lại những người “đã học hỏi sắp xong.”
 
Chelsea thoi Lampard: Dau an tre Cobham va van hoa gia dinh kieu Frankie

Nói ra chuyện này không phải là để so sánh gì cả, mà đơn giản là để chỉ ra sự khác biệt về các kỹ năng liên quan trong vấn đề này. Suy đoán về tiềm năng phát triển thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp của một cậu bé 8 tuổi, và sau đó đưa cậu ta vào một chương trình huấn luyện và hướng dẫn chất lượng cao trong một thập kỷ, là một chuyện. Có được Paul Pogba và Raheem Sterling ở tuổi 16, sau khi họ được gọi lên các đội tuyển trẻ ở quốc gia của mình, là một chuyện hoàn toàn khác. 
 
Chelsea là một ví dụ điển hình cho vấn đề này, bởi vì trong nhiều năm qua, họ đã làm được cả hai điều đã đề cập ở trên. Trên thực tế, lý do họ bị áp đặt lệnh trừng phạt cấm chuyển nhượng ngay từ đầu chính là vì liên quan đến những yếu tố bị xem là bất hợp pháp trong việc ký hợp đồng với các cầu thủ trẻ từ những quốc gia khác. (Dĩ nhiên, lệnh cấm này cũng mang đến những cái “lợi” cho Chelsea. Mặc dù chính Frank Lampark đã khẳng định Mount sẽ đóng một vai trò quan trọng trong đội bóng của ông, nhưng không thể phủ nhận rằng, chính vì việc Chelsea không thể đưa về những tân binh trong mùa hè, các cầu thủ trẻ của họ đã có được một cơ hội rất lớn để chứng minh bản thân.)
 
Ngoại trừ một số tình huống cụ thể, các điều luật của FIFA đã quy định rằng các cầu thủ dưới 16 tuổi sẽ không được phép tham gia vào các vụ chuyển nhượng quốc tế. Và bởi vì bạn không thể ký hợp đồng ràng buộc với một cầu thủ dưới 16 tuổi ở hầu hết các quốc gia, thì việc “đột kích” các câu lạc bộ khác (đặc biệt là ở nước ngoài) để giành lấy những tài năng đặc biệt ngay khi họ tròn 16 tuổi, đã trở thành xu hướng chung.

Điều đó vẫn sẽ yêu cầu bạn phải tổ chức trinh sát, nối liên lạc và đặt ra những mức phí cao, và thường sẽ vấp phải những cuộc cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác, nhưng tất cả các đội bóng đều làm như vậy, và Chelsea dường như chính là đội bóng giỏi nhất trong mảng này. Mặc dù họ chưa bao giờ “trúng số độc đắt” qua việc có được những “siêu sao tương lai” mà sau đó sẽ thi đấu lâu dài trong đội một của họ, nhưng trong 5 mùa giải qua, Chelsea đã thu về được đến 60 triệu dollar từ phí chuyển nhượng, cũng như phí cho mượn những cái tên như Nathan Ake , Gael Kakuta, Tomas Kalas và Lucas Piazon.
 
Tuy nhiên, không chỉ ở cấp độ quốc tế, Chelsea cũng đã đẩy mạnh công tác này ngay trên “sân nhà” của họ: Vùng Thủ Đô London. Trong cùng một thời điểm, Tomori, James, Loftus-Cheek, Hudson-Odoi, Abraham và Mount đều đã ở trong hệ thống đào tạo trẻ của Chelsea khi chỉ mới 12 tuổi hoặc nhỏ hơn. Và không chỉ riêng họ. Eddie Nketiah, một cầu thủ của đội tuyển U21 Anh và Declan Rice, cầu thủ đã có 5 trận khoát áo đội tuyển Anh, cũng vậy. 
 
Callum Hudson-Odoi: Chuyen cua cau be so mot con cong

Cả Nketiah và Rice đều đã từng bị Chelsea giải phóng hợp đồng: Một người đang thi đấu cho Leeds, dưới dạng cho mượn từ Arsenal, còn người kia thì đang đầu quân cho West Ham. Họ là bằng chứng cho thấy, các câu lạc bộ thường dễ mắc sai lầm đến mức nào trong việc quyết định những cầu thủ trẻ nào nên được giữ lại và những ai nên ra đi.
 
