- Công Phượng vô duyên và vụng về ra sao ở trận Việt Nam 1-0 Malaysia
- Giải pháp thay Tuấn Anh: Công Phượng, tại sao không?
- Tại sao tiền đạo Công Phượng chỉ xứng “vãn cảnh” ở AFF Cup 2016?
(Bongda24h.vn) – Rất nhiều người hâm mộ đã không khỏi thất vọng khi chứng kiến “cậu bé vàng” Công Phượng ngày nào đã thi đấu hoàn toàn thất vọng trong thời gian qua, mỗi khi được trao cơ hội. Hàng loạt nguyên nhân đã được đưa ra nhưng chung quy lại, tất cả cũng chỉ vì bản thân Công Phượng.
Từ một Công Phượng đi bóng xuyên qua cả rừng người đối thủ cho đến một Công Phượng cứ chạm bóng là mất và chẳng thể vượt qua nổi một cầu thủ đối phương. Cứ ngỡ như rằng chàng trai gốc Đô Lương, Nghệ An này đã thay đổi quá nhanh chóng chỉ sau hơn một năm. Tuy nhiên đó chỉ là một nhận định về phần nổi của tảng băng trôi. Công Phượng vẫn vậy, chỉ có điều các đối thủ mà anh đang phải đối mặt đã không còn non nớt như xưa.
Trình độ giữa bóng đá trẻ và đội tuyển quốc gia thực sự là một trời một vực, nếu như có thể mang ra so sánh. Có quá nhiều cầu thủ nổi danh từ bóng đá trẻ, nhưng khi lên đến cấp độ bóng đá chuyên nghiệp thì lại mất hút không một dấu vết. Trường hợp của Công Phượng có thể khiến người hâm mộ không khỏi chạnh lòng, nhưng đó là điều rất đỗi bình thường trên khắp thế giới.
Có thể lấy ví dụ như trường hợp của Andrija Zivkovic, cầu thủ cũng được coi là Messi của Serbia và nổi lên như cồn sau giải U20 thế giới hồi năm ngoái, mà đội bóng của anh đã xuất sắc lên ngôi vô địch. Ngay lập tức, những đội bóng hàng đầu châu Âu như Barcelona, PSG hay Liverpool nhảy vào để tranh giành cầu thủ 20 tuổi này. Nhưng để cho an toàn, Zivkovic đã chọn Benfica làm bến đỗ mới. Dẫu vậy, cho đến thời điểm này của mùa giải, anh mới chỉ có 2 lần ra sân cho CLB của Bồ Đào Nha, tất nhiên là từ băng ghế dự bị và không để lại dấu ấn nào.
Chính Zivkovic cũng phải thừa nhận rằng trình độ giữa các giải đấu chuyên nghiệp và những giải trẻ là rất khác biệt. Ngay cả cầu thủ xuất sắc bậc nhất U20 World Cup cũng không có vị trí trong một đội bóng đến từ giải Bồ Đào Nha, nơi mà tiền đạo Lê Công Vinh từng thi đấu. Đó chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho Công Phượng thi đấu thất vọng trong thời gian khoác áo đội tuyển Việt Nam vừa qua. Người hâm mộ cần phải hiểu điều đó và chính bản thân Công Phượng cũng phải nắm rõ lý do này.
Chưa nói đến U20, ngay cả lứa U23+3 như tại Olympic cũng có sự chênh lệch rất lớn so với World Cup. Chẳng thế mà ở hai kỳ Olympic gần nhất, những đội bóng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Honduras hay Nigeria đều có thể lọt vào bán kết. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng rất nhiều người không nghĩ rằng đẳng cấp giữa hai giải đấu là khác xa nhau đến nhường nào. Công Phượng có thể đi bóng qua cả rừng cầu thủ U19 Australia, U19 Trung Quốc hay U19 Nhật Bản, nhưng anh thậm chí sẽ còn phải gặp khó khăn trước đội tuyển Malaysia, Myanmar hay cả Campuchia.
Dễ thấy rằng Công Phượng gần như luôn để mất bóng mỗi khi có cơ hội chạm vào nó, không chỉ trong trận đấu với Malaysia hôm qua mà còn ở tất cả những lần mà Phượng khoác áo đội tuyển trước đó. Vấn đề chính là ở điều đó. Hồi còn đá giải trẻ, Công Phượng thường xuyên có thời gian cầm bóng, ngắm nghía và quyết định đột phá. Đằng này, anh luôn phải chạm bóng trong thế bị động và đối thủ sẽ ngay lập tức ập vào. Ở những trường hợp như thế, ngay cả các cầu thủ đẳng cấp thế giới cũng không còn lựa chọn nào khác là chuyền bóng đi ngay.
