- Man Utd: Lộ diện 5 cầu thủ sẽ bị Van Gaal thanh lý trong năm sau
- Di Maria rực sáng ở ĐTQG: Niềm hạnh phúc của Man Utd
- Man Utd và kỳ CN hè 2014: Van Gaal chơi dao 2 lưỡi
Sir Alex Ferguson bị người ta chỉ trích rất nhiều vì ra đi mà chẳng để lại một thế hệ kế cận "ra hồn" cho người kế nhiệm. Louis Van Gaal rồi đây sẽ gặp phải lỗi tương tự, dù cho ông là chuyên gia đào tạo trẻ.
Năm ngoái, khi David Moyes cán đích Premier League ở vị trí thứ 7 cùng Manchester United, không có lấy nổi một tấm vé đi dự Europa League mùa này, người ta trách cứ ông rất nhiều. Người ta viện đủ cớ cho sự thất bại của nhà cầm quân người Scotland: chưa có kinh nghiệm dẫn dắt một đội bóng lớn mà chỉ loanh quanh tại cái "ao làng" Everton, chưa giành được danh hiệu nào trong suốt 11 năm cầm quân tại Premier League, và năng lực hạn chế của bất kì HLV đương đại nào người Vương quốc Anh. Thế nhưng khi Van Gaal lên, tuyên bố thẳng thừng "Đội hình của Man Utd quá yếu kém" và vung một đống tiền trên TTCN thì người ta mới nhìn vào sự thật rằng: một năm thất bại vừa qua của Man Utd không chỉ đến từ một David Moyes thực sự chưa đủ năng lực, mà còn từ một lực lượng thiếu trên hụt dưới thiếu năng lực mà Sir Alex để lại cho lớp kế cận. Đành rằng Sir có thể thành công với sơ đồ chiến thuật gồm những cái tên không xuất chúng (thậm chí thành công tột bậc), nhưng ông quên mất rằng hiếm có người kế nhiệm nào xứng đáng thay thế được ông hoàn hảo chỉ trong một vài năm. Sir chỉ tìm người thừa kế chiếc ghế mà mình để lại, chứ không cho người đó một đội hình xứng đáng để cạnh tranh tại top 4 Premier League.
Cái lỗi của Sir thì ai cũng rõ nhưng không ai chịu thừa nhận: sau lớp trẻ vĩ đại năm 1992 với những Ryan Giggs, Paul Scholes, Nicky Butt, anh em nhà Neville hay đôi tiền đạo sát thủ Cole - Yorke, hầu như Sir không để lại bất kì dấu ấn gì thêm trong khâu đào tạo trẻ. Trong phần lớn thời gian Sir Alex ngồi trên đỉnh cao của bóng đá thế giới, ông được những Giggs, Scholes hay Neville "phụng sự" rất nhiệt huyết. Những cái tên đi vào sử sách cùng Manchester United sau chức vô địch Champions League thần thánh năm 1999 là Cristiano Ronaldo những năm 2006 - 2008, Wayne Rooney từ những năm 2004, và họ đều là "hàng mua lại" từ Everton và Sporting Lisbon. Đào tạo trẻ không phải là điểm mạnh của Sir Alex về sau đợt chuyển giao thế kỉ, và những món hàng hot chuyển lên từ tuyến trẻ trong thời gian gần đây đều không ai là không có "phốt": Ravel Morrison thích hành hung và bất hiếu, Paul Pogba có tài nhưng Sir lại bỏ qua vì quá thận trọng, Tom Cleverley có xuất phát điểm tốt nhưng không có tiềm năng phát triển thêm. Thậm chí kể cả các tài năng trẻ mua về trên TTCN cũng thường là bom xịt: Zaha, Nani, Anderson hay Ashley Young, Valencia đều đến Man Utd từ khi còn trẻ hoặc trong đỉnh cao phong độ, nhưng đều rớt đài tại Old Trafford. Thực ra, trong tay Sir có nhiều tài năng có tài, nhưng ông lại không hoặc chưa sử dụng hiệu quả. Việc Man Utd thành công không phải là do đào tạo nhân lực tốt, mà năng lực chiến thuật của Sir là quá xuất sắc.
