TTCN hè 2016 đã chính thức đóng cửa vào lúc 6h sáng nay. Một mùa chuyển nhượng bùng nổ các bom tấn tới mức người ta phải gọi là “điên cuồng”.
Nói đến chuyển nhượng đương nhiên là nhằm mục đích củng cố đội hình. Đội nào cũng muốn sở hữu những cầu thủ xuất sắc nhất hoặc ít ra là phù hợp với lối chơi của mình. Thế nhưng có những đội bóng đã chật ních các ngôi sao vẫn quay cuồng trên TTCN hè 2016 để thỏa mãn cơn thèm thuồng của mình. Từ các đội bóng lớn như Barca, Man City, Chelsea tới những cái tên khiêm tốn hơn như Watford, Leicester, West Ham hay Valencia đều “chạy đua vũ trang” tích cực. Chỉ tính riêng Premier League đã ngốn tới 1,15 tỷ bảng trong mùa hè năm nay. Có lẽ bao nhiêu đó đã đủ nói lên sự “điên cuồng” của các đội bóng trong TTCN hè 2016.
(Bongda24h.vn) – Chelsea vừa chính thức chiêu mộ thành công hậu vệ trái Marcos Alonso với mức phí chuyển nhượng được trang BBC đăng tải là 23 triệu bảng.
Vì sao mà các đội bóng châu Âu lại trở nên “đói khát” nhân tài đến như vậy dù vấn đề của những Barca, Man City hay Chelsea chẳng phải nhân sự. Có lẽ đó xuất phát từ tâm lý sợ bị tụt lại sau mùa giải trước không thật thành công. Gã khổng lồ xứ Catalan có thừa thủ môn nhưng vẫn mua Cillessen, họ có cặp trung vệ Pique, Mascherano rất đẳng cấp nhưng vẫn mua Umtiti với giá 25 triệu Euro. Tương tự là cánh trái có Alba nhưng vẫn bỏ ra 16,5 triệu Euro mua Digne về dự bị. Hàng tiền vệ thừa mứa nhân tài vẫn bỏ ra tới gần 70 triệu Euro cho bộ đôi Denis Suarez và Andre Gomes mà có chưa chắc họ đã dùng đến. Sự vô lý nhất thuộc về hàng công vốn đã cố định với MSN cùng dự bị Munir nhưng Barca bạo chi 30 triệu Euro mua Alcacer chỉ để… ngồi dự bị.
TTCN châu Âu trở nên hỗn loạn trong hè 2016 |
Ở xứ sương mù, Man City chi ra tới 212 triệu Euro để mua sắm trong hè 2016. Ngoài chuyện có tiền, thiếu gia thành Manchester chiêu mộ tới 7 cái tên mới. Citizens luôn thừa mứa trung vệ nhưng họ vẫn bỏ ra 55 triệu Euro cho John Stones. Họ có quá nhiều tiền vệ trung tâm mà vẫn dám bỏ 27 triệu Euro để mua “thương binh” Gundogan. Điều tương tự cũng diễn ra ở 2 cánh, rất nhiều người chưa hiểu Man City mua Sane, Gabriel Jesus, Marlos Moreno hay cầu thủ sắp bước vào tuổi băm Nolito để làm gì. Bởi sau lưng Aguero có quá nhiều hộ công chất lượng. Kể cả vị trí thủ môn, họ vung ra 18 triệu Euro mua Bravo rồi đẩy công thần Joe Hart bị đẩy sang Torino một cách đầy cay đắng.
Chelsea thì vẫn luôn giữ được truyền thống phung phí của mình trên TTCN. Họ đẩy đi tiền đạo Remy để mua Bashuayi về… dự bị cho Costa. Cái giá để The Blues thỏa mãn sở thích “shopping” của mình trong thương vụ này là 39 triệu Euro. Hay như việc bỏ ra 38 triệu Euro để mua lại “thảm họa” David Luiz mà họ vốn đã tống đi cách đây 2 năm. Đội bóng thành London cũng bỏ ra 23 triệu Euro để sở hữu hậu vệ cánh trái Marco Alonso dù đã có Azpilicueta, nhưng trước đó lại bán đi Baba Rahman dù gần như chưa dùng tới.
Trong phiên chợ Hè năm nay, các CLB tại Premier League đã chi số tiền chưa từng có trong lịch sử để chiêu binh mãi mã.
