Với rất nhiều người, kể cả những nhà quản lý có chuyên môn thì vực dậy bóng đá Việt Nam bằng cách nào vẫn là một câu hỏi cực kỳ khó. Trong kỳ 2 Đào tạo trẻ lần này, Bongda24h.vn mang đến một bài học của bóng đá Thái Lan để chúng ta có thể tham khảo, đó là làm bóng đá bằng mọi cách.
Không ai có thể phủ nhận Thái Lan ở đẳng cấp khác so với bóng đá Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng thật ra xứ chùa vàng cũng phải vò đầu bứt tai để có thành công như ngày hôm nay. Thậm chí cho tới thời điểm này, bóng đá Thái Lan vẫn đang sử dụng nhiều cách làm khác nhau để thực sự tìm ra phương án khả dĩ nhất. Nói về đào tạo trẻ tại Thái Lan thì ngay cả FAT cũng không thể khẳng định một mô hình nào cả.
Mô hình đào tạo trẻ đa dạng
Mỗi nước đều có cách làm bóng đá khác nhau để tìm ra thành công. Có thể là mở học viện bóng đá, có thể là bóng đá học đường, chuyên nghiệp nhất có thể là hệ thống đào tạo trẻ từ các CLB. Nhưng ở Thái Lan thì chủ tịch Worawi và FAT khuyến khích tất cả để thúc đẩy môn thể thao vua nước nhà. Các CLB tại Thái Premier League và giải Hạng Nhất đều có những tuyến đào tạo trẻ căn cơ, có hệ thống. Tất cả phải tham gia các giải trẻ trong nước từ U6 đến U18. Thậm chí mô hình của họ lớn tới mức, các giải trẻ đều thi đấu như giải chuyên nghiệp, tức là các đội bóng không tập trung tại chỗ mà đá từng tuần lượt đi, lượt về sân nhà, sân khách. Chưa nói đến chất lượng đào tạo thế nào mà việc các cầu thủ trẻ thường xuyên được ra sân cũng đã cho thấy hướng đi đúng của FAT. Vì được thi đấu nhiều, va chạm nhiều nên không có gì ngạc nhiên khi Thái Lan luôn tỏ ra bản lĩnh, kinh nghiệm khi bước ra các giải trong khu vực.
VCK U23 châu Á 2016 đồng thời là vòng loại cuối cùng của Olympic 2016, sân chơi lớn nhất của bóng đá Việt Nam trong năm tới đang hứa hẹn cực kỳ khốc liệt.
Bên cạnh hệ thống đào tạo tại các CLB, xứ chùa vàng đang đầu tư cả chục học viện bóng đá mang tầm cỡ quốc tế. Các học viện này ngoài giáo án theo châu Âu còn có cơ hội cọ xát thường xuyên với nhau. FAT luôn khuyến khích các học viện thi đấu, giao lưu để tìm ra những mặt ưu nhược điểm trong các đào tạo của mình. Nếu nhìn vào HAGL JMG của chúng ta mới thấy có nhiều điều phải học hỏi. Lứa Công Phượng trước khi xuất xưởng vào năm 2013 thì gần như không được tham gia giải đấu nào. Chỉ thỉnh thoảng thi đấu 1, 2 trận giao hữu kiểu festival bóng đá do hệ thống JMG tổ chức. Chính vì chỉ thường xuyên tập chay, không được thực chiến nhiều mà nhiều cầu thủ trẻ HAGL hiện nay vẫn bị khớp. Thế lực không đảm bảo 90 phút, ít kinh nghiệm va chạm, tranh chấp tay đôi…
Thái Lan chọn đội U19 bằng cách thi tuyển |
Bóng đá học đường của Thái Lan cũng đang phát triển nhanh chóng nhờ cách làm có căn cơ, có hệ thống. Từ cấp nhỏ nhất là huyện, phường đều thành lập những đội bóng trẻ từ U6 đến U18. Họ được tham gia các giải đấu hàng tuần với các địa phương lân cận để cọ xát. Tất nhiên các cầu thủ cũng không sợ thiệt bởi các CLB chuyên nghiệp hay FAT đều có đại diện theo sát các giải đấu mang tiếng là phong trào này. Cầu thủ tốt đều sẽ được giới thiệt cho các CLB, thậm chí là các đội tuyển trẻ Quốc gia Thái Lan.
(Bongda24h.vn) – Khi vòng chung kết U23 châu Á 2016 đang cận kề, điều mà HLV Miura lo ngại nhất bên cạnh khủng hoảng chấn thương, chính là sự sắc sảo của hàng...