Chính vì mua bán không hợp lý và đào tạo không xuất sắc, thế hệ kế cận của David Moyes thừa hưởng từ Alex Ferguson không được toàn vẹn, nếu không muốn nói chỉ thuộc dạng khá trên bình diện nước Anh. Đó cũng chính là lí do vì sao David Moyes thất bại, và cũng giải thích rõ ràng cho việc Van Gaal vừa ngồi ghế nóng đã tung tiền tấn để mua cầu thủ. Trong kì chuyển nhượng đầu tiên trên cương vị chiến lược gia của Man Utd, HLV người Hà Lan bỏ 150 triệu bảng để chiêu mộ 6 tân binh: Luke Shaw, Ander Herrera, Daley Blind, Angel Di Maria, Radamel Falcao và Marcos Rojo. 2 trong số này là những tân binh đẳng cấp được thèm muốn bởi bất kì đội bóng nào trên thế giới - Di Maria và Falcao. Còn theo chiều ngược lại, họ bán đi nhiều cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của CLB, mà trong đó nổi bật nhất là Danny Welbeck. Nhiều người cho rằng Van Gaal đang làm mất gốc Man Utd, những rõ ràng ngoài cách chiêu mộ người mới ra thì HLV 62 tuổi chẳng còn cách nào khác để vực dậy một Quỷ Đỏ rệu rã trong bối cảnh bị đặt mục tiêu top 4 ngay trong mùa đầu tiên nắm Man Utd.
Như một hệ quả, câu hỏi về tương lai của các tài năng trẻ ở Old Trafford được dấy lên bởi đông đảo người hâm mộ. Dù rằng đúng là HLV Louis Van Gaal khẳng định với BLĐ Man Utd vẫn tiếp tục chú trọng phát huy đào tạo trẻ, nhưng liệu ông có chủ tâm làm hay không và nếu làm thì có thành công hay không thì là chuyện khác. Trong những ngày đầu tiên trên cương vị, Van Gaal thử nghiệm Jesse Lingard và ngay lập tức thất bại, và khi mà Di Maria về thì rõ ràng Lingard không còn cơ hội. Tyler Blackett được trao cơ hội nhiều hơn nhưng anh cũng sẽ chẳng còn chỗ với những sai lầm đáng trách trong những trận mở màn Premier League mùa vừa rồi, và chắc chắn phải nhường chỗ cho Jones, Smalling, Evans hay Rojo. Chỉ còn Adnan Januzaj là đáng lưu ý, nhưng thậm chí với chiếc áo số 11 cùng áp lực siêu khủng khiếp trên lưng, có tin đồn rằng tiền vệ trẻ người Albania đang có dấu hiệu bị khủng hoảng tâm lý hay là cả trầm cảm. Januzaj có thể rất khá trong 1 đến 2 năm nữa, nhưng với điều kiện phải được thi đấu thường xuyên. Trong bối cảnh BLĐ Man Utd cứ thúc ép Van Gaal phải có "thành tích ăn liền", thì cơ hội cho Januzaj không phải là quá nhiều, dù anh sẽ có đất diễn nhiều hơn những Blackett hay Lingard.
