Thất bại khó hiểu của Napoli trước Athletic Bilbao chỉ càng tô điểm thêm cho sự thật rằng lúc này Serie A là một cái bóng thực sự rất mờ trên bản đồ bóng đá châu Âu, so với chính họ của ngày trước.
Rafael Benitez ngay trước trận lượt về vòng loại thứ 3 Champions League gặp Athletic Bilbao đã đăng đàn nói tỉnh bơ: "Bị loại đâu phải thảm họa", bất chấp sự thật rằng sau lượt đi hòa 1-1, chẳng có gì là rõ ràng trước khi 2 đội bước ra thảm cỏ San Mames. Napoli được coi là một đội mạnh ở Italia, còn Bilbao lúc nào cũng chỉ thuộc dạng khá tại La Liga. Chính vì thế, thất bại dễ dàng của El Partenopei cho thấy Serie A đang tiếp tục quá trình "chết dần chết mòn" đã xảy ra suốt 5 năm nay. Một cái chết chậm rãi, và rất đau đớn. Nhìn lại thì trong suốt 5 năm vừa qua, chỉ có đúng MỘT đội thuộc Serie A có thể vượt qua được vòng loại UEFA Champions League, đó là AC Milan mùa 2012-13. Bây giờ AC Milan ở đâu trên bản đồ bóng đá Ý?
Đây chẳng phải lần đầu một đại diện đến từ Serie A bị loại nhục nhã đến vậy khỏi đấu trường cao nhất châu Âu. Juventus - đội bóng lớn nhất của các đội bóng lớn tại Italia, thống trị Serie A như đi dạo và giành Scudetto như thể cơm ăn nước uống hàng ngày - bị loại khỏi vòng bảng Champions League mùa trước bởi một Galatasaray đến từ Thổ Nhĩ Kì, vùng "khá trũng" của bóng đá châu Âu. Để rồi sau đó, chính họ bị tước quyền thi đấu trận chung kết Europa League trên sân nhà vì đã để bị loại bởi Benfica tại bán kết. Khi đó đại diện của Bồ Đào Nha chỉ còn 9 người thi đấu trên sân. Điều gì đang xảy ra với bóng đá Italia, khi mà 2 niềm hi vọng Juventus và Napoli làm các CĐV Serie A phải nhận 2 nỗi nhục trong 2 mùa liên tiếp?
Chưa hết, chưa ai quên tại World Cup 2014 vừa qua trên đất Brazil, ĐTQG Italia chẳng để lại gì ngoài nỗi thất vọng. Đành rằng Italia ở vào bảng đấu tử thần, nhưng một đội tuyển quốc gia có số lần vô địch World Cup thuộc vào hàng nhiều nhất thế giới đời nào lại để cho một Costa Rica non trẻ lên ngôi nhất bảng và vui vẻ xách vali về nước? Đó mới là lần thứ 2 Italia bị loại khỏi vòng bảng World Cup. Để rồi sau đó, như một dấu hiệu của sự hoảng loạn, Claudio Tavecchio được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch liên đoàn bóng đá Italia FIGC và Antonio Conte ngồi thay ghế của Cesare Prandelli. Chưa biết Conte sẽ thể hiện ra sao, nhưng bổ nhiệm người đàn ông đầy mình tù tội, lí lịch đen tối và có thành kiến với người da màu như Tavecchio để thay cựu Chủ tịch Giancarlo Abete rõ ràng là một bước lùi tai hại của bóng đá xứ mì ống.
Trên TTCN, 2 cầu thủ thuộc diện tốt nhất của Serie A là Mario Balotelli (sang Liverpool) và Mehdi Benatia (sang Bayern Munich) không còn lưu luyến với những AC Milan hay AS Roma. Người ta có cảm giác các cầu thủ coi đội bóng ở Italia như những đội... trẻ để dừng chân trước khi tìm đến những đội bóng mới. Và đau đớn hơn, Serie A trở thành nơi để các cầu thủ đỉnh cao một thời về dưỡng già. Nemanja Vidic hay Ashley Cole là những ví dụ tiêu biểu. Chính vì chất lượng cầu thủ suy giảm, hậu quả của việc mua bán vô tội vạ, thiếu tính toán và vì mục tiêu ngắn hạn, mà trong lúc này không còn bất kì đội bóng Italia nào trong top 10 đội bóng mạnh nhất thế giới của UEFA. Và rồi người ta bật cười khi thấy AC Milan là đại diện duy nhất nằm trong top 20. Trớ trêu thay, Rossoneri phải rất may mắn mới có thể cán đích ở vị trí trong top 10 Serie A hồi mùa trước.