Chính vì cách đào tạo trẻ bằng nhiều hình thức của Thái Lan khiến cho họ rơi vào tình trạng “thừa mứa nhân tài” ở các cấp độ trẻ. Xứ chùa vàng có nhiều đội bóng trẻ đến mức mà FAT không biết chọn ai vào các đội U Quốc gia. Mà việc HLV Anuruck Srikerd tuyển chọn lực lượng cho U19 Thái Lan bằng cách thi tuyển là minh chứng cho cách làm bóng đá bằng mọi nguồn lực của xứ chùa vàng. Tất nhiên là dù dưới hình thức nào thì các cơ sở đào tạo cầu thủ đều phải tuân theo lối chơi mà FAT quy định để tạo ra tính hệ thống cho nền bóng đá.
Bóng đá Việt Nam phải coi trọng các giải phong trào |
Bóng đá Việt Nam học đi trước khi học chạy
Bài học của Thái Lan đáng để những người làm bóng đá Việt Nam học tập, thay vì cứ chăm chăm theo những nền bóng đá tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí là Anh, Tây Ban Nha. Tháng vừa rồi, VPF vừa có một đoàn lãnh đạo cùng đại diện các CLB đi học tập cách làm bóng đá của Hàn Quốc, trước đó 1 năm là Nhật Bản. Kết quả thì có lẽ là nhiều người đã đoán trước bởi giữa lý thuyết và thực hành là một khoảng cách vô cùng lớn. Từ thời chủ tịch Lê Hùng Dũng, bóng đá Việt Nam đã thực hiện kế hoạch “Nhật hóa” được 2 năm. Mời đủ loại chuyên gia, học tập, kết hợp với rất nhiều CLB J-League nhưng thành quả cho đến lúc này gần như là con số 0. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy khi mà bóng đá xứ mặt trời mọc được coi là cực kỳ phù hợp với tố chất người Việt?
Để đóng góp một phần nào đó cho bóng đá Việt Nam, Bongda24h.vn xin gửi tới loạt bài về công tác đào tạo trẻ để biết được thực trạng của bóng đá nước nhà. Đồng...
Nên nhớ bóng đá là một phần của cuộc sống, đời sống nào, xã hội nào, văn hóa nào thì nền bóng đá đó. Về kinh tế, cuộc sống chúng ta không thể so sánh với Nhật Bản, về ý thức, văn hóa còn là một khoảng cách mênh mông hơn. Vì thế việc chúng ta không thể làm bóng đá như người Nhật là điều hết sức dễ hiểu, cho dù trên lý thuyết là rất phù hợp. Nên nhớ xứ mặt trời mọc có nhiều điều kiện để xây dựng sân bãi, các trung tâm bóng đá còn chúng ta gần như chỉ có HAGL, PVF, Viettel là đủ khả năng đáp ứng điều đó. Bóng đá học đường là phương án “ngon, bổ, rẻ” nhưng nền giáo dục của chúng ta bất cập như nào thì có lẽ không cần nói lại. Ngành giáo dục còn rất nhiều vấn đề cần hoàn thiện, rất khó để “ôm” thêm bóng đá học đường. Trong khi đó việc xây dựng bóng đá phong trào tới từng cấp xã, phường càng mờ mịt bởi kinh phí và nhất là điều kiện cơ sở vật chất vô cùng hạn chế.
Bóng đá Việt Nam rất khó đi theo một khuôn mẫu nhất định |
Kết luận
Quan chức VFF thì vẫn đang đắn đo cho bóng đá Việt Nam học Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng trước khi nghĩ đến điều đó hãy thực tế là liệu chúng ta có thể phát triển như vậy hay không? E là khó. Cách tốt nhất để phát triển bóng đá Việt Nam là học theo Thái Lan. Một nước láng giềng gần như tương đồng với chúng ta về tất cả. Đó là tận dụng mọi nguồn lực xã hội, phát triển bóng đá tùy vào thực tế địa phương. Có điều kiện thì có thể mở học viện như HAGL, nếu không có tiềm lực tài chính thì phát triển bóng đá học đường như SLNA. Địa phương nào có tính cộng đồng cao thì có thể tự lập các đội bóng xã, phường. Tuy nhiên nói gì thì nói VFF vẫn đóng vai trò quan trọng nhất là phải tạo ra một giáo án thống nhất phù hợp với cầu thủ Việt để các địa phương áp dụng. Là tổ chức thường xuyên, quy củ các giải từ chuyên nghiệp, lứa U cho tới phong trào giúp các cầu thủ trẻ có điều kiện ra sân thi đấu. Nói cách khác, trước khi nghĩ đến cải thiện chất lượng cho bóng đá Việt Nam thì chúng ta cần tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các cầu thủ trẻ trước đi đã.
Doãn Công
Có thể bạn quan tâm
- U23 Việt Nam: Phân tích điểm mạnh, yếu của các trung phong cắm
- Đối thủ của U23 Việt Nam từng dự World Cup 2014
- Tiết lộ bất ngờ: Mito muốn Công Phượng tiếp bước sao Dortmund
- Vừa gia nhập Mito, Công Phượng có hợp đồng quảng cáo “khủng” như siêu sao Ronaldo
- PCT VFF Nguyễn Xuân Gụ “chê” Mito Hollyhock kém hơn Công Phượng