Chủ Nhật, 29/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng vàng không có lỗi!

Thứ Năm 05/01/2017 13:32(GMT+7)

Giải thưởng QBV Việt Nam 2016 khép lại mà chẳng mấy ai thấy vui, thấy phấn khởi. Ngược lại, người ta cảm thấy hụt hẫng vì một giải thưởng đáng ra phải rất cao quý nhưng bị BTC làm tầm thường hóa, làm nó trở nên lố bịch.

Ở bất cứ nền bóng đá nào, giải thưởng QBV được coi là sự tôn vinh cho sự phấn đấu của các cầu thủ quần đùi áo số trong suốt 1 năm. Với đặc thù nghề nghiệp thì đây giống như một sự thừa nhận về tài năng và sự cống hiến của người đó. Và Việt Nam là một trong những Quốc gia cho ra đời giải thưởng QBV rất sớm (từ năm 1995). Đáng ra thì khán giả, NHM, cầu thủ, HLV đều rất vui với lễ tôn vinh này, nhất là về mặt tinh thần. Thế nhưng sau 22 năm, càng ngày người ta càng cảm thấy QBV Việt Nam đi sai mục đích, ngày càng nghiệp dư, và trên tất cả nhất là ngày càng mất đi ý nghĩa của nó.

Bình luận: Quả bóng… “văng”
Việc một quả bóng gắn với chiếc cúp trao cho chủ nhân giải thưởng quả bóng bạc futsal tại Gala QBV Việt Nam 2016 bất ngờ bị văng ra, khiến người trao giải phải...

BTC vỗ ngực đã có 22 năm tổ chức nhưng sự thật là tư duy và cách làm lại giữ nguyên như những năm 90. Mà bây giờ đã là năm 2017, thời buổi mà bóng đá và cuộc sống đã thay đổi rất nhiều. BTC vẫn giữ cách bình chọn bỏ phiếu từ các nhà báo, HLV nhưng lại không công khai các lá phiếu. Các tiêu chí xét bóng vàng cũng cười ra nước mắt. Đó là phải thi đấu ở V-League và khoác áo ĐTQG. Nhưng chính cái quy chuẩn của những người tổ chức khiến họ tự làm khó chính mình. Có thể kể đến năm 2013 khi QBV không dám tổ chức vì V-League và ĐTQG đều thi đấu bết bát. Hay như năm 2015, Anh Đức rất xứng đáng với QBV nhưng BTC phải “phá rào” vì anh không đá trận nào cho ĐTVN. Năm 2016 như đã biết, Xuân Trường được đặc cách vào phút chót vì được đá tại AFF Cup dù ngồi dự bị cả năm ở Incheon.

Bong vang khong co loi! hinh anh goc
Thành Lương đã giành tới 4 QBV

Chính vì “tự tát vào mặt” quá nhiều lần mà BTC càng thiếu tỉnh táo hơn. Họ cứ tổ chức QBV một cách đầy gượng ép vì đã chót kêu gọi tài trợ. Và người được trao giải là người “ít tai tiếng” nhất – Phạm Thành Lương. Tiền vệ người gốc Hà Tây ra sao thì ai cũng rõ, thi đấu nhiệt tình, máu lửa, khéo léo và quan trọng là… hiền lành, đạo đức tốt, chẳng làm mất lòng ai. Thế nhưng nếu cầu thủ của CLB Hà Nội giỏi đến mức giành tới 4 QBV, lập kỷ lục trong lịch sử thì phải xem lại. Trong 4 lần Thành Lương giành bóng vàng thì ĐT Việt Nam đều thi đấu bết bát. Như vậy tiêu chuẩn dựa vào V-League. Nhưng ở sân Hàng Đẫy suốt bao năm qua ai cũng biết Thành Lương, Văn Quyết thơm lây từ song sát Samson và Gonzalo quá xuất sắc. Đóng góp của các cầu thủ nội vào thành công của Hà Nội T&T trước đây là rất ít, hãy xem lượng CĐV thật sự của đội bóng này là minh chứng không thể bàn cãi.

