- HLV Miura: Giao hữu thua đội mạnh là tốt
- Cử đội trẻ sang Việt Nam, Cerezo Osaka cho thầy trò Miura cửa thắng
(Bongda24h.vn) – Việc các đội bóng tri ân đối với CĐV nhà sau mỗi chiến thắng là một hình ảnh rất đẹp, nhưng ngay cả khi thất bại mà họ vẫn dám đối mặt với người hâm mộ thì đó quả thực là một nét văn hóa xứng đáng được thiết lập và duy trì.
Khán giả Hàng Đẫy đã tỏ ra rất thất vọng sau 2 trận đấu của đội tuyển U23 Việt Nam
U23 Việt Nam lầm lũi bước vào đường hầm mà không ngoái chào các CĐV |
Trải qua 2 trận đấu, chúng ta có thể rằng đội bóng JFL Selection có thực lực mạnh hơn hẳn các cầu thủ U23 VIệt Nam. Đây là đối thủ dù chỉ là tập hợp từ các đội bóng hạng 4 của Nhật, nhưng lại đều ở độ tuổi 25, 26, đỉnh cao của sự nghiệp. Hơn nữa dù mang tính chất là đội bóng tuyển chọn, nhưng lại có lối chơi cực kỳ nhuần nhuyễn do họ đã ăn tập và du đấu cùng nhau khắp khu vực Đông Nam Á. Nhìn những tình huống phối hợp không cần nhìn của đội bóng này cũng đã đủ để nhận ra điều đó. Vì thế mà dù kỹ thuật cá nhân của từng cầu thủ không phải quá nổi trội, nhưng họ vẫn có thể tạo ra một tập thể đoàn kết và rất mạnh.
Trong khi đó, đội tuyển U23 Việt Nam mới chỉ tập trung được chưa đầy 2 tuần, với lực lượng sứt mẻ, vì thế thật khó để vượt qua được đối phương. Các khán giả Hàng Đẫy đều nhận ra điều đó, vì thế mà họ có thể thông cảm với các cầu thủ đội nhà, nhưng họ đã rất thất vọng vì sau khi trận đấu kết thúc, U23 Việt Nam không tiến đến khu vực khán đài A để cúi đầu cảm ơn sự cổ vũ của người hâm mộ. Dù chỉ là đấu tập nhưng khán giả vẫn đến sân và dường như lấp đầy cả khán đài A trong cả 2 lượt trận. Khi hết trận, họ cũng nán lại bên khán đài gần băng ghế huấn luyện của thầy trò HLV Miura
để chờ đợi điều gì đó từ các cầu thủ.
Thế nhưng Công Phượng và các đồng đội vẫn không một lần đi ra sau băn ghế huấn luyện để chào người hâm mộ. Các CĐV nhà còn thất vọng hơn nữa khi ở phía bên kia, những cầu thủ nghiệp dư của Nhật đều đến và cùi chào nhóm nhỏ chỉ khoảng vài chục người Nhật. Dẫu cho chắc chắn họ không biết quá nhiều đến các cầu thủ mà họ đang cổ vũ cho. Tất nhiên có thể nói phong cách cổ vũ của họ khác hẳn so với CĐV Việt Nam. Họ nhảy nhót trong suốt trận đấu, hát vang tên từng cầu thủ và mỗi khi bàn thắng được ghi cho đội nhà là họ lại cất vang bài ca “Vamos Nippon” vang rộn các khán đài. Trong khi đó khán giả Việt Nam lại có xu hướng quay ra cổ vũ cho đội khách. Đây là điều rõ ràng là không nên.
Nói đi cũng phải nói lại, dù cho người hâm mộ có tỏ thái độ lạnh nhạt trước các cầu thủ, nhưng nếu các học trò của HLV Miura đến bên và cúi đầu chào thì họ vẫn sẽ nán lại và vỗ tay động viên, hàn gắn hơn mối quan hệ giữa “cầu thủ thứ 12” và đội tuyển U23 Việt Nam. Chẳng nói đâu xa, ở giải U21 quốc tế vừa qua, dù cho U21 Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của số đông khán giả, nhưng sau mỗi trận đấu họ đều đến bên người hâm mộ, mang theo tấm băng rôn lớn với hy vọng sẽ được các CĐV ủng hộ. Dĩ nhiên là họ đã nhận lại được những tràng pháo tay từ khán giả trên sân Thống Nhất, ngay cả khi họ thất bại trong trận tranh hạng ba trước Singapore.
Hành động mà một đội bóng đến chào các CĐV nhà sau trận đấu là điều không có gì xa lạ tại bóng đá Nhật Bản hay Đức, nhưng lại không thường xảy ra ở Anh, Tây Ban Nha hay Ý. Mới chỉ cuối tuần trước, HLV Jurgen Klopp vừa gây dấu ấn tại Premier League sau khi ông yêu cầu các cầu thủ Liverpool đến bên khán đài sân Anfield để tri ân các CĐV cho dù họ chỉ có được 1 điểm trước West Brom. Nhà cầm quân người Đức đã nhận được những ý kiến phản hồi trái chiều về hành động này, nhưng về cơ bản tất cả đều ủng hộ rằng văn hóa này nên tiếp tục được duy trì tại giải Ngoại hạng Anh.
