Thứ Hai, 23/12/2024 Mới nhất
Zalo

Chuyên gia chê thể lực ĐTQG và bài toán khó với bóng đá Việt

Thứ Hai 11/09/2017 20:09(GMT+7)

Một lần nữa hạn chế về thể lực của các cầu thủ Việt Nam lại được bộc lộ ở trận thắng Campuchia tại vòng loại Asian Cup 2019. Đó thực sự là điều khó chấp nhận khi mà bóng đá Việt đã đi lên chuyên nghiệp cả chục năm nay.

Từ xưa tới nay, sức bền thể lực luôn là vấn đề nhức nhối với các lứa cầu thủ Việt Nam. Thực tế mà nói, với thể hình khiêm tốn cùng nền tảng thể lực không có gì đặc biệt, các cầu thủ của chúng ta vẫn thường tỏ ra thua thiệt so với chính các đối thủ trong khu vực, chứ chưa nói tới tầm châu lục. Nhiều năm trôi qua, bóng đá Việt chỉ quanh quẩn trong ‘ao làng’ Đông Nam Á với mục tiêu lên đỉnh khu vực, nhưng buồn thay tất cả đều không thành công. Đó là bởi các cầu thủ của chúng ta quá yếu về thể lực lẫn bản lĩnh để đánh bại đối thủ.

Chuyen gia che the luc DTQG va bai toan kho voi bong da Viet hinh anh
ĐT Việt Nam rất nhọc nhằn mới vượt qua được Campuchia

Bóng đá là một môn thể thao đối kháng, đòi hỏi sự va chạm, tranh chấp và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thể lực. Song đây cũng chính là trở ngại lớn nhất của bóng đá Việt Nam kể từ khi hội nhập khu vực. Theo những số liệu nghiên cứu, quãng đường di chuyển trung bình trong mỗi trận đấu của một cầu thủ V-League chỉ vào khoảng 5,8 tới 6 km, ít hơn rất nhiều so với chuẩn thế giới là từ 10 đến 12 km. Với sự chênh lệch quá lớn như vậy, rất khó để chúng ta có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ khi nền tảng thể lực đã cạn kiệt.

Ở thời điểm hiện tại, các đội bóng Việt Nam vẫn đang chú trọng hơn vào nhiệm vụ nâng cao thể chất ở lứa cầu thủ trẻ, tuy nhiên đối với các cầu thủ đã trường thành, điều này dường như vẫn chưa cải thiện được. Có thể thấy rõ ở trận đấu tại vòng loại Asian Cup 2019 vừa qua với Campuchia, đội hình ĐT Việt Nam với số đông các gương mặt đã dạn dày kinh nghiệm trận mạc tại V-League như Huy Hùng, Hoàng Thịnh,… đã phải chống đỡ vất vả như thế nào trước sức tấn công mạnh liệt của đội bạn. Điều này thực sự đã gây sốc với người hâm mộ, bởi chưa khi nào chúng ta lại được chứng kiến một tuyển Việt Nam thi đấu bạc nhược và yếu ớt như vậy.

Một nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là thái độ tập luyện của các cầu thủ và sự ảnh hưởng từ quãng nghỉ dài của V-League. Hơn hai tháng tạm nghỉ vừa qua, rõ ràng các cầu thủ đã không chăm chỉ tập luyện để duy trì phong độ và sự ổn định của thể lực. Một khi sức ì quá lớn, việc các vị trí của ĐT Việt Nam mất đi sự thanh thoát và tốc độ trong các pha lên bóng là điều khó tránh khỏi.

Chuyen gia che the luc DTQG va bai toan kho voi bong da Viet Nam hinh anh 2
Cải thiện thể lực vẫn là một bài toán khó với bóng đá Việt. Ảnh: Zing.vn

Kể từ sau thành công với việc lên ngôi ở kỳ AFF Cup 2008, bóng đá Việt Nam sau này vẫn loay hoay với câu hỏi làm sao để đá đẹp, đá hiệu quả để giành chức vô địch, nhưng bài toán hóc búa nhất là làm sao để cải thiện thể lực các cầu thủ thì chúng ta vẫn chưa giải quyết được. Thực tế năng lực của các cầu thủ Việt không tệ nhưng yếu về thể lực thì rất khó làm nên chuyện. Khi mà người ta vẫn đang chăm chút cho ‘cái ngọn’ là chiến thuật là lối chơi, mà quên đi ‘cái gốc’ của vấn đề là câu chuyện thể lực thì người hâm mộ Việt Nam đừng cố mơ tới một danh hiệu. Thành công của một đội bóng đến từ nhiều yếu tố, bao gồm cả sự chuẩn bị kỹ càng về thể lực. Nếu không làm tốt điều này thì bóng đá Việt Nam mãi mãi sẽ chỉ là kẻ thất bại mà thôi.

“Trận đấu với Campuchia đã lộ quá rõ một đội tuyển VN chưa bao giờ thiếu và yếu đến mức đáng ngượng như vậy. Các cầu thủ không thi đấu ở SEA Games 2017 tại Malaysia vừa qua lẽ ra phải cho thấy sự sung sức thì chỉ đủ sức đá tới phút 75. 

Tôi nghĩ trong gần 2 tháng V-League 2017 tạm nghỉ, các cầu thủ của nhiều CLB đã không tập luyện nghiêm túc nên mới yếu đến mức như vậy. Từng 12 năm làm HLV trưởng CLB Thể Công nên nhìn họ thi đấu, tôi cảm nhận được ngay. Họ đã không tập luyện chuyên nghiệp mà chỉ tập qua loa để đối phó. HLV Mai Đức Chung nếu biết trước chắc cũng không xếp các cầu thủ này đá chính bởi thà dùng bộ tứ tiền vệ U-22 VN đá ở SEA Games 2017 còn tốt hơn vì các em khỏe hơn” – chuyên gia Trịnh Minh Huế.


Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X