- ĐT Việt Nam: Công Phượng khó “ngồi chung mâm” với Tuấn Anh, Xuân Trường
- Buổi tập cuối cùng của ĐT Việt Nam trước trận giao hữu với Triều Tiên
- Việt Nam vs Triều Tiên (18h 6/10): Đá đẹp ư? Không, cần thử nghiệm!
(Bongda24h.vn) – Để phản đối việc tăng giá vé của sân Thống Nhất trước trận đấu với Triều Tiên, một hội cổ động viên bóng đá Việt Nam kêu gọi các thành viên rời sân vận động để ra… quán café cổ vũ đội tuyển. Điều này đã cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong cách hành xử của hội này và điều đó có thể dẫn tới một tiền lệ rất xấu.
Trong mỗi trận đấu bóng đá, các cổ động viên luôn được coi là cầu thủ thứ 12 trên khán đài. Xin được nhấn mạnh lại thêm trạng ngữ chỉ địa điểm: Trên khán đài. Thêm mỗi khán giả đến sân là thêm niềm tin và sự hứng khởi nơi các cầu thủ đội nhà. Chắc chắn không một cầu thủ nào muốn ra sân ở một sân đấu không có khán giả, cho dù là cầu thủ đội nhà hay đội khách, bởi lẽ bóng đá dẫu sao cũng chỉ là một môn thể thao, phục vụ tính giải trí cho con người. Nhiệm vụ của các cầu thủ là cống hiến những pha bóng đẹp, những bàn thắng đáng nhớ và những trận cầu gay cấn cho người hâm mộ.
Ngược lại, với mỗi cổ động viên, họ sẽ làm mọi cách để thúc giục đội nhà giành chiến thắng hoặc đơn giản là thi đấu hết sức mình. Sự cổ động ấy cần phải đến một cách trực tiếp, bằng mắt thấy tai nghe, để các cầu thủ hiểu rõ tình cảm của người hâm mộ.
Hồi cuối mùa giải trước, khi ban tổ chức La Liga đưa ra dự luật về việc sẽ phạt những đội bóng tạo ra nhiều ghế trống trên khán đài ở giải đấu này, nhiều người đã cho rằng đây chỉ là một trò đùa. Bởi lẽ họ cho rằng việc khán giả đến sân không hề liên quan đến các CLB. Tuy nhiên ngẫm một lúc mới thấy rằng đây là một quyết định sáng suốt của La Liga và thực tế là họ đã bắt đầu áp dụng từ mùa giải này. Để rồi trên khán đài người hâm mộ đã đến sân nhiều hơn. Án phạt này vừa thúc đẩy các đội bóng làm marketing tốt, xem xét lại giá vé sao cho phù hợp và quan trọng là cải thiện màn trình diễn trên sân. Còn tác dụng của nó, không nói cũng biết là nhiều không kể xiết.
Cũng có những trường hợp mà các cổ động viên không thể vào sân vì một lý do nào đó, chẳng hạn như phải nhận án phạt khán đài trống từ ban tổ chức hay thậm chí là khán đài đã không còn chỗ trống vì cháy vé, thì họ cũng cố gắng làm tất cả những gì có thể để khiến cho những tiếng cổ vũ của mình lọt tới tai của các cầu thủ.
Hồi tháng trước, khi Ukraine đón tiếp Iceland trong trận đấu tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu, UEFA đã đưa ra án phạt cho Ukraine với việc phải thi đấu trên sân vận động có sức chứa lên tới 70 nghìn chỗ ngồi mà không có bất kỳ một khán giả nào. Để đáp lại, hàng vạn cổ động viên đã tập trung ở quanh sân vận động Olympic, hát vang suốt 90 phút và cổ vũ đội nhà qua màn hình lớn bên ngoài sân.