Bóng đá dù sao cũng là một môn thể thao mang tính giải trí và tất cả là để nhằm phục vụ cho người hâm mộ. Không một đội bóng nào có thể tồn tại nếu không có sự cổ vũ của các CĐV. Vượt lên trên tính ăn thua của một trận đấu, sự nỗ lực cống hiến của các cầu thủ sẽ luôn được các khán giả ghi nhận. Có lẽ đội tuyển U23 Việt Nam nên chú tâm hơn đến mối quan hệ với các CĐV, đặc biệt là ở trận đấu U23 Việt Nam vs Cerezo Osaka tới đây, vốn được phát sóng trên truyền hình toàn quốc. Trách nhiệm ở đây sẽ thuộc về HLV trưởng Toshiya Miura, một người con đến từ Nhật Bản.
Hàn Phi
U23 Việt Nam: Cần hướng đến mục tiêu gì tại VCK U23 châu Á 2016?
U23 Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2016, giải đấu mà lần đầu chúng ta có vinh dự được tham gia. Vậy thì đâu là mục tiêu phù hợp nhất với...
U23 Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2016, giải đấu mà lần đầu chúng ta có vinh dự được tham gia. Vậy thì đâu là mục tiêu phù hợp nhất với...
Thế nhưng Công Phượng và các đồng đội vẫn không một lần đi ra sau băn ghế huấn luyện để chào người hâm mộ. Các CĐV nhà còn thất vọng hơn nữa khi ở phía bên kia, những cầu thủ nghiệp dư của Nhật đều đến và cùi chào nhóm nhỏ chỉ khoảng vài chục người Nhật. Dẫu cho chắc chắn họ không biết quá nhiều đến các cầu thủ mà họ đang cổ vũ cho. Tất nhiên có thể nói phong cách cổ vũ của họ khác hẳn so với CĐV Việt Nam. Họ nhảy nhót trong suốt trận đấu, hát vang tên từng cầu thủ và mỗi khi bàn thắng được ghi cho đội nhà là họ lại cất vang bài ca “Vamos Nippon” vang rộn các khán đài. Trong khi đó khán giả Việt Nam lại có xu hướng quay ra cổ vũ cho đội khách. Đây là điều rõ ràng là không nên.
Nói đi cũng phải nói lại, dù cho người hâm mộ có tỏ thái độ lạnh nhạt trước các cầu thủ, nhưng nếu các học trò của HLV Miura đến bên và cúi đầu chào thì họ vẫn sẽ nán lại và vỗ tay động viên, hàn gắn hơn mối quan hệ giữa “cầu thủ thứ 12” và đội tuyển U23 Việt Nam. Chẳng nói đâu xa, ở giải U21 quốc tế vừa qua, dù cho U21 Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của số đông khán giả, nhưng sau mỗi trận đấu họ đều đến bên người hâm mộ, mang theo tấm băng rôn lớn với hy vọng sẽ được các CĐV ủng hộ. Dĩ nhiên là họ đã nhận lại được những tràng pháo tay từ khán giả trên sân Thống Nhất, ngay cả khi họ thất bại trong trận tranh hạng ba trước Singapore.
HLV Miura nên mang văn hóa Nhật vào Việt Nam như cách Jurgen Klopp mang văn hóa Đức đến Liverpool |
Hành động mà một đội bóng đến chào các CĐV nhà sau trận đấu là điều không có gì xa lạ tại bóng đá Nhật Bản hay Đức, nhưng lại không thường xảy ra ở Anh, Tây Ban Nha hay Ý. Mới chỉ cuối tuần trước, HLV Jurgen Klopp vừa gây dấu ấn tại Premier League sau khi ông yêu cầu các cầu thủ Liverpool đến bên khán đài sân Anfield để tri ân các CĐV cho dù họ chỉ có được 1 điểm trước West Brom. Nhà cầm quân người Đức đã nhận được những ý kiến phản hồi trái chiều về hành động này, nhưng về cơ bản tất cả đều ủng hộ rằng văn hóa này nên tiếp tục được duy trì tại giải Ngoại hạng Anh.
Bóng đá dù sao cũng là một môn thể thao mang tính giải trí và tất cả là để nhằm phục vụ cho người hâm mộ. Không một đội bóng nào có thể tồn tại nếu không có sự cổ vũ của các CĐV. Vượt lên trên tính ăn thua của một trận đấu, sự nỗ lực cống hiến của các cầu thủ sẽ luôn được các khán giả ghi nhận. Có lẽ đội tuyển U23 Việt Nam nên chú tâm hơn đến mối quan hệ với các CĐV, đặc biệt là ở trận đấu U23 Việt Nam vs Cerezo Osaka tới đây, vốn được phát sóng trên truyền hình toàn quốc. Trách nhiệm ở đây sẽ thuộc về HLV trưởng Toshiya Miura, một người con đến từ Nhật Bản.
Hàn Phi