Hãy nói thêm một chút về AC Milan, đội bóng đã từng một thời là niềm tự hào của Serie A, và cũng chỉ cách đây có 6 hay 7 năm thôi, họ vẫn còn là nhà đương kim vô địch Champions League. Thời gian trôi qua và nửa Đỏ - Đen thành Milano thay đổi đến chóng mặt. Đội bóng đầy kiêu hãnh ngày nào giờ phải dựa vào thị trường chuyển nhượng tự do để mua hàng thải của các đội bóng khác, và chẳng có một tí tẹo sức hút nào để lôi kéo những cầu thủ mới về phía mình. Vậy coi như AC Milan không giữ được cầu thủ, đó cũng là điều bình thường; nhưng họ còn đánh mất cả lực lượng CĐV và đó mới thực sự là điều vô cùng bất thường. Theo những báo cáo mới nhất, nhà vô địch châu Âu 7 lần vừa trải qua một mùa bán vé tệ nhất trong lịch sử. Chỉ 16 ngàn vé cả mùa được bán ra, tức là chỉ lấp đầy được khoảng ít hơn 1/3 sân San Siro.
So với mùa trước, thì mùa này Serie A bán được ít hơn tới 50 ngàn vé. Chẳng thế mà người ta dự đoán về một mùa giải đìu hiu với số lượng khán giả trận nào may thì lấp đầy được nửa khán đài. Mà trong khi ấy, mùa trước cũng đã rất ảm đạm rồi, với tỉ lệ khán giả đến sân chỉ lấp đầy nổi 56% khán đài. Những trận đấu vắng người xem thể hiện quá rõ ràng chất lượng kém của các đội bóng, và những sân đấu lởm khởm với cơ sở hạ tầng không được nâng cấp. FIGC đang đầu tư thiếu hụt, hoặc đầu tư sai, trên mọi mặt.
Quay trở lại việc Napoli phơi áo trước Bilbao. Nhìn lại đội hình Napoli thì người ta thấy thực sự giật mình vì cái cách mà ông chủ Aurelio De Laurentiis mua bán người trong năm qua. Ông từng nổi tiếng là người chịu chơi nhất Serie A khi sẵn sàng mua về cả những Gonzalo Higuain, Jose Callejon hay Dries Mertens mùa trước. Tuy nhiên, tới hè này chẳng hiểu sao mà cái "máu" mua bán của De Laurentiis bay đi đâu mất, để rồi một lực lượng cũ kỹ của những ngôi sao hạng "một phẩy năm" (giữa hạng 1 và hạng 2) để phơi áo trước một Athletic Bilbao chẳng có lấy một cầu thủ được các đội bóng lớn đoái hoài trong đội hình. Đành rằng đây không phải thảm họa, nhưng khi chết, cái chết từ từ, đau đớn thường làm cho người ta mệt mỏi, cảm thán hơn là cái chết đột ngột.
Bóng đá Italia đang chết, chết theo cái cách mà ai cũng nhìn thấy, nhưng không ai cứu nổi. Và thực ra thì cũng chẳng ai cố gắng để cứu.
Thành Nguyễn
Rafael Benitez ngay trước trận lượt về vòng loại thứ 3 Champions League gặp Athletic Bilbao đã đăng đàn nói tỉnh bơ: "Bị loại đâu phải thảm họa", bất chấp sự thật rằng sau lượt đi hòa 1-1, chẳng có gì là rõ ràng trước khi 2 đội bước ra thảm cỏ San Mames. Napoli được coi là một đội mạnh ở Italia, còn Bilbao lúc nào cũng chỉ thuộc dạng khá tại La Liga. Chính vì thế, thất bại dễ dàng của El Partenopei cho thấy Serie A đang tiếp tục quá trình "chết dần chết mòn" đã xảy ra suốt 5 năm nay. Một cái chết chậm rãi, và rất đau đớn. Nhìn lại thì trong suốt 5 năm vừa qua, chỉ có đúng MỘT đội thuộc Serie A có thể vượt qua được vòng loại UEFA Champions League, đó là AC Milan mùa 2012-13. Bây giờ AC Milan ở đâu trên bản đồ bóng đá Ý?
Đây chẳng phải lần đầu một đại diện đến từ Serie A bị loại nhục nhã đến vậy khỏi đấu trường cao nhất châu Âu. Juventus - đội bóng lớn nhất của các đội bóng lớn tại Italia, thống trị Serie A như đi dạo và giành Scudetto như thể cơm ăn nước uống hàng ngày - bị loại khỏi vòng bảng Champions League mùa trước bởi một Galatasaray đến từ Thổ Nhĩ Kì, vùng "khá trũng" của bóng đá châu Âu. Để rồi sau đó, chính họ bị tước quyền thi đấu trận chung kết Europa League trên sân nhà vì đã để bị loại bởi Benfica tại bán kết. Khi đó đại diện của Bồ Đào Nha chỉ còn 9 người thi đấu trên sân. Điều gì đang xảy ra với bóng đá Italia, khi mà 2 niềm hi vọng Juventus và Napoli làm các CĐV Serie A phải nhận 2 nỗi nhục trong 2 mùa liên tiếp?