Ngoài 3 đội bóng giàu có kể trên thì chúng ta có thể kể ra cả chục trường hợp mua bán mà chưa biết các đội dùng để làm gì. M.U chi tới 42 triệu Euro cho Mkhitaryan nhưng lại gần như không sử dụng. Arsenal bỏ ra 45 triệu Euro mua Xhaka dù hàng tiền vệ của họ đã chật ních tài năng. Tottenham có lẽ là điển hình của việc “túng quá làm liều”. Họ cần mua sắm nhưng sự điên cuồng khiến Spurs bỏ ra rất nhiều tiền mà chẳng biết mục đích là gì. Bỏ ra 22 triệu Euro cho Janssen mà chắc chắn là dự bị cho Kane. Bỏ ra 50 triệu Euro cho cặp tiền vệ trung tâm Wanyama và Sissoko dù “Gà trống” vốn đã có Dier, Dembele đã chơi rất hay ở mùa giải trước. Cánh trái là 11 triệu Euro cho N'Koudou làm phương án 2 cho Danny Rose.
Batshuayi tới Chelsea để thay vị trí trên ghế dự bị của Remy |
Như đã nói, TTCN năm nay còn chứng kiến sự “điên rồ” của nhiều đội bóng tầm trung như Leicester, West Ham, Watford và Valencia. Mỗi đội mua cả tá cầu thủ mà rất nhiều người trùng vị trí. Nhà ĐKVĐ Premier League có Vardy và Okazaki thi đấu rất ăn ý nhưng vẫn bỏ ra tới 50 triệu Euro cho Musa và Slimani, chưa kể đón Kramaric trở lại. West Ham có 11 hợp đồng mới, trong đó Zaza, Calleri, Ashley Fletcher và Ayew khiến hàng công của họ chật ních ngay cả trên ghế dự bị dù chẳng anh nhận thấy sự khác biệt về chất lượng. Watford chẳng chịu kém ai với 12 sự bổ sung mới, chỉ có điều trong đó có tới 6 cầu thủ chạy cánh. Một đội bóng không ở xứ sương mù nhưng góp phần giúp TTCN 2016 trở nên vô cùng sôi động là Valencia. Với 7 cầu thủ đến, 7 cầu thủ đi thì sân Mestalla xứng đáng là trạm trung chuyển cầu thủ tấp nập bậc nhất tại châu Âu trong hè này. Nhưng Los Che cũng chẳng thoát chống được “sự thèm thuồng” mà tiêu biêu nhất là việc bổ sung tới 2 trung vệ là Garay và Mangala chỉ để thay thế Mustafi.
(Bongda24h) - Kỳ chuyển nhượng hè 2016 tại Premier League đã chính thức khép lại với 14 trong tổng số 20 đội tạo nên những bản hợp đồng kỷ lục. Dưới đây là...
TTCN hè 2016 đã kết thúc với quá nhiều bản hợp đồng điên rồ. Có lẽ đây là thời điểm mà các CLB đã hiện thực hóa “lòng tham vô đáy” của mình trên sàn chuyển nhượng. Đó là lý do mà số tiền mua sắm tăng vọt, số lượng cầu thủ khoác áo đội bóng mới nhiều chưa từng thấy. Thế nhưng có rất nhiều thương vụ thừa thãi, lãng phí và chẳng để làm gì, họ vung tiền chỉ để thỏa mãn cơn khát mua sắm. Dù mất tiền thì các CLB vẫn cố mà mua vì sợ bị đội khác cướp mất. Hoặc đơn giản là chẳng mấy đội tự tin vào năng lực của mình.
Doãn Công
⇒ Báo bóng đá cập nhật liên tục thông tin về bóng đá việt nam và chuyên gia nhận định bóng đá . |
Có thể bạn quan tâm
- Những thương vụ ra đi rồi trở lại ấn tượng nhất lịch sử bóng đá
- Điểm tin Bongda24h sáng 1/9: Hiện tượng Euro chính thức chuyển tới Premier League
- Đức 2-0 Phần Lan: Thắng nhẹ trong ngày chia tay Schweinsteiger
- Điểm tin Bongda24h tối ngày 31/8: Fabregas tiến gần tới Milan
- Thierry Henry có buổi tập đầu tiên cùng ĐT Bỉ