Với tư cách là Đài truyền hình quốc gia, VTV nên có những phần bình luận đúng nghĩa và chất lượng hơn nhằm phục vụ hàng chục triệu khán giả đam mê bóng đá trên khắp cả nước.
- Hotgirl "ngủ gật" gây bão trên truyền hình
- Hotgirl Cao Diệp Anh gây bão trên VTV khi nói Pele cùng thời với ... Ronaldo
Trong những ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng và công đồng mạng, nhiều bài viết thu hút sự chú ý của độc giả, xoay quanh vấn đề các “hot girl” xuất hiện phần bình luận các trận đấu.
Không bàn đến sự xuất hiện của các hot girl, tôi muốn góp ý nhiều hơn đến phần bình luận trong các trận đấu World Cup.
Không bàn đến sự xuất hiện của các hot girl, tôi muốn góp ý nhiều hơn đến phần bình luận trong các trận đấu World Cup.
1. “Các cầu thủ Mexico đã đem lại một trận bóng đá mang tính giải trí cao”, “Cả thế giới Ả Rập đang hướng về Mohamed Salah”…Đó chỉ là hai trong vô số phần “bình luận” của các BLV VTV.
“Cường điệu hóa”, dùng quá nhiều từ cảm thán hoặc cố gắng “đưa” cảm xúc vào phần bình luận có phần gượng ép, đó là cảm nhận của rất nhiều khán giả xem các trận đấu World Cup 2018. Những bàn thắng, những cơ hội bị bỏ lỡ đều là phần “la hét” quá cảm xúc của các BLV của VTV.
Ai cũng có cảm xúc ở mỗi pha bóng nhưng cái cách mà các BLV VTV “đẩy lên cao trào” thì có vẻ hơi quá.
“Cường điệu hóa”, dùng quá nhiều từ cảm thán hoặc cố gắng “đưa” cảm xúc vào phần bình luận có phần gượng ép, đó là cảm nhận của rất nhiều khán giả xem các trận đấu World Cup 2018. Những bàn thắng, những cơ hội bị bỏ lỡ đều là phần “la hét” quá cảm xúc của các BLV của VTV.
Ai cũng có cảm xúc ở mỗi pha bóng nhưng cái cách mà các BLV VTV “đẩy lên cao trào” thì có vẻ hơi quá.
2. Theo quan điểm cá nhân tôi, không nên gọi là bình luận viên của VTV là bình luận viên, mà chính xác phải gọi họ là truyền thông viên, tường thuật viên, phát thanh viên bóng đá.
Bởi họ “thừa mà thiếu”, “thiếu mà thừa”. Cái thừa ở đây là nói quá nhiều nhưng thông tin lại chưa đủ và “đắt”, cái thiếu ở đây là chiều sâu và chất lượng của thông tin.
Ở nhiều kỳ World Cup và Euro trước, các BLV gạo cội ngoài thông tin “hiện tại” của cầu thủ, họ còn liên hệ rất nhiều về các CLB, thông tin ngoài lề của cầu thủ, HLV, lịch sử các kì World Cup, thậm chí những “tin đồn” xoay quanh một vấn đề đang nóng được quan tâm.
Còn với World Cup 2018, nhiều khán giả ngạc nhiên khi thấy phần bình luận của VTV còn tỏ ra lúng túng khi nêu tên cầu thủ xong…“lặng im”.
Bởi họ “thừa mà thiếu”, “thiếu mà thừa”. Cái thừa ở đây là nói quá nhiều nhưng thông tin lại chưa đủ và “đắt”, cái thiếu ở đây là chiều sâu và chất lượng của thông tin.
Ở nhiều kỳ World Cup và Euro trước, các BLV gạo cội ngoài thông tin “hiện tại” của cầu thủ, họ còn liên hệ rất nhiều về các CLB, thông tin ngoài lề của cầu thủ, HLV, lịch sử các kì World Cup, thậm chí những “tin đồn” xoay quanh một vấn đề đang nóng được quan tâm.
Còn với World Cup 2018, nhiều khán giả ngạc nhiên khi thấy phần bình luận của VTV còn tỏ ra lúng túng khi nêu tên cầu thủ xong…“lặng im”.
