Thứ Ba, 24/12/2024 Mới nhất
Zalo

Ông Lê Hùng Dũng không nhận lương nếu làm chủ tịch VFF

Thứ Năm 13/03/2014 16:47(GMT+7)

Ứng cử viên duy nhất của ghế chủ tịch VFF nhiệm kỳ tới không ngại nói rằng đó không phải là vị trí thơm tho và ông làm chỉ vì định mệnh gắn chặt với bóng đá.

Đại hội VFF nhiệm kỳ 7 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/3 tới. Theo quy trình, có đến chín cá nhân được các tổ chức thành viên đề cử nhưng đến sát đại hội chỉ còn ông Lê Hùng Dũng là ứng cử viên duy nhất. Điều đó có nghĩa là ông Dũng chỉ cần đạt số phiếu quá bán là trở thành chủ tịch VFF trong giai đoạn 2014-2018. Tuy nhiên, ông Dũng từ chối khẳng định rằng mình chắc chắn chiến thắng. "Nguyên tắc của tôi là 30 chưa phải là Tết. Từ nay đến đại hội vẫn còn thay đổi", ông Dũng khẳng định.

Ông Lê Hùng Dũng cho biết để đưa được bóng đá Việt Nam đi lên, ông sẵn sàng chịu đòn từ dư luận
Ông Lê Hùng Dũng cho biết để đưa được bóng đá Việt Nam đi lên, ông sẵn sàng chịu đòn từ dư luận

Ông Lê Hùng Dũng nói: "Người ngoài nhìn vào nghĩ ghế chủ tịch VFF béo bở, lương nhiều, quyền lực cao nhưng thực tế hoàn toàn khác. Bóng đá Việt Nam đang đi xuống, ghế chủ tịch VFF chẳng thơm tho gì. Nhiều cán bộ cấp cao hỏi tôi là sao nhảy vào tổ kiến lửa này làm gì. Tôi nói rằng đó là định mệnh của bản thân".

"Ở Đại hội tới, nếu được bầu làm chủ tịch VFF thì tôi sẽ không nhận lương. Thực ra, ngay từ khi làm phó chủ tịch VFF, tôi nhận được tiền rồi cũng chuyển ngay cho những người khó khăn hơn tôi. Tôi ngại rằng nếu không nhận người ta sẽ bảo tôi chảnh, chê tiền. Kết quả của việc đó là tôi bị đánh thuế thu nhập từ 10% lên 35%", ông Dũng chia sẻ. Hiện nay, ông Lê Hùng Dũng đang làm Chủ tịch của SJC và Eximbank.

Ông Dũng cho biết sẽ công bố chương trình hành động vì bóng đá Việt Nam vào sáng 25/3 với nhiều điểm mới mẻ. Ông Dũng nói: "Các bạn tin tôi đi, sẽ có nhiều điểm hay ho trong đó. Chỉ có điều tôi chưa thể tiết lộ trước khi công bố với Đại hội nhiệm kỳ". Trong nhiệm kỳ tới, ông Dũng cũng mời bầu Đức cùng tham gia đội ngũ lãnh đạo VFF trong vai trò phó chủ tịch tài chính. Sự góp mặt của hai doanh nhân này được kỳ vọng sẽ đưa bóng đá Việt Nam thoát khỏi những khó khăn trước mắt. Đối với vị trí tổng thư ký, ông Ngô Lê Bằng cũng khẳng định: "Tôi có mối quan hệ lâu dài và sự tôn trọng lớn dành cho anh Lê Hùng Dũng. Trong trường hợp được anh Dũng mời làm tổng thư ký thì tôi sẽ nhận lời".

Ông Dũng cũng "bật mí" là trong tháng 4/2014, ông và ông Ngô Lê Bằng sẽ sang Nhật Bản làm việc với liên đoàn bóng đá nước này để bàn về việc hợp tác chiến lược giữa hai liên đoàn. Nếu thỏa thuận được ký kết, VFF sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Nhật Bản để có cơ hội phát triển nhanh hơn.