Chẳng nói đâu xa, V-League 2011 cũng từng chứng kiến một hình ảnh rất đẹp đến từ các cổ động viên Hải Phòng, đó là ở chuyến làm khách đến Hàng Đẫy để đối mặt với Hoà Phát Hà Nội. Trước trận đấu, đội chủ nhà bất ngờ tăng giá vé tất cả các khán đài lên 200 nghìn đồng, cho dù giá vé thông thường chỉ được duy trì ở mức 20 nghìn đến 40 nghìn đồng. Dù BTC sân lấy lý do là để tăng cường công tác an ninh cho trận đấu, nhưng mục đích sâu xa của việc này được cho là Hoà Phát muốn hạ nhiệt từ đội khách, giảm số lượng cổ động viên Hải Phòng đến sân. Kết quả là người Hải Phòng đã ngồi chật kín khán đài ngày hôm đó, với những tờ tiền vàng mã rải khắp đường chạy của sân Hàng Đẫy!
Tất nhiên các cổ động viên có lý do để phản ứng với việc tăng giá vé của đội nhà. Nhưng tuỳ vào cách phản ứng của họ sẽ cho thấy những sự chuyên nghiệp khác nhau. Trở lại với tuyên bố của chủ tịch hội cổ động viên đã đề cập ở đầu bài viết, ai không đủ tiền mua vé vào sân (tăng từ 50 nghìn lên 100 nghìn đồng), hãy ra quán café để cổ vũ. Về lý thì phát ngôn này không có vấn đề gì, nhưng về tình, ý đồ của hội là muốn kêu gọi các thành viên rời sân vận động để ra quán café, một hành động tẩy chay sân Thống Nhất, nhưng lại vô tình, làm ảnh hưởng đến đội tuyển Việt Nam.
Nói về cách phản ứng về chuyện tăng giá vé, mọi hội cổ động viên có lẽ nên học hỏi cách làm của những fan Liverpool. Mùa giải trước, khi đội nhà tăng giá vé vô lý, những Liverpudlians có mặt tại Anfield đã giăng đầy những biểu ngữ phản đối, thậm chí họ còn rồng rắn nối đuôi nhau đi trên khán đài để chỉ trích những ông chủ, tất nhiên là không quên cổ vũ cho đội nhà. Sau trận đấu đó không lâu, quyết định tăng giá vé đã bị huỷ.
Cách phản ứng như trường hợp ở đầu bài viết cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của hội cổ động viên này. Đó là một hành động “lấy lửa trị lửa” và sẽ chẳng thể mang lại kết quả gì. Thay vào đó, họ vẫn có thể đến sân nhưng tạo ra những hành động phản ứng mà sẽ xuất hiện trên sóng truyền hình, khi đó sẽ mang lại hiệu ứng lan truyền hiệu quả hơn.
Hàn Phi
Tuyên bố từ chủ tịch một hội cổ động viên bóng đá Việt Nam |
Ngược lại, với mỗi cổ động viên, họ sẽ làm mọi cách để thúc giục đội nhà giành chiến thắng hoặc đơn giản là thi đấu hết sức mình. Sự cổ động ấy cần phải đến một cách trực tiếp, bằng mắt thấy tai nghe, để các cầu thủ hiểu rõ tình cảm của người hâm mộ.
Hồi cuối mùa giải trước, khi ban tổ chức La Liga đưa ra dự luật về việc sẽ phạt những đội bóng tạo ra nhiều ghế trống trên khán đài ở giải đấu này, nhiều người đã cho rằng đây chỉ là một trò đùa. Bởi lẽ họ cho rằng việc khán giả đến sân không hề liên quan đến các CLB. Tuy nhiên ngẫm một lúc mới thấy rằng đây là một quyết định sáng suốt của La Liga và thực tế là họ đã bắt đầu áp dụng từ mùa giải này. Để rồi trên khán đài người hâm mộ đã đến sân nhiều hơn. Án phạt này vừa thúc đẩy các đội bóng làm marketing tốt, xem xét lại giá vé sao cho phù hợp và quan trọng là cải thiện màn trình diễn trên sân. Còn tác dụng của nó, không nói cũng biết là nhiều không kể xiết.
Cũng có những trường hợp mà các cổ động viên không thể vào sân vì một lý do nào đó, chẳng hạn như phải nhận án phạt khán đài trống từ ban tổ chức hay thậm chí là khán đài đã không còn chỗ trống vì cháy vé, thì họ cũng cố gắng làm tất cả những gì có thể để khiến cho những tiếng cổ vũ của mình lọt tới tai của các cầu thủ.