Thế nhưng Công Phượng vẫn cố gắng cầm bóng và đi bóng để rồi chỉ gây ra những nỗi thất vọng. Xuân Trường và Tuấn Anh đều đang có những bước tiến vượt bậc trong quãng thời gian học việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Với Xuân Trường là yếu tố thể lực còn Tuấn Anh cũng cải thiện nhiều hơn khả năng tranh chấp. Còn Công Phượng thì vẫn vậy, đó mới là vấn đề.
Khả năng tranh chấp tay đôi của Công Phượng, kể cả khi anh có bóng hay không, đều không được cải thiện trong hai năm qua, trong khi đó là điều quan trọng nhất với mỗi cầu thủ trẻ để họ có thể thi đấu chuyên nghiệp. Kỹ năng dứt điểm của Công Phượng cũng không khá hơn nhiều so với năm xưa, cho dù là một tiền đạo. Chính vì thế mà tại sao HLV Hữu Thắng vẫn chưa muốn sử dụng cầu thủ trẻ này cho những trận đấu quan trọng tại AFF Cup 2016.
Giải pháp nào cho Công Phượng?
Giống như những anh chàng tân cử nhân vừa tốt nghiệp đại học và đi xin việc, kinh nghiệm chính là ràng buộc trớ trêu của Công Phượng. Muốn có việc làm thì phải có kinh nghiệm, nhưng muốn có kinh nghiệm thì phải được làm việc trước. Tương tự như vậy, điều Công Phượng cần nhất bây giờ chính là kinh nghiệm thi đấu, để anh được trải nghiệm thứ bóng đá đỉnh cao. Không rõ lần cuối cùng mà Công Phượng được đá chính trong một trận đấu chuyên nghiệp là từ khi nào, có lẽ phải đến một năm trời.
Nếu vẫn cứ tiếp tục chơi bóng tại Mito Hollyhock ở mùa giải tới, Công Phượng sẽ cần thực sự nỗ lực, tìm ra một bước đột phá để phát triển bản thân. Nếu muốn chắc chắn hơn, cách tốt nhất là để Phượng thi đấu thêm một mùa giải nữa tại V.League, để hiểu rõ được sự khắc nghiệt của bóng đá chuyên nghiệp. Tất nhiên vấn đề quan trọng nhất nằm ở chính bản thân Công Phượng, liệu anh có đủ khôn ngoan và vững vàng để khắc phục những hạn chế của mình hay không? Còn bây giờ thì, Công Phượng cũng chỉ đang là một cầu thủ bình thường mà thôi.
Hàn Phi – (Theo Thể Thao Việt Nam)
Công Phượng không thay đổi, nhưng đó mới là vấn đề |
Trình độ giữa bóng đá trẻ và đội tuyển quốc gia thực sự là một trời một vực, nếu như có thể mang ra so sánh. Có quá nhiều cầu thủ nổi danh từ bóng đá trẻ, nhưng khi lên đến cấp độ bóng đá chuyên nghiệp thì lại mất hút không một dấu vết. Trường hợp của Công Phượng có thể khiến người hâm mộ không khỏi chạnh lòng, nhưng đó là điều rất đỗi bình thường trên khắp thế giới.
Có thể lấy ví dụ như trường hợp của Andrija Zivkovic, cầu thủ cũng được coi là Messi của Serbia và nổi lên như cồn sau giải U20 thế giới hồi năm ngoái, mà đội bóng của anh đã xuất sắc lên ngôi vô địch. Ngay lập tức, những đội bóng hàng đầu châu Âu như Barcelona, PSG hay Liverpool nhảy vào để tranh giành cầu thủ 20 tuổi này. Nhưng để cho an toàn, Zivkovic đã chọn Benfica làm bến đỗ mới. Dẫu vậy, cho đến thời điểm này của mùa giải, anh mới chỉ có 2 lần ra sân cho CLB của Bồ Đào Nha, tất nhiên là từ băng ghế dự bị và không để lại dấu ấn nào.
Chính Zivkovic cũng phải thừa nhận rằng trình độ giữa các giải đấu chuyên nghiệp và những giải trẻ là rất khác biệt. Ngay cả cầu thủ xuất sắc bậc nhất U20 World Cup cũng không có vị trí trong một đội bóng đến từ giải Bồ Đào Nha, nơi mà tiền đạo Lê Công Vinh từng thi đấu. Đó chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho Công Phượng thi đấu thất vọng trong thời gian khoác áo đội tuyển Việt Nam vừa qua. Người hâm mộ cần phải hiểu điều đó và chính bản thân Công Phượng cũng phải nắm rõ lý do này.