Danh sách ứng cử viên các vị trí chủ chốt

Chủ tịch: Lê Hùng Dũng (Quyền chủ tịch VFF)
Phó chủ tịch chuyên môn: Trần Quốc Tuấn (Vụ trưởng Tổng cục Thể dục thể thao)
Phó chủ tịch tài chính: Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch HAGL); Lê Văn Thành (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Động Lực)
Phó chủ tịch truyền thông - đối ngoại: Nguyễn Lân Trung (Phó chủ tịch VFF); Nguyễn Xuân Gụ (Ủy viên thường vụ Ủy ban Olympic Việt Nam).

Danh sách ứng cử viên ban chấp hành

1. Lê Xuân Bình (sinh năm 1958, Phó chủ tịch LĐBĐ Thừa Thiên Huế)
2. Cao Văn Chóng (1979, TGĐ Công ty cổ phần thể thao Bình Dương)
3. Lê Ngọc Chức (1962, GĐĐH CLB Đồng Tháp)
4. Dương Hữu Cường (1972, Chủ nhiệm CLB bóng đá Cà Mau)
5. Võ Thành Danh (1959, Giám đốc trung tâm TDTT Đắc Lắc)
6. Lê Hùng Dũng (1954, Quyền chủ tịch VFF)
7. Đoàn Nguyên Đức (1962, Chủ tịch HAGL)
8. Nguyễn Xuân Gụ (1952, Ủy viên thường vụ Ủy ban Olympic Việt Nam)
9. Nguyễn Thanh Hải (1967, Giám đốc trung tâm bóng đá Viettel)
10. Nguyễn Thanh Hải (1979, Giám đốc nhà máy nước giải khát Sana - Yến sào Khánh Hòa)
11. Dương Văn Hiền (1966, Giám sát trọng tài)
12. Bùi Xuân Hòa (1957, Chủ tịch CLB Đà Nẵng)
13. Phạm Phú Hòa (1974, Phó tổng giám đốc VPF)
14. Nguyễn Quốc Hội (1967, Chủ tịch CLB Hà Nội T&T)
15. Lê Nguyên Hồng (1952, Chủ tịch CLB Quảng Nam)
16. Phạm Văn Hùng (1955, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng)
17. Nguyễn Đức Hưng (1958, Chủ tịch LĐBĐ Lâm Đồng)
18. Lê Hồng Kỳ (1957, Giám đốc trung tâm TDTT Lạng Sơn)
19. Dương Vũ Lâm (1959, Phó chủ tịch LĐBĐ Đông Nam Á)
20. Nguyễn Hiền Lương (1960, Giám đốc trung tâm TDTT Công an nhân dân)
21. Nguyễn Văn Mùi (1955, Giám sát trọng tài)
22. Nhan Thiện Nhân (1969, HLV trưởng CLB An Giang)
23. Đặng Ngọc Oanh (1956, Phó chủ tịch LĐBĐ Hải Phòng)
24. Lê Quý Phượng (1957, Hiệu trưởng Đại học TDTT TP HCM)
25. Nguyễn Hồng Thanh (1950, Tổng giám đốc SLNA)
26. Lê Văn Thành (1959, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Động Lực)
27. Nguyễn Hưng Thái (1955, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định)
28. Trần Quốc Toản (1960, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam)
29. Trần Cơ Trường (1961, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên)
30. Nguyễn Lân Trung (1955, Phó chủ tịch VFF)
31. Phan Anh Tú (1957, Tổng thư ký LĐBĐ Hà Nội)
32. Trần Anh Tú (1963, Chủ tịch LĐBĐ TP HCM)
33. Trần Anh Tuấn (1966, Giám đốc TDTT Quận 1, TP HCM)
34. Trần Quốc Tuấn (1971, Vụ trưởng Tổng cục Thể dục thể thao)
35. Phạm Ngọc Viễn (1950, Tổng giám đốc VPF).

Danh sách ứng cử viên ban kiểm tra

1. Nguyễn Nam Hùng (1951, Trưởng văn phòng phía Nam VFF)
2. Thái Hồng Hà (1963, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắc Lắc)
3. Trần Đình Huấn (1965, Tổng thư ký LĐBĐ TP HCM)

Theo Vnexpress

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X