"Siêu dự bị": Họ là ai và làm cách nào để chiêu mộ đúng người?

Tác giả Skeleton - Thứ Bảy 13/01/2024 10:29(GMT+7)

Zalo

Những "siêu dự bị" tốt nhất thường xuất hiện ở thời điểm họ bước vào độ tuổi gần cuối sự nghiệp. Nhưng làm thế nào để tìm ra được một người phù hợp lại là bài toán khó giải cho rất nhiều đội bóng từ trước tới nay.

12s2222
 

Nếu một giám đốc thể thao giải thích rằng mục tiêu chính của ông ấy trong kỳ chuyển nhượng là ký hợp đồng với một cầu thủ không quá xuất sắc cho đội hình xuất phát, cũng không quá phù hợp với lối chơi của đội bóng và có lẽ đã qua thời kỳ đỉnh cao của anh ấy thì bạn sẽ đặt ra câu hỏi: 'Liệu ông ấy có điên không vậy?'. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ là thành thách thức với một câu lạc bộ mà nó còn là tình hình chung với mọi đội ngũ tuyển trạch viên ở các đội bóng. Và nó được gọi nôm na là ký hợp đồng với một "siêu dự bị".

Từ lâu đã có những siêu cầu thủ dự bị nổi tiếng có thể ghi những bàn thắng quan trọng từ băng ghế dự bị như Ole Gunnar Solskjaer hay Jermain Defoe. Nhưng 'siêu dự bị' ở bóng đá hiện đại yêu cầu một cái gì đó khác so với hai người đó: thể chất cần tốt hơn, thi đấu tĩnh hơn và cần dựa vào những quả tạt để tận dụng cơ hội hơn là việc di chuyển vào phía sau hàng thủ đối phương. Những cầu thủ đó phần lớn đã lỗi thời ở vị trí tiền đạo cắm, nhưng họ không bao giờ lỗi thời khi một bên đang phải thi đấu trong thế bám đuổi.

Đã có hai bước phát triển quan trọng làm tăng tính nổi bật của loại cầu thủ 'siêu dự bị' này. Đầu tiên là việc loại bỏ hệ thống hai tiền đạo và hướng tới sử dụng một tiền đạo chơi độc lập. Trước đây, một câu lạc bộ sử dụng sơ đồ 4-4-2 có thể có ba hoặc bốn tiền đạo giỏi và họ có thể thử nhiều cách kết hợp khác nhau. Nhưng giờ đây các đội bóng thường hướng đến một mục tiêu rõ ràng hơn là lựa chọn một số 9 cho đội hình chính và một phương án dự phòng cho cầu thủ đó.

Tiếp đến chính là sự trỗi dậy của số 9 ảo. Bạn có thể xác định những đội bóng trong lịch sử đã thành công nhờ số 9 chơi tự do nhưng theo thuật ngữ hiện đại số 9 ảo về cơ bản bắt đầu từ việc Francesco Totti lùi sâu khi thi đấu cho Roma. Chính phong cách thi đấu này đã truyền cảm hứng cho Manchester United xoay tua sử dụng Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney và Carlos Tevez cho 3 vị trí trên hàng công trước khi Barcelona sử dụng Lionel Messi như một tiền đạo cắm và biến cầu thủ người Argentina trở thành cầu thủ vĩ đại nhất từ ​​​​trước đến nay.

a1
Manchester United bổ sung Dimitar Berbatov vào hàng công của họ năm 2008

Kể từ đó, mặc dù không phải tất cả các đội đều sử dụng số 9 ảo theo đúng cách nhất nhưng khái niệm đó đã ảnh hưởng đến hình mẫu mặc định của một tiền đạo trung tâm. Nhìn chung, các đội bóng bây giờ đã không còn sử dụng một tiền đạo cắm để làm tiền đạo mặc định của họ. Điều đó có nghĩa những trung phong cắm giờ đây chỉ đóng vai trò là kế hoạch B hay siêu dự bị cho một đội bóng lớn.

Mua một trong số cầu thủ như vậy là hình thức chiêu mộ cầu thủ thú vị nhất đối với các câu lạc bộ lớn. Đó là sự cân bằng rất khó đạt được. Một mặt, bạn muốn một tiền đạo có thể tác động đến trận đấu và nâng cao trình độ của đội nhưng mặt khác bạn lại không thể chi quá nhiều tiền hoặc mua một cầu thủ quá nổi tiếng bởi vì khi chiêu mộ những cầu thủ như thế bạn sẽ có cảm giác phải sử dụng họ vào mỗi tuần. Khi đó, những siêu dự bị vô tình trở thành lựa chọn mà bạn buộc phải sự dụng và từ đó những hạn chế của những tiền đạo sẽ được lộ rõ.