Công Vinh: “BTC làm thế thì lộ liễu quá”
Cựu tiền đạo Công Vinh đã chính thức lên tiếng về việc không được mời tham dự gala QBV Việt Nam 2016.

Còn nếu BTC QBV coi V-League là sân chơi chính như khi trao QBV cho Anh Đức 2015, Thành Lương 2016 thì tại sao Xuân Trường lại giành QBB khi chưa đá trận nào ở giải quốc nội. Quay ngược lại cách đây 3 năm 2013, như đã nói là BTC không thể tổ chức vì cho rằng không ai xứng đáng. Năm đó Công Vinh thi đấu bùng nổ và ghi tới 14 bàn ở V-League 2013. Khi đang có cơ hội vượt mặt các ngoại binh giành vua phá lưới thì anh sang Nhật khoác áo Sapporo. Tại xứ mặt trời mọc, CV9 ra sân 9 trận, ghi được 2 bàn. Vẫn ấn tượng hơn Xuân Trường năm 2016 rất nhiều nhưng trắng tay.

Bong vang khong co loi! hinh anh goc 2
Công Vinh bị BTC QBV "ghét"

Nhắc tới Công Vinh mới thấy giải thưởng QBV trở nên lố bịch. Vì những vấn đề ngoài hậu trường, BTC “ghét” không mời CV9 dự gala và lấy lý do là chỉ mời top 3. Nhưng trong năm 2016, vai trò của cựu tiền đạo này ở ĐT Việt Nam không phải bàn cãi, anh ghi tới 10 bàn trong 13 trận. Còn “siêu kỷ lục gia” Thành Lương mới chỉ ghi vỏn vẹn 2 bàn trong tất cả 76 lần khoác áo đội tuyển. Quan trọng hơn, sẽ là ngốc nghếch nếu nói vai trò của Thành Lương trên đội tuyển luôn quan trọng hơn Công Vinh trong 10 năm qua. Còn V-League ư? Tìm được một chân sút có hiệu suất ghi hơn 100 bàn như CV9 chỉ có Samson và Merlo làm được. Thậm chí, đừng nói đến Công Vinh, ở V-League những năm qua Thành Lương thua xa Văn Thắng, Đình Tùng, Minh Tuấn hay mới nhất là Xuân Tú. Vì thế BTC đừng bao giờ thắc mắc tại sao mỗi khi QBV được trao, NHM lại tỏ ra thờ ơ vì bóng vàng luôn bị đặt nhầm chỗ.

Nóng: Thành Lương lần thứ 4 giành QBV Việt Nam
Tiền vệ Phạm Thành Lương đã giành danh hiệu QBV Việt Nam 2016 trong buổi lễ gala trao giải vào tối 4/1.

Buổi lễ gala trao QBV 2016 đã ít nhiều nói lên trình độ, năng lực của những người tổ chức. Một buổi lễ mà BTC liên tục nói sai tên giải thưởng, sai tên cầu thủ, không biết Merlo là ai, khiến đại biểu muối mặt (HLV Hoàng Anh Tuấn), cúp vàng chưa trao đã rơi… Một buổi lễ đáng ra rất trang trọng với giới quần đùi áo số lại trở thành một “phường chèo” trên sân khấu. Đương nhiên giải thưởng QBV không có lỗi bởi bất cứ nền bóng đá nào cũng cần nó. Nhưng có lẽ VFF cần rút lại quyền tổ chức của đơn vị đăng cai vì quá nghiệp dư, vì những cách làm thiếu minh bạch. Nếu vẫn giữ cách làm như hiện nay nó chỉ khiến giải QBV Việt Nam ngày càng mất giá trị, quan trọng hơn là mất đi niềm tin yêu của NHM.

Doãn Công (Theo Thể Thao Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X