Lựa chọn cuối cùng chính là tổng hợp cả man marking và zonal marking, đây cũng là sự lựa chọn chủ yếu mà các đội bóng hiện đại vẫn sử dụng, từ những CLB hàng đầu châu Âu đến V-League và cả đội tuyển Việt Nam trước thời của HLV Miura. Tuy nhiên, có 2 vấn đề khiến cho hệ thống phòng ngự chống phạt góc hỗn hợp như vậy không phù hợp với đội tuyển Việt Nam. Thứ nhất, đó là thể hình, sức bật hạn chế của các cầu thủ Việt Nam rõ ràng không thể sánh với các đội bóng mạnh trong khu vực như Thái Lan hay Philippines, chứ chưa nói gì đến những đối thủ bên ngoài “vùng trũng”.
|
Việt Nam của HLV Calisto sử dụng hệ thống phòng ngự hỗn hợp chống phạt góc trong trận đấu với Thái Lan |
|
Trận đấu giao hữu giữa U22 Việt Nam và U22 Thái Lan năm 2012, HLV Lư Đình Tuấn sử dụng 4 cầu thủ phòng ngự một kèm một. Tuy nhiên đây là tình huống mà một cầu thủ của Việt Nam không thể theo kèm đội bạn trong vòng tròn đỏ. |
|
Kết quả là chính cầu thủ này đánh đầu thành bàn |
Hơn nữa, các thủ môn của Việt Nam thường không có thể hình tốt, tâm lý vững vàng để ra vào hợp lý. Chính vì thế mà những đường câu bóng vào trong vòng 5m50 cũng tỏ ra cực kỳ nguy hiểm. Đó là lý do khiến chúng ta thường xuyên để thua từ những từng huống cố định rất hớ hênh. Kể từ khi đến với Việt Nam,
HLV Toshiya Miura đã chuyển hẳn hệ thống phòng ngự chống phạt góc từ phương án hỗn hợp trở về với phòng ngự khu vực. Theo chỉ đạo của chiến lược gia người Nhật, mỗi khi phải đối mặt với những đối thủ có chiều cao vượt trội, tất cả các cầu thủ có mặt trên sân của chúng ta sẽ phải tham gia phòng ngự chống phạt góc.
|
Hệ thống chiến thuật phòng ngự khu vực mới mà HLV Toshiya Miura áp dụng |
Nhân sự được bố trí như sau: Một cầu thủ đứng cạnh cột dọc góc gần, năm cầu thủ phòng ngự sẽ đứng dàn hàng ngang trong vòng 5m50, hai tiền vệ được bố trí đứng trong vòng 16m50 để phòng ngự tầng thứ 2 và hai tiền đạo đứng trên vạch 16m50 để ngăn chặn những tình huống bóng nảy ra xa. Thế nhưng đây chưa phải một hệ thống hoàn hảo.
|
Hệ thống phòng ngự khu vực của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu với Đài Loan (Trung Quốc), 2 cầu thủ đứng ngang hàng gần vạch 5m50 quá xa nhau, tạo một khoảng trống lớn ở giữa (vòng tròn đỏ) |
|
Kết quả là đối phương có cơ hội đánh đầu thành công |
HLV Miura mới chỉ thay đổi phương án chống phạt góc ở hai trận đấu
U23 Việt Nam vs JFL Selection vừa qua. Theo đó, vị trí các cầu thủ cần phải giữ cách đều nhau mà chính xác một cách tuyệt đối. Xin được nhắc lại chữ tuyệt đối bởi đây là điều rất quan trọng trong zonal marking. Mỗi khi đội bóng đến từ Nhật Bản có cơ hội thực hiện đá phạt góc hay những tình huống cố định khác, trợ lý Trần Công Minh được cử ra sát đường pitch, hô hào tất cả các cầu thủ nhích sang trái, sang phải, lên trên và xuống dưới từng bước một, giống như một giáo viên đang chỉnh cho các học sinh đứng cho đẹp đội hình. Nhưng phòng ngự khu vực không chỉ là đẹp, mà còn là hiệu quả.
|
5 cầu thủ đứng đúng trên vạch 5m50, 2 cầu thủ án ngữ phía trước, đứng gần nhau hơn. Ngoài sân, vị trợ lý liên tục gào thét yêu cầu các học trò đảm bảo cự ly |
|
Một tình huống rõ nét hơn. Trong cả 2 trận đấu, dù đã ghi tới 5 bàn thắng nhưng đội bóng của Nhật không tạo ra tình huống nguy hiểm nào từ các pha bóng cố định |
|
Không chỉ trong những tình huống cố định, mà ngay cả trong những tình huống bóng sống, cự ly hàng thủ của đội U23 Việt Nam vẫn được giữ rất hợp lý |
|
Ngay cả trong ném biên, các cầu thủ của HLV Miura cũng tập trung rất đông ở phần sân nhà |
Sở dĩ việc phòng ngự chống các tình huống cố định rất quan trọng đối với
U23 Việt Nam ở thời điểm hiện tại là bởi những đối thủ sắp tới của chúng ta, gồm UAE, Australia và Jordan đều là những đội bóng có thể hình vượt trội và chắc chắn sẽ tận dụng tối đa những tình huống treo bóng bổng vào trong vòng cấm của đội bóng được đánh giá là yếu nhất giải. Vì thế mà ưu tiên phòng ngự chống các tình huống cố định được đặt lên hàng đầu đối với thầy trò HLV Toshiya Miura.
Hàn Phi