Manchester United và Barcelona từng có trải nghiệm gần giống nhau sau khi vô địch Champions Legaue vào năm 2008 và 2009 với hệ thống không tiền đạo. Hệ thống này dựa vào những cầu thủ có sự cơ động cũng như khả năng thay thế trách nhiệm ghi bàn của các cầu thủ tấn công. Manchester United mua Dimitar Berbatov với mức phí kỷ lục của câu lạc bộ vào thời điểm đó trong khi Barcelona chuyển từ sử dụng Samuel Eto'o sang Zlatan Ibrahimovic. Cả hai đều là những cầu thủ xuất sắc về mặt kỹ thuật, nhưng họ lại là những cầu thủ mong đợi việc tạo ra nhiều mối nguy hiểm cho đối phương trong khoảng thời gian lâu hơn ở vòng cấm. Dẫu vậy, điều đáng nói là cả Manchester United và Barcelona đều đạt đến đỉnh cao mà không có họ trong đội hình.

thumb bai TDP
Tầm vóc và giá trị khi được mang về khiến Berbatov và Ibrahimovic không thể được coi là một phương án dự phòng

Berbatov ở lại với Manchester United lâu hơn thời gian Ibrahimovic gắn bó với Barcelona. Ibrahimovic đã bị đẩy đi sau thời điểm Messi nói rõ rằng anh muốn chơi hầu hết thời gian ở vị trí số 9 ảo . Ở đẳng cấp cao nhất và đặc biệt là trong những trận đấu lớn nhất, những cầu thủ như Berbatov hay Ibrahimovic dường như không còn phù hợp nữa. Berbatov đã có mùa giải khá kỳ lạ khi anh giành danh hiệu vua phá lưới ở Premier League mùa giải 2010-11 nhưng lại bị loại khỏi đội hình 18 người của Manchester United tham dự trận chung kết UEFA Champions League năm đó với Barcelona. Và tất nhiên chúng ta đều đã rõ Barcelona nắm ấy mạnh ra sao dù họ đã bán đi một ngôi sao tấn công như Ibrahimovic.

Về cơ bản, Barcelona chính là bài học đầu tiên cho các đội bóng trong kỷ nguyên không sử dụng tiền đạo. Nếu bạn mang về một tiền đạo mới để tìm kiếm sự đa dạng về chiến thuật thì đừng có đặt quá nhiều kỳ vọng vào họ. Vị thế của Berbatov tại Man United và Ibrahimovic tại Barca gần giống như việc họ bắt buộc phải có một vị trí trong đội hình xuất phát.

Thêm một trường hợp thú vị khác từ Liverpool ở trong hai kỳ chuyển nhượng tháng Giêng năm 2011 và mùa hè 2015. Ở hai kỳ chuyển nhượng này, Liverpool đều chi rất nhiều tiền để mang về một số 9 tĩnh. Dường như vào thời điểm đó, Liverpool không nhận ra rằng họ sẽ phải tìm kiếm một tiền đạo có lối chơi đa dạng hơn, linh hoạt hơn và hơn hết là có mức giá rẻ hơn ngay sau khi họ chiêu mộ về một ngôi sao tấn công được cho là tương lai của đội bóng trong nhiều năm. Cụ thể vào năm 2011, họ đã ký hợp đồng với Luis Suarez nhưng rồi vài ngày sau đó do lo sợ sự ra đi của Fernando Torres nên Liverpool đã quyết định lên kế hoạch để chiêu mộ thêm Andy Carroll. Một lần tương tự xảy ra vào năm 2015 khi họ đã ký hợp đồng với Roberto Firmino những sau đó vẫn quyết định mang về thêm cả Christian Benteke.

thumb bai TDP
Benteke và Carroll được coi là 2 bản hợp đồng thất bại đầy đắt giá của Liverpool