Công Phượng vô duyên và vụng về ra sao ở trận Việt Nam 1-0 Malaysia
Tiền đạo người Nghệ An đã thể hiện sự vụng về và vô duyên của mình, bỏ lỡ ít nhất 3 cơ hội mười mươi để định đoạt số phận trận đấu. Thật may, Việt Nam vẫn...
Tiền đạo người Nghệ An đã thể hiện sự vụng về và vô duyên của mình, bỏ lỡ ít nhất 3 cơ hội mười mươi để định đoạt số phận trận đấu. Thật may, Việt Nam vẫn...
Chưa nói đến U20, ngay cả lứa U23+3 như tại Olympic cũng có sự chênh lệch rất lớn so với World Cup. Chẳng thế mà ở hai kỳ Olympic gần nhất, những đội bóng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Honduras hay Nigeria đều có thể lọt vào bán kết. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng rất nhiều người không nghĩ rằng đẳng cấp giữa hai giải đấu là khác xa nhau đến nhường nào. Công Phượng có thể đi bóng qua cả rừng cầu thủ U19 Australia, U19 Trung Quốc hay U19 Nhật Bản, nhưng anh thậm chí sẽ còn phải gặp khó khăn trước đội tuyển Malaysia, Myanmar hay cả Campuchia.
Dễ thấy rằng Công Phượng gần như luôn để mất bóng mỗi khi có cơ hội chạm vào nó, không chỉ trong trận đấu với Malaysia hôm qua mà còn ở tất cả những lần mà Phượng khoác áo đội tuyển trước đó. Vấn đề chính là ở điều đó. Hồi còn đá giải trẻ, Công Phượng thường xuyên có thời gian cầm bóng, ngắm nghía và quyết định đột phá. Đằng này, anh luôn phải chạm bóng trong thế bị động và đối thủ sẽ ngay lập tức ập vào. Ở những trường hợp như thế, ngay cả các cầu thủ đẳng cấp thế giới cũng không còn lựa chọn nào khác là chuyền bóng đi ngay.
Thế nhưng Công Phượng vẫn cố gắng cầm bóng và đi bóng để rồi chỉ gây ra những nỗi thất vọng. Xuân Trường và Tuấn Anh đều đang có những bước tiến vượt bậc trong quãng thời gian học việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Với Xuân Trường là yếu tố thể lực còn Tuấn Anh cũng cải thiện nhiều hơn khả năng tranh chấp. Còn Công Phượng thì vẫn vậy, đó mới là vấn đề.
Hãy coi Công Phượng chỉ là một cầu thủ bình thường |
Khả năng tranh chấp tay đôi của Công Phượng, kể cả khi anh có bóng hay không, đều không được cải thiện trong hai năm qua, trong khi đó là điều quan trọng nhất với mỗi cầu thủ trẻ để họ có thể thi đấu chuyên nghiệp. Kỹ năng dứt điểm của Công Phượng cũng không khá hơn nhiều so với năm xưa, cho dù là một tiền đạo. Chính vì thế mà tại sao HLV Hữu Thắng vẫn chưa muốn sử dụng cầu thủ trẻ này cho những trận đấu quan trọng tại AFF Cup 2016.
Giải pháp nào cho Công Phượng?
Giống như những anh chàng tân cử nhân vừa tốt nghiệp đại học và đi xin việc, kinh nghiệm chính là ràng buộc trớ trêu của Công Phượng. Muốn có việc làm thì phải có kinh nghiệm, nhưng muốn có kinh nghiệm thì phải được làm việc trước. Tương tự như vậy, điều Công Phượng cần nhất bây giờ chính là kinh nghiệm thi đấu, để anh được trải nghiệm thứ bóng đá đỉnh cao. Không rõ lần cuối cùng mà Công Phượng được đá chính trong một trận đấu chuyên nghiệp là từ khi nào, có lẽ phải đến một năm trời.
Nếu vẫn cứ tiếp tục chơi bóng tại Mito Hollyhock ở mùa giải tới, Công Phượng sẽ cần thực sự nỗ lực, tìm ra một bước đột phá để phát triển bản thân. Nếu muốn chắc chắn hơn, cách tốt nhất là để Phượng thi đấu thêm một mùa giải nữa tại V.League, để hiểu rõ được sự khắc nghiệt của bóng đá chuyên nghiệp. Tất nhiên vấn đề quan trọng nhất nằm ở chính bản thân Công Phượng, liệu anh có đủ khôn ngoan và vững vàng để khắc phục những hạn chế của mình hay không? Còn bây giờ thì, Công Phượng cũng chỉ đang là một cầu thủ bình thường mà thôi.
Hàn Phi – (Theo Thể Thao Việt Nam)
⇒ Bóng đá 24h cập nhật tin tức AFF CUP 2016 và lịch thi đấu AFF CUP 2016. |