Một cái tên nữa cũng rất đáng lưu ý, đó là James Wilson. Được tung vào sân trong một số trận đấu cuối mùa trước, nhưng sang tới mùa này với việc Van Persie là đồng hương của Van Gaal, Rooney được trao băng đội trưởng và Falcao được mua về với giá rất đắt, kể cả khi Chicharito đã rời đi thì cơ hội cho Wilson vẫn gần như bằng 0. Về mặt chuyên môn mà nói, Wilson xử lý thừa vẫn rất nhiều, thiếu thanh thoát và hơi lóng ngóng trong khống chế bóng. Điều này dẫn đến một tình thế giữa 2 dòng nước: chuyên môn không vững không được trao cơ hội, nhưng không được ra sân thì không bao giờ tiến bộ về mặt chuyên môn. Chính điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu: Man Utd bị chảy máu tài năng và thậm chí thèm thuồng mua lại khi người cũ toả sáng ở CLB mới, nơi cho cầu thủ đó cơ hội được cọ xát và thi đấu đỉnh cao mà Pogba là một ví dụ quá điển hình. Michael Keane, Reece James, Sam Johnstone cũng đang đi vào vết xe đổ tương tự, và họ tìm lối thoát bằng cách đá ở các đội bóng nhỏ dưới dạng cho mượn và "chết chìm" luôn ở đó. Trước đó, những người như Ritchie De Laet hay Ezekiel Fryers cũng lâm vào cảnh tương tự.
Với chính sách mua danh hiệu bằng tiền chẳng khác gì đại gia như hiện nay, Man Utd đang làm thui chột đi khả năng đào tạo trẻ của Van Gaal. Ở các CLB mà bông tulip thép đã đi qua, ông luôn nổi tiếng với thế hệ Ajax nửa cuối thập niên 90, những cá nhân xuất chúng như Clarence Seedorf, Patrick Kluivert, Andres Iniesta hay về sau này là Thomas Muller, Toni Kroos. Nhưng điểm chung của Ajax, Barca và Bayern là Van Gaal đều có thời gian để chuẩn bị cho lớp thế hệ kế cận. Ở Man Utd, áp lực thành tích ăn liền là rất lớn, thế nên Van Gaal không có thời gian để mà mạo hiểm với những cái tên chưa thể hiện được gì nhiều, và từ đó cũng chẳng có cơ hội để kiểm chứng, thanh lọc hay thử nghiệm. Tóm lại, Van Gaal có thể sẽ không thành công với đào tạo trẻ của Man Utd, không phải vì ông không thể làm được, mà là ông không có thời gian và không được tạo điều kiện để làm điều đó!
Những gì Van Gaal đã và đang làm là đúng cho Man Utd: mua người, lấy thành tích trước và đào tạo trẻ thì tính sau. Tuy nhiên, với áp lực khủng khiếp từ giới chủ, để Van Gaal cân bằng được giữa đào tạo trẻ và lấy thành tích có lẽ cần tính tới 2, 3 hoặc thậm chí là 5 năm. Liệu rằng ông có được trao bằng ấy thời gian ở Old Trafford, hay lại đi vào vết xe đổ của Sir Alex?
Thành Nguyễn
Cái lỗi của Sir thì ai cũng rõ nhưng không ai chịu thừa nhận: sau lớp trẻ vĩ đại năm 1992 với những Ryan Giggs, Paul Scholes, Nicky Butt, anh em nhà Neville hay đôi tiền đạo sát thủ Cole - Yorke, hầu như Sir không để lại bất kì dấu ấn gì thêm trong khâu đào tạo trẻ. Trong phần lớn thời gian Sir Alex ngồi trên đỉnh cao của bóng đá thế giới, ông được những Giggs, Scholes hay Neville "phụng sự" rất nhiệt huyết. Những cái tên đi vào sử sách cùng Manchester United sau chức vô địch Champions League thần thánh năm 1999 là Cristiano Ronaldo những năm 2006 - 2008, Wayne Rooney từ những năm 2004, và họ đều là "hàng mua lại" từ Everton và Sporting Lisbon. Đào tạo trẻ không phải là điểm mạnh của Sir Alex về sau đợt chuyển giao thế kỉ, và những món hàng hot chuyển lên từ tuyến trẻ trong thời gian gần đây đều không ai là không có "phốt": Ravel Morrison thích hành hung và bất hiếu, Paul Pogba có tài nhưng Sir lại bỏ qua vì quá thận trọng, Tom Cleverley có xuất phát điểm tốt nhưng không có tiềm năng phát triển thêm. Thậm chí kể cả các tài năng trẻ mua về trên TTCN cũng thường là bom xịt: Zaha, Nani, Anderson hay Ashley Young, Valencia đều đến Man Utd từ khi còn trẻ hoặc trong đỉnh cao phong độ, nhưng đều rớt đài tại Old Trafford. Thực ra, trong tay Sir có nhiều tài năng có tài, nhưng ông lại không hoặc chưa sử dụng hiệu quả. Việc Man Utd thành công không phải là do đào tạo nhân lực tốt, mà năng lực chiến thuật của Sir là quá xuất sắc.