Một AC Milan chỉ biết dựa vào TTCN tự do để tìm cầu thủ đang là đại diện duy nhất của Italia trong top 20 đội bóng mạnh nhất châu Âu |
Chưa hết, chưa ai quên tại World Cup 2014 vừa qua trên đất Brazil, ĐTQG Italia chẳng để lại gì ngoài nỗi thất vọng. Đành rằng Italia ở vào bảng đấu tử thần, nhưng một đội tuyển quốc gia có số lần vô địch World Cup thuộc vào hàng nhiều nhất thế giới đời nào lại để cho một Costa Rica non trẻ lên ngôi nhất bảng và vui vẻ xách vali về nước? Đó mới là lần thứ 2 Italia bị loại khỏi vòng bảng World Cup. Để rồi sau đó, như một dấu hiệu của sự hoảng loạn, Claudio Tavecchio được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch liên đoàn bóng đá Italia FIGC và Antonio Conte ngồi thay ghế của Cesare Prandelli. Chưa biết Conte sẽ thể hiện ra sao, nhưng bổ nhiệm người đàn ông đầy mình tù tội, lí lịch đen tối và có thành kiến với người da màu như Tavecchio để thay cựu Chủ tịch Giancarlo Abete rõ ràng là một bước lùi tai hại của bóng đá xứ mì ống.
Trên TTCN, 2 cầu thủ thuộc diện tốt nhất của Serie A là Mario Balotelli (sang Liverpool) và Mehdi Benatia (sang Bayern Munich) không còn lưu luyến với những AC Milan hay AS Roma. Người ta có cảm giác các cầu thủ coi đội bóng ở Italia như những đội... trẻ để dừng chân trước khi tìm đến những đội bóng mới. Và đau đớn hơn, Serie A trở thành nơi để các cầu thủ đỉnh cao một thời về dưỡng già. Nemanja Vidic hay Ashley Cole là những ví dụ tiêu biểu. Chính vì chất lượng cầu thủ suy giảm, hậu quả của việc mua bán vô tội vạ, thiếu tính toán và vì mục tiêu ngắn hạn, mà trong lúc này không còn bất kì đội bóng Italia nào trong top 10 đội bóng mạnh nhất thế giới của UEFA. Và rồi người ta bật cười khi thấy AC Milan là đại diện duy nhất nằm trong top 20. Trớ trêu thay, Rossoneri phải rất may mắn mới có thể cán đích ở vị trí trong top 10 Serie A hồi mùa trước.
Hãy nói thêm một chút về AC Milan, đội bóng đã từng một thời là niềm tự hào của Serie A, và cũng chỉ cách đây có 6 hay 7 năm thôi, họ vẫn còn là nhà đương kim vô địch Champions League. Thời gian trôi qua và nửa Đỏ - Đen thành Milano thay đổi đến chóng mặt. Đội bóng đầy kiêu hãnh ngày nào giờ phải dựa vào thị trường chuyển nhượng tự do để mua hàng thải của các đội bóng khác, và chẳng có một tí tẹo sức hút nào để lôi kéo những cầu thủ mới về phía mình. Vậy coi như AC Milan không giữ được cầu thủ, đó cũng là điều bình thường; nhưng họ còn đánh mất cả lực lượng CĐV và đó mới thực sự là điều vô cùng bất thường. Theo những báo cáo mới nhất, nhà vô địch châu Âu 7 lần vừa trải qua một mùa bán vé tệ nhất trong lịch sử. Chỉ 16 ngàn vé cả mùa được bán ra, tức là chỉ lấp đầy được khoảng ít hơn 1/3 sân San Siro.
So với mùa trước, thì mùa này Serie A bán được ít hơn tới 50 ngàn vé. Chẳng thế mà người ta dự đoán về một mùa giải đìu hiu với số lượng khán giả trận nào may thì lấp đầy được nửa khán đài. Mà trong khi ấy, mùa trước cũng đã rất ảm đạm rồi, với tỉ lệ khán giả đến sân chỉ lấp đầy nổi 56% khán đài. Những trận đấu vắng người xem thể hiện quá rõ ràng chất lượng kém của các đội bóng, và những sân đấu lởm khởm với cơ sở hạ tầng không được nâng cấp. FIGC đang đầu tư thiếu hụt, hoặc đầu tư sai, trên mọi mặt.
Quay trở lại việc Napoli phơi áo trước Bilbao. Nhìn lại đội hình Napoli thì người ta thấy thực sự giật mình vì cái cách mà ông chủ Aurelio De Laurentiis mua bán người trong năm qua. Ông từng nổi tiếng là người chịu chơi nhất Serie A khi sẵn sàng mua về cả những Gonzalo Higuain, Jose Callejon hay Dries Mertens mùa trước. Tuy nhiên, tới hè này chẳng hiểu sao mà cái "máu" mua bán của De Laurentiis bay đi đâu mất, để rồi một lực lượng cũ kỹ của những ngôi sao hạng "một phẩy năm" (giữa hạng 1 và hạng 2) để phơi áo trước một Athletic Bilbao chẳng có lấy một cầu thủ được các đội bóng lớn đoái hoài trong đội hình. Đành rằng đây không phải thảm họa, nhưng khi chết, cái chết từ từ, đau đớn thường làm cho người ta mệt mỏi, cảm thán hơn là cái chết đột ngột.
Bóng đá Italia đang chết, chết theo cái cách mà ai cũng nhìn thấy, nhưng không ai cứu nổi. Và thực ra thì cũng chẳng ai cố gắng để cứu.
Thành Nguyễn
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan: