Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Cầu thủ tiêu cực đi tù, vậy còn trọng tài?

Thứ Ba 10/05/2016 11:38(GMT+7)

Với bóng đá Việt Nam thì việc cầu thủ, HLV phải vướng vòng lao lý và ngồi tù là chuyện không hiếm gặp. Thế nhưng nếu các trọng tài dính đến tiêu cực thì lại ít khi bị cơ quan điều tra “sờ gáy”.

⇒ Theo dõi thông tin Euro 2016lịch euro 2016.

Trong lịch sử non trẻ của bóng đá Việt Nam thì việc cầu thủ, HLV dính dáng đến tiêu cực vào rơi vào vòng lao lý đã trở nên quá quen thuộc. Thậm chí nó từng là thứ ung nhọt gần như không thể loại bỏ của nền bóng đá. Chẳng khó để kể ra những vụ mua bán độ đình đám như Bacolod năm 2005, SLNA mua cúp năm 2001, Ninh Bình tại AFC Cup 2014, Đồng Nai tại V-League 2014… Tất cả đều có mẫu số chung là những kẻ cầm đầu đều vào trả giá bằng những ngày tháng sau song sắt. Những tài năng lớn của ĐTQG như Quốc Vượng, Nguyễn Mạnh Dũng (Ninh Bình) hay kể cả thuyền trưởng của ĐT Việt Nam hiện tại là Nguyễn Hữu Thắng đã từng phải ngồi tù vì tiêu cực. Nói ra để thấy bất cứ việc mua bán độ hay dàn xếp tỷ số đều đem lại kết cục bi thảm cho các cầu thủ, HLV.

Trưởng Ban trọng tài: “Anh Chiến sai cả 2 lỗi thổi phạt đền”
Trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi đã khẳng định trọng tài Hà Anh Chiến đã sai 2 lỗi cơ bản nhất để thổi quả phạt đền trong trận Thanh Hóa 2-2 SLNA.

Thế nhưng nếu chỉ riêng cầu thủ và HLV là chưa đủ, sẽ là nói dối nếu trọng tài đứng ngoài vấn nạn này của nền bóng đá. Thậm chí thời nay các “vua áo đen” mới là nhân vật chính được nhắm đến bởi họ có “quyền sinh, quyền sát” trong tay. Chỉ cần một thẻ đỏ hay một quả phạt đền là đã có thể hướng trận đấu theo ý mình. Và nói đến chuyện mafia trong giới trọng tài thì cũng chẳng phải mới mẻ gì ở Việt Nam. Bầu Đức từng khẳng định “tôi mua trọng tài dễ lắm”, hay như bầu Kiên còn tuyên bố bị trọng tài “gạ” chi ra nửa tỷ để đổi lấy 1 chiến thắng. Sai phạm của các “vua áo đen” là có thật, mà thực tế đã có những án phạt nghiêm khắc từ VFF. Tuy nhiên thật lạ là đa số lại không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cau thu tieu cuc di tu, vay con trong tai hinh anh
Tổ trọng tài trận Thanh Hóa vs SLNA

Thật ra trong quá khứ mới chỉ có duy nhất 1 lần trọng tài phải trả giá cho việc mình làm. Đó là vụ dàn xếp tỷ số năm 2007 mà trọng tài Lương Trung Việt cầm đầu. Ông Việt phải lãnh 7 năm tù vì tội môi giới hối lộ còn 2 trọng tài gạo cội là Trương Thế Toàn và Phạm Hữu Lộc phải trả giá bằng 4 năm “khoác áo Juventus”. Thế nhưng đó là một con số quá khiêm tốn với thực trạng của bóng đá Việt Nam. Thử hỏi nếu những người cầm cân nảy mực ở môn thể thao vua của chúng ta trong sạch đến thế thì có lẽ bầu Đức đã chẳng phải thốt lên “tôi mua trọng tài dễ lắm”. Lịch sử còn chứng kiến sự kiện bi hài là Hải Phòng tuyên bố chiến dịch chi ra 10 tỷ để trụ hạng. Hay như chính còi vàng Dương Mạnh Hùng tuyên bố ở bóng đá Việt Nam thì nhiều trường hợp nếu trọng tài không nhận hối lộ là “toi”, nếu nhận thì còn có người “che chở” hộ.

Phốt trọng tài: Bóng đen “mafia” trở lại!
V-League 2016 đang diễn ra tưng bừng, hấp dẫn từ cuộc đua vô địch tới trụ hạng. NHM đang rất chờ đợi “làn gió mát” Hải Phòng sẽ tạo nên một “Leicester mới” của...

Nói ra để thấy từ trước tới nay, chuyện trọng tài nhận hối lộ và đưa trận đấu theo ý mình vẫn diễn ra nhưng chỉ bị “giơ cao đánh khẽ”. Hầu như họ chỉ phải nhận án phạt từ VFF và cùng lắm là treo còi. Chính cái tư tưởng nuông chiều đó khiến các trọng tài sinh “hư”. Thậm chí đã có thời chính các vua áo đen chủ động “mời” các đội bóng mua điểm. Ở mặt ngược lại, nhiều “vua áo đen” có tư tưởng bất chấp tất cả và sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp. Họ tranh thủ “kiếm thêm” vài năm, thậm chí vài trận rồi sau đó bị treo còi vĩnh viễn cũng chẳng ân hận bởi nghiệp cầm cần nảy mực cũng ngắn ngủi như cầu thủ vậy.

Cau thu tieu cuc di tu, vay con trong tai hinh anh goc
Điểm phạm lỗi của Đình Hoàng với Omar còn cách xa vòng 16m50

Mọi thứ sẽ rất khác nếu VFF và phần nào đó là VPF dám làm mạnh tay. Từ trước tới giờ các vấn đề nhạy cảm của các vua áo đen đều do Ban trọng tài và Ban kỷ luật xử lý nội bộ. Vì thế sự việc trọng tài vòng 9 V-League 2016 phải được VFF và VPF làm nghiêm khắc để làm án điểm. Một mặt khiến những người mang danh “vua sân cỏ” tỉnh ngộ, mặt khác là lấy lại niềm tin của NHM đang gần như cạn kiệt sau những trận đấu vừa qua. Đặc biệt sự việc trọng tài Hà Anh Chiến trên sân Thanh Hóa có nhiều dấu hiệu bất thường cần phải làm sáng tỏ. Một pha bóng mà trọng tài này không theo kịp tình huống và tự nhận là không quan sát rõ. Ấy thế mà lại thổi phạt đền rất cương quyết không cần hỏi ý kiến trợ lý.

Ngọc Hải: Có lẽ trọng tài đã thổi theo luật mới mà chúng tôi chưa biết
Sau trận Thanh Hóa 2-2 SLNA, cả làng bóng đá sôi sục vì quyết định khó hiểu của trọng tài Hà Anh Chiến lúc cuối trận.

Theo nhận định ban đầu của Trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi thì ông Chiến đã sai 2 lỗi cơ bản. Một là nhận định sai tình huống phạm lỗi của Đình Hoàng với Omar, hai là xác định sai vị trí phạm lỗi. Điều đáng nói là trọng tài Chiến đứng ở sau lưng Omar thì không thể nhìn thấy cánh tay của hậu vệ SLNA. Và ông cũng đứng gần vạch giữa sân nên không chắc là ở vòng cấm hay chưa. Cứ cho là lỗi ở chuyên môn nhưng tại sao vua áo đen này không hỏi cần hỏi trợ lý Cao Thanh Tú? Thay vào đó là chỉ tay ngay vào chấm phạt đền. Và liệu trận Thanh Hóa 2-2 SLNA có gì đó liên quan đến trận gặp HAGL ở vòng trước, khi đội khách bị nhiều tình huống gây ức chế hay không? Đó là những câu hỏi mà VFF, VPF và Ban trọng tài cần phải tìm ra câu trả lời thích đáng cho NHM chân chính.
 


Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X