ĐT Việt Nam: Công Phượng khó “ngồi chung mâm” với Tuấn Anh, Xuân Trường
(Bongda24h.vn) – Công Phượng sẽ khó có khả năng ra sân ngay từ đầu trong trận đấu ĐT Việt Nam vs Triều Tiên vào tối nay, bởi lẽ hệ thống chiến thuật mà HLV Hữu...
(Bongda24h.vn) – Công Phượng sẽ khó có khả năng ra sân ngay từ đầu trong trận đấu ĐT Việt Nam vs Triều Tiên vào tối nay, bởi lẽ hệ thống chiến thuật mà HLV Hữu...
Hồi tháng trước, khi Ukraine đón tiếp Iceland trong trận đấu tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu, UEFA đã đưa ra án phạt cho Ukraine với việc phải thi đấu trên sân vận động có sức chứa lên tới 70 nghìn chỗ ngồi mà không có bất kỳ một khán giả nào. Để đáp lại, hàng vạn cổ động viên đã tập trung ở quanh sân vận động Olympic, hát vang suốt 90 phút và cổ vũ đội nhà qua màn hình lớn bên ngoài sân.
Chẳng nói đâu xa, V-League 2011 cũng từng chứng kiến một hình ảnh rất đẹp đến từ các cổ động viên Hải Phòng, đó là ở chuyến làm khách đến Hàng Đẫy để đối mặt với Hoà Phát Hà Nội. Trước trận đấu, đội chủ nhà bất ngờ tăng giá vé tất cả các khán đài lên 200 nghìn đồng, cho dù giá vé thông thường chỉ được duy trì ở mức 20 nghìn đến 40 nghìn đồng. Dù BTC sân lấy lý do là để tăng cường công tác an ninh cho trận đấu, nhưng mục đích sâu xa của việc này được cho là Hoà Phát muốn hạ nhiệt từ đội khách, giảm số lượng cổ động viên Hải Phòng đến sân. Kết quả là người Hải Phòng đã ngồi chật kín khán đài ngày hôm đó, với những tờ tiền vàng mã rải khắp đường chạy của sân Hàng Đẫy!
CĐV Hải Phòng ngồi chật kín Hàng Đẫy bất chấp giá vé bị tăng 10 lần |
Tất nhiên các cổ động viên có lý do để phản ứng với việc tăng giá vé của đội nhà. Nhưng tuỳ vào cách phản ứng của họ sẽ cho thấy những sự chuyên nghiệp khác nhau. Trở lại với tuyên bố của chủ tịch hội cổ động viên đã đề cập ở đầu bài viết, ai không đủ tiền mua vé vào sân (tăng từ 50 nghìn lên 100 nghìn đồng), hãy ra quán café để cổ vũ. Về lý thì phát ngôn này không có vấn đề gì, nhưng về tình, ý đồ của hội là muốn kêu gọi các thành viên rời sân vận động để ra quán café, một hành động tẩy chay sân Thống Nhất, nhưng lại vô tình, làm ảnh hưởng đến đội tuyển Việt Nam.
Nói về cách phản ứng về chuyện tăng giá vé, mọi hội cổ động viên có lẽ nên học hỏi cách làm của những fan Liverpool. Mùa giải trước, khi đội nhà tăng giá vé vô lý, những Liverpudlians có mặt tại Anfield đã giăng đầy những biểu ngữ phản đối, thậm chí họ còn rồng rắn nối đuôi nhau đi trên khán đài để chỉ trích những ông chủ, tất nhiên là không quên cổ vũ cho đội nhà. Sau trận đấu đó không lâu, quyết định tăng giá vé đã bị huỷ.
Cách phản ứng như trường hợp ở đầu bài viết cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của hội cổ động viên này. Đó là một hành động “lấy lửa trị lửa” và sẽ chẳng thể mang lại kết quả gì. Thay vào đó, họ vẫn có thể đến sân nhưng tạo ra những hành động phản ứng mà sẽ xuất hiện trên sóng truyền hình, khi đó sẽ mang lại hiệu ứng lan truyền hiệu quả hơn.
Hàn Phi