Nhưng hai trường hợp đó của Liverpool lại không giống với trường hợp của Berbatov và Ibrahimovic: cả Carroll và Benteke đều không có quá nhiều tiếng tăm để đòi hỏi một suất đá chính mặc dù mức giá mà Liverpool đã bỏ ra để chiêu mộ họ về là không hề rẻ. Dẫu vậy khi được trao cơ hội thi đấu thì hai cái tên kể trên cũng không thể hiện được nhiều và chấp nhận những năm tháng không thành công tại Liverpool. Đều là những bản hợp đồng thất bại đáng tiền nhưng họ lại tìm được chỗ đứng cho mình ở các đội bóng tầm trung. Vì vậy chúng ta có thể rút ra một bài học nữa khi chiêu mộ những cầu thủ mang tính chất "siêu dự bị" như sau: Đừng quá vội vàng khi bạn vừa ký hợp với một tiền đạo mang tính dự phòng. Họ có thể là đáp án cho đội bóng của bạn ngay cả khi chưa được coi là một số 9. Sự kiên nhẫn sẽ giúp đội bóng có thể tiết kiệm chi phí khi tìm được phương án dự phòng tốt hơn. 

Những "siêu dự bị" tốt nhất thường xuất hiện ở thời điểm họ bước vào độ tuổi gần cuối sự nghiệp. Việc ký hợp đồng với một tiền đạo ở độ tuổi 30 là đi ngược lại các nguyên tắc chung của chuyện chuyển nhượng mặc dù chi phí để chiêu mộ những cầu thủ dạng này có thể sẽ rẻ hơn so với một tiền đạo đang phát triển. Nói chung, có một số lý do khiến các câu lạc bộ chọn lựa phương án "dự bị" lớn tuổi hơn là những cầu thủ đang có xu hướng phát triển. 

Đầu tiên, nếu chúng ta chấp nhận rằng yếu tố chuyên môn của các trận đấu ngày một tăng lên và một tiền đạo ở vai trò "siêu dự bị" có thiên hướng thi đấu theo những phẩm chất trung phong truyền thống thì việc lựa chọn một tiền đạo cổ điển thường sẽ vận hành tốt hơn.

Thứ hai, một yếu tố có phần liên quan là những cầu thủ thường có sự thay đổi khi họ già đi. Họ chuyển từ lối chơi chuyển nhanh sang một lối chơi tĩnh hơn khi về già.

Thứ ba, họ có nhiều khả năng chấp nhận rằng việc ra sân mỗi tuần sẽ là thử thách với thể chất khi họ về già. Chính vì thế việc trở thành một phương án dự phòng có thể phù hợp với họ.

Thứ tư, các cầu thủ ở độ tuổi đó có nhiều khả năng chấp nhận hợp đồng ngắn hạn hơn và việc gán một cầu thủ dự bị vào hợp đồng dài hạn việc là một rủi ro với CLB.

a2
 

Ở Premier League, "siêu dự bị" hàng đầu trong những năm gần đây là Olivier Giroud . Mặc dù Giroud đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để cố gắng chứng tỏ anh không chỉ là một phương án thay thế cho tiền đạo chủ lực nhưng anh lại là người ghi nhiều bàn thắng thứ hai khi vào sân thay người ở Premier League (chỉ xếp sau Jermain Defoe). Anh được Arsenal ký hợp đồng với tư cách là phương án dự phòng khi Robin van Persie vẫn còn ở câu lạc bộ. Và sau khi cầu thủ người Hà Lan chuyển đến chơi cho Manchester United, anh đã trở thành tiền đạo chủ lực của Arsenal. Hạn chế lớn nhất của Giroud có thể kể tới chính là việc anh thiếu tốc độ trong quãng thời gian bắt đầu trận đấu, nhưng với tư cách là một siêu dự bị thì khó có thể hy vọng vào những thứ tốt hơn ở Giroud. Và kể cả khi Chelsea quyết định ký hợp đồng với Giroud ở đầu mùa giải 2018 thì đó vẫn là quyết định đầy khôn ngoan từ phía The Blues. Cho đến thời điểm hiện tại, với đóng góp to lớn của mình cho đội bóng thì Giroud vẫn đang giữ vai trò là một tiền đạo chủ cột của AC Milan.

a3
Cầu thủ có nhiều bàn thắng nhất tại Premier League khi vào sân từ băng ghế dự bị