Khán giả có quyền “đòi hỏi” nhiều hơn nữa bởi các BLV của VTV là “chuyên trách”, tính chất công việc buộc họ phải đọc-xem-nghiên cứu tư liệu, chứ không chỉ là “tường thuật”, “thông tin” về trận đấu.
Những gì diễn ra trên tivi thì khán giả ít nhiều đã thấy, cái giới mộ điệu cần là những thông tin bên lề, là chiến thuật, là mối liên hệ của các cầu thủ với lịch sử của đội bóng, của CLB trong quá khứ…
Những gì diễn ra trên tivi thì khán giả ít nhiều đã thấy, cái giới mộ điệu cần là những thông tin bên lề, là chiến thuật, là mối liên hệ của các cầu thủ với lịch sử của đội bóng, của CLB trong quá khứ…
3. Một điểm quan trọng nữa đó chính là cách phát âm tên cầu thủ. Đó là đọc sai, đọc nhầm, không đồng nhất giữa cách đọc của các BLV. Ví dụ, tiền vệ Golovin của ĐT Nga và trung vệ Godin của ĐT Uruguay, đều có âm “IN” giống nhau nhưng Golovin thì đọc là “vin”, nhưng Godin thì đọc là “Gô đanh”.
Còn với thủ môn Mohamed El - Shenawy của tuyển Ai Cập thì nhiều lần “bị” đọc nhầm là El Shaarawy - tiền đạo người Italia đang chơi cho AS Roma. Với Toni Kroos (ĐT Đức), một BLV thì đọc là “Cờ Rót”, một BLV đọc là “Cờ-Rút”. Và còn nhiều trường hợp khác nữa.
Còn với thủ môn Mohamed El - Shenawy của tuyển Ai Cập thì nhiều lần “bị” đọc nhầm là El Shaarawy - tiền đạo người Italia đang chơi cho AS Roma. Với Toni Kroos (ĐT Đức), một BLV thì đọc là “Cờ Rót”, một BLV đọc là “Cờ-Rút”. Và còn nhiều trường hợp khác nữa.
Sẽ có nhiều ý kiến phản biện không nên quá “khó tính” với VTV, bởi có World Cup xem là tốt lắm rồi. có người cho rằng nếu cảm thấy không ưng ý với phần “tường thuật” của VTV thì người xem hãy tắt tiếng hoặc chuyển sang kênh khác để xem.
Nhưng với tinh thần cầu thị và tính xây dựng, rất mong VTV có những bình luận viên đúng nghĩa và chất lượng hơn để phục vụ hàng chục triệu khán giả đam mê bóng đá trên khắp cả nước, nhằm xứng danh là Đài truyền hình quốc gia.
Bài dự thi Ấn tượng World Cup
Tác giả: Thiên Trúc
Nhưng với tinh thần cầu thị và tính xây dựng, rất mong VTV có những bình luận viên đúng nghĩa và chất lượng hơn để phục vụ hàng chục triệu khán giả đam mê bóng đá trên khắp cả nước, nhằm xứng danh là Đài truyền hình quốc gia.
Bài dự thi Ấn tượng World Cup
Tác giả: Thiên Trúc
Độc giả có thể gửi bài dự thi về email [email protected], những bài viết chất lượng tốt sẽ được đăng tải trên chuyên mục Ấn tượng World Cup và có cơ hội giành những phần thưởng hấp dẫn của chương trình. Xem chi tiết thể lệ cuộc thi TẠI ĐÂY! |
Có thể bạn quan tâm
- Bài dự thi "Ấn tượng World Cup": Giọt nước mắt lặng câm của Maradona
- Bài dự thi "Ấn tượng World Cup": Sinh nhật Messi, Ronaldo gửi thư nhắn nhủ
- Bài dự thi "Ấn tượng World Cup": Messi – May mắn của một thiên tài
- Bài dự thi "Ấn tượng World Cup": Argentina - Điệu Tango lạc nhịp
- Bài dự thi "Ấn tượng World Cup": Tuy không cao nhưng mọi người đều phải ngước nhìn