Tyler Blackett không có cơ hội để chứng minh mình dưới thời Van Gaal, trong bối cảnh Van Gaal không có đủ thời gian và điều kiện để thử nghiệm thêm tại Old Trafford |
Chính vì mua bán không hợp lý và đào tạo không xuất sắc, thế hệ kế cận của David Moyes thừa hưởng từ Alex Ferguson không được toàn vẹn, nếu không muốn nói chỉ thuộc dạng khá trên bình diện nước Anh. Đó cũng chính là lí do vì sao David Moyes thất bại, và cũng giải thích rõ ràng cho việc Van Gaal vừa ngồi ghế nóng đã tung tiền tấn để mua cầu thủ. Trong kì chuyển nhượng đầu tiên trên cương vị chiến lược gia của Man Utd, HLV người Hà Lan bỏ 150 triệu bảng để chiêu mộ 6 tân binh: Luke Shaw, Ander Herrera, Daley Blind, Angel Di Maria, Radamel Falcao và Marcos Rojo. 2 trong số này là những tân binh đẳng cấp được thèm muốn bởi bất kì đội bóng nào trên thế giới - Di Maria và Falcao. Còn theo chiều ngược lại, họ bán đi nhiều cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của CLB, mà trong đó nổi bật nhất là Danny Welbeck. Nhiều người cho rằng Van Gaal đang làm mất gốc Man Utd, những rõ ràng ngoài cách chiêu mộ người mới ra thì HLV 62 tuổi chẳng còn cách nào khác để vực dậy một Quỷ Đỏ rệu rã trong bối cảnh bị đặt mục tiêu top 4 ngay trong mùa đầu tiên nắm Man Utd.
Như một hệ quả, câu hỏi về tương lai của các tài năng trẻ ở Old Trafford được dấy lên bởi đông đảo người hâm mộ. Dù rằng đúng là HLV Louis Van Gaal khẳng định với BLĐ Man Utd vẫn tiếp tục chú trọng phát huy đào tạo trẻ, nhưng liệu ông có chủ tâm làm hay không và nếu làm thì có thành công hay không thì là chuyện khác. Trong những ngày đầu tiên trên cương vị, Van Gaal thử nghiệm Jesse Lingard và ngay lập tức thất bại, và khi mà Di Maria về thì rõ ràng Lingard không còn cơ hội. Tyler Blackett được trao cơ hội nhiều hơn nhưng anh cũng sẽ chẳng còn chỗ với những sai lầm đáng trách trong những trận mở màn Premier League mùa vừa rồi, và chắc chắn phải nhường chỗ cho Jones, Smalling, Evans hay Rojo. Chỉ còn Adnan Januzaj là đáng lưu ý, nhưng thậm chí với chiếc áo số 11 cùng áp lực siêu khủng khiếp trên lưng, có tin đồn rằng tiền vệ trẻ người Albania đang có dấu hiệu bị khủng hoảng tâm lý hay là cả trầm cảm. Januzaj có thể rất khá trong 1 đến 2 năm nữa, nhưng với điều kiện phải được thi đấu thường xuyên. Trong bối cảnh BLĐ Man Utd cứ thúc ép Van Gaal phải có "thành tích ăn liền", thì cơ hội cho Januzaj không phải là quá nhiều, dù anh sẽ có đất diễn nhiều hơn những Blackett hay Lingard.