Nhưng việc ký hợp đồng với một "siêu dự bị" có thể khó khăn hơn bạn nghĩ. Chính vì thế lý tưởng nhất vẫn là chuyển một cầu thủ đội bóng đang có sang vai trò dự phòng. Ví dụ điển hình nhất của bóng đá châu Âu lúc này là Cristhian Stuani - cầu thủ hiện đã 37 tuổi nhưng vẫn đang đóng một vai trò quan trọng để giúp Girona trở thành đội đồng dẫn đầu tại La Liga dù anh cũng không thường xuyên ra sân thi đấu. Trong số 12/13 lần ra sân gần đây nhất của Stuani đều là vào sân thay người. Đáng chú ý nhất chính là trong cuộc lội ngược dòng trước Valencia. Thời điểm Stuani vào sân Girona đã bị dẫn 1-0, nhưng chỉ 15 phút sau đó anh đã đóng góp vào 2 bàn thắng để giúp đội khách lội ngược dòng đồng thời có được 3 điểm để vươn lên dẫn đầu bảng tại La Liga.

Ngay cả Pep Guardiola cũng không quá tự hào khi sử dụng những tiền đạo dự bị cổ điển. Trong hai mùa giải đầu tiên ở Bayern Munich, ông có thể trông cậy vào Claudio Pizarro - người đã ngoài 30 tuổi và đang ở mùa giải thứ hai ở Bayern. Pizarro liên tục tạo ra ảnh hưởng lớn từ băng ghế dự bị mặc dù Bayern hiếm khi nào rơi vào tính thế nguy nan dưới thời Guardiola.

a4
 

Tuy nhiên, đã có một lần anh trở thành "cameo" đầy ấn tượng trong trận đấu sân khách trước Stuttgart ở mùa giải đầu tiên của Guardiola tại Đức. Khi Pizarro được vào sân để đá trên hàng tiền đạo, Bayern Munich đã liên tục thực hiện những quả tạt vào vòng cấm để khai thác vào vị trí của tiền đạo người Peru. Anh ghi bàn ở phút 76 để gỡ hoà trước khi Thiago Alcantara có pha đá phạt thành bàn để ấn định chiến thắng chung cuộc 2-1 cho Bayern.

Sau đó, Guardiola được hỏi liệu cách tiếp cận này có đi ngược lại các nguyên tắc của ông hay không. Pep trả lời “Bạn đang nói cái quái gì vậy? Thứ chúng tôi cần là phải thắng trận đấu này.” Pizarro đã trở thành một tiền đạo dự phòng cổ điển và anh cũng vui vẻ khi được trọng dụng trong nhiều trận sau đó với vai trò tương tự. Trong 44 lần ra sân cuối cùng ở Bundesliga , Pizarro có 41 lần vào sân từ băng ghế dự bị. Ở thời điểm tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu, Pizarro cũng bước qua tuổi 41.

Thực tế là Pizarro đã được người hâm mộ yêu thích khi gia nhập Bayern và điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Các câu lạc bộ dường như thường mang về một cầu thủ được khán giả yêu thích để giữ vai trò đó trong đội bóng. Danh sách đó có thể kể đến những cái tên như Robbie Fowler đến Liverpool, Thierry Henry đến Arsenal, Luca Toni đến Fiorentina, Didier Drogba đến Chelsea, Andy Carroll đến Newcastle hay Fernando Torres đến Atletico.

fernando-torres-atletico-madrid-spain-striker_3247788
Fernando Torres trong ngày trở lại Atletico Madrid

Nhưng khi mang những cầu thủ dạng này về thì đội bóng chỉ đơn thuần là muốn có một phương án dự phòng không hơn không kém. Và đó chính xác là điều mà Manchester United đã sai khi mang về Cristiano Ronaldo trở lại với Old Trafford. Trong mùa giải 2020-21, Manchester United đã có một phương án hoàn hảo ở vị trí này với Edinson Cavani ở tuổi 33. Anh hài lòng với vai trò dự bị. Thành tích của anh ấy khi đá chính và đá ở vai trò dự bị trong mùa giải đầu tiên đó là giống hệt nhau: 5 bàn sau 13 trận. Đáng nhớ nhất có lẽ là 2 bàn thắng sau hai lần vào lưới Southampton để biến trận thua 2-0 thành chiến thắng 3-2 cho Manchester United. 

“Anh ấy là một số 9 và Cavani muốn thi đấu ở giữa các vị trí. Cậu ấy là một dạng người rất tích cự di chuyển”. Đó là chia sẻ từ HLV Solskjaer - một người mang tính biểu tượng ở vị trí siêu dự bị vào thời điểm ông còn thi đấu. “Khả năng chọn thời điểm của Cavani thật tuyệt vời. Cậu ấy có sự khao khát để gặt hái được thành quả cuối cùng và đó chính là điểm mấu chốt của một tiền đạo trung tâm.”