Chelsea sở hữu đến 10 trung tâm phát triển, bao gồm cả lứa U-7 và U-8. Hiện đang có khoảng 160 cậu bé tham gia vào hệ thống này, thường là do được The Blues gửi lời mời. Mỗi năm, sẽ có rất nhiều đứa bị thải loại và những cậu bé từ nhiều nơi khác lại được mời tham gia thử sức. Những đứa may mắn sẽ có thể tiếp tục trụ lại và gia nhập vào học viện của câu lạc bộ vào năm 9 tuổi, từ đó, cứ mỗi năm, chúng đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị thải loại, cho đến khi ký được một bảng hợp đồng chuyên nghiệp.
 
Các CLB sẽ đấu đá với nhau rất quyết liệt để có thể giành được các cầu thủ trẻ và đưa chúng vào hệ thống của mình, và sức thu hút của các câu lạc bộ đối với các cầu thủ trẻ là ngang nhau. Chính vì London là một khu vực có thể cung cấp rất nhiều tài năng trẻ, nên Chelsea sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt với Arsenal, Tottenham, West Ham, Queens Park Rangers và nhiều đối thủ hơn nữa, để giành được những cậu bé sáng giá. 
 
Có thể thấy rõ, Chelsea đã vận hành các đội trẻ của họ một cách rất thành công. Họ đã giành chức vô địch FA Youth Cup đến 7 lần trong 10 mùa giải qua và đăng quang tại UEFA Youth League hai lần. Thế nhưng, những vấn đề lớn nhất chính là nằm ở đội một và việc không có một hướng đi hợp lý dành cho các tài năng trẻ ở đội một là điều mà Chelsea đã bị chỉ trích rất nhiều trong quá khứ. Chính vì sự yếu kém trong việc này đã khiến The Blues đã đánh mất đi rất nhiều cầu thủ trẻ có tiềm năng lớn và không biết bao nhiêu lần đã phải nếm trải cảm giác hối hận và tiếc nuối khi chứng kiến những gương mặt mà mình đã ruồng bỏ khi trước đang tỏa sáng trong màu áo của các đội bóng khác. 
 
Frank Lampard
 
Mặc dù vậy, cái tình trạng đó chắc chắn sẽ không xảy ra nữa. Sự kết hợp giữa lệnh cấm chuyển nhượng mà Chelsea đang phải gánh chịu và sự trở lại của Frank Lampard trên chiếc ghế huấn luyện viên (cùng với Jody Morris – bản thân ông cũng từng là một sản phẩm của học viện đào tạo cầu thủ trẻ Chelsea và là cựu huấn luyện viên của đội trẻ The Blues – với tư cách là trợ lý của Lampard) đã mở ra một cánh cửa rất lớn để các cầu thủ trẻ có thể bước vào đội một và được trao cơ hội để chứng tỏ khả năng của bản thân. Việc trọng dụng các cầu thủ trẻ xuất thân từ học viện sẽ mang đến rất nhiều cái lợi, ít nhất thì nó cũng khiến cho các fan và giới truyền thông chấp nhận trao cho bản thân Lampard và Chelsea có thêm được nhiều thời gian hơn. 
 
Cuối cùng, phần khó nhất chính là câu trả lời cho cuộc tranh luận quen thuộc “thiêm bẩm có sẵn hay thành tài nhờ vào đào tạo” đã đặt ra từ đầu bài: Chính Chelsea đã tạo ra cho họ những gì mà họ đang có được ở hiện tại, hay họ trước sau gì cũng sẽ đạt đến cái đẳng cấp hiện tại dù cho có sự giúp đỡ của Chelsea hay không? (Vâng, rõ ràng câu trả lời là cả hai yếu tố đều đóng góp mỗi bên một chút, nhưng cái khó ở đây là xác định việc bên nào đóng góp nhiều hơn)
 
Dù là theo cách nào đi nữa, lệnh cấm chuyển nhượng của FIFA cũng đang đuợc chứng minh là đã mang đến một vài yếu tố đầy tích cực cho đội chủ sân Stamford Bridge. Và họ sẽ cảm thấy biết ơn cái công việc mà mình đã làm rất tốt trong suốt thập kỷ qua, cả trong việc tập hợp đội ngũ này lại và nuôi dạy, phát triển những cậu bé kia từ thời thơ ấu, đến tuổi thiếu niên và sang tận tuổi trưởng thành.
 
Nguồn bài viết: ESPN, bài viết “The upside of Chelsea's transfer ban: their youth movement finally gets to shine” của tác giả Gabriele Marcotti.

NAM KHÁNH (TTVN)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

X
top-arrow