Một cái tên nữa cũng rất đáng lưu ý, đó là James Wilson. Được tung vào sân trong một số trận đấu cuối mùa trước, nhưng sang tới mùa này với việc Van Persie là đồng hương của Van Gaal, Rooney được trao băng đội trưởng và Falcao được mua về với giá rất đắt, kể cả khi Chicharito đã rời đi thì cơ hội cho Wilson vẫn gần như bằng 0. Về mặt chuyên môn mà nói, Wilson xử lý thừa vẫn rất nhiều, thiếu thanh thoát và hơi lóng ngóng trong khống chế bóng. Điều này dẫn đến một tình thế giữa 2 dòng nước: chuyên môn không vững không được trao cơ hội, nhưng không được ra sân thì không bao giờ tiến bộ về mặt chuyên môn. Chính điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu: Man Utd bị chảy máu tài năng và thậm chí thèm thuồng mua lại khi người cũ toả sáng ở CLB mới, nơi cho cầu thủ đó cơ hội được cọ xát và thi đấu đỉnh cao mà Pogba là một ví dụ quá điển hình. Michael Keane, Reece James, Sam Johnstone cũng đang đi vào vết xe đổ tương tự, và họ tìm lối thoát bằng cách đá ở các đội bóng nhỏ dưới dạng cho mượn và "chết chìm" luôn ở đó. Trước đó, những người như Ritchie De Laet hay Ezekiel Fryers cũng lâm vào cảnh tương tự.
Với chính sách mua danh hiệu bằng tiền chẳng khác gì đại gia như hiện nay, Man Utd đang làm thui chột đi khả năng đào tạo trẻ của Van Gaal. Ở các CLB mà bông tulip thép đã đi qua, ông luôn nổi tiếng với thế hệ Ajax nửa cuối thập niên 90, những cá nhân xuất chúng như Clarence Seedorf, Patrick Kluivert, Andres Iniesta hay về sau này là Thomas Muller, Toni Kroos. Nhưng điểm chung của Ajax, Barca và Bayern là Van Gaal đều có thời gian để chuẩn bị cho lớp thế hệ kế cận. Ở Man Utd, áp lực thành tích ăn liền là rất lớn, thế nên Van Gaal không có thời gian để mà mạo hiểm với những cái tên chưa thể hiện được gì nhiều, và từ đó cũng chẳng có cơ hội để kiểm chứng, thanh lọc hay thử nghiệm. Tóm lại, Van Gaal có thể sẽ không thành công với đào tạo trẻ của Man Utd, không phải vì ông không thể làm được, mà là ông không có thời gian và không được tạo điều kiện để làm điều đó!
Những gì Van Gaal đã và đang làm là đúng cho Man Utd: mua người, lấy thành tích trước và đào tạo trẻ thì tính sau. Tuy nhiên, với áp lực khủng khiếp từ giới chủ, để Van Gaal cân bằng được giữa đào tạo trẻ và lấy thành tích có lẽ cần tính tới 2, 3 hoặc thậm chí là 5 năm. Liệu rằng ông có được trao bằng ấy thời gian ở Old Trafford, hay lại đi vào vết xe đổ của Sir Alex?
Thành Nguyễn
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:
Có thể bạn quan tâm
- Angel Di Maria sẽ là bản hợp đồng thất bại của Louis Van Gaal?
- Van Gaal sẽ chẳng bao giờ trở thành "bản sao của Alex Ferguson"
- Giải pháp tận dụng tối ưu nhân lực hàng công Arsenal: 4-3-3 và kéo Ozil xuống gần tuyến giữa?
- Man Utd đào tạo trẻ hay nhất nhóm đại gia Premier League?
- Arsenal và nỗi ám ảnh mang tên virus FIFA!