Cavani đá chính khoảng 1/3 số trận, vào sân thay người trong 1/3 quãng thời gian ở Man United và không thi đấu trong 1/3 còn lại giống như những Marcus Rashford , Anthony Martial hay Mason Greenwood . Đó chính xác là những gì Man United mong muốn từ một số 9 cổ điển Nhưng sau khi đã có được một phương án tốt ở vị trí dự phòng thì Man United lại đưa ra quyết định ký hợp đồng với Ronaldo. Tất nhiên khi đã trở thành một tiền đạo thuần cùng với danh tiếng cũng như địa vị của mình thì Ronaldo phải được đá chính mỗi tuần chứ không thể ngồi trên băng ghế dự bị và chờ đợi cơ hội đến với mình ở thời điểm thích hợp.  Ronaldo ghi nhiều bàn thắng cho Man United nhưng Quỷ đỏ lại thường ngược dòng khi khả năng thi đấu toàn diện của anh bị hạn chế. Một cầu thủ có tầm vóc như Ronaldo lẽ ra phải là phương án dự phòng rất tốt cho Man United nhưng với một người như CR7 thì chuyện đó sẽ không thể nào xảy ra.

Các câu lạc bộ lớn của Tây Ban Nha đã làm rất tốt với những phương án dự phòng của mình trong những năm gần đây. Luuk de Jong có lẽ đã rất ngạc nhiên khi chuyển đến Barcelona, ​​​​nhưng trong mùa giải duy nhất ở Camp Nou, anh đã ghi bàn vào lưới Espanyol và Levante khi vào sân từ băng ghế dự bị để giúp đội bóng xếp ở vị trí thứ hai thay vì thứ tư. Một ngày nào đó mọi người sẽ cười nhạo ý tưởng Barcelona hướng tới chiêu mộ De Jong, người vô tình bị kẹp giữa thời kì chuyển giao của Leo Messi và Robert Lewandowski. Nhưng tóm lại, ở mùa giải duy nhất đó Luuke de Jong vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.

a5
Joselu đang có được một mùa giải tương đối thành công tại Real Madrid

Mùa này, Real Madrid đã chiêu mộ Joselu theo dạng cho mượn từ đội bóng đã xuống hạng là Espanyol. Một cầu thủ chỉ có được 6 bàn sau 68 trận ở Premier League cho Stoke và Newcastle thì đúng ra không thể phù hợp với một đội bóng tầm cỡ như Real Madrid. Nhưng bỏ qua những năm tháng ấy thì đến hiện tại Joselu đã ghi được 7 bàn thắng cho Real Madrid. 

Vấn đề với một cầu thủ ở vị trí dự phòng không chỉ đơn giản là việc nhận diện cầu thủ mà nó còn cần đánh giá mức độ thành công của họ. Rõ ràng đó là một số vấn đề với một nhóm nhỏ cầu thủ. Trong một trận cầu lớn, vai trò của cầu thủ có thể chỉ liên quan đến 10 phút trước khi trận đấu kết thúc. Một vài bàn thắng và họ trở thành người hùng, điều đó chúng ta có thể thấy ở những ví dụ rõ ràng như Divock Origi. Điều đó đã xảy ra với Origi, anh đến ở kỳ chuyển nhượng cùng với Firmino và Benteke. Có lẽ thời điểm đó Liverpool đã không nhận ra được rằng họ đã có được một số 9 cho vị trí chính thức và phương án dự phòng trước cả khi Benteke cập bến Anfield.

Những "siêu dự bị" cũng được đánh giá dựa trên thành công chung của đội. Sự nghiệp ở Tottenham của Fernando Llorente có phần đáng quên với vỏn vẹn hai bàn thắng trong hai mùa giải Premier League. Nhưng khi vào sân ở vai trò dự bị, anh đã ghi một 'bàn thắng'  đầy quan trọng trong trận hòa chung cuộc 4-4 với Manchester City ở tứ kết Champions League để giúp Tottenham Hotspur giành chiến thắng chung cuộc nhờ luật bàn thắng trên sân khách. Sau bàn thắng ấn tượng đó, Llorente lại tiếp tục có những sự tàn phá hàng phòng ngự của Ajax để giúp Lucas Moura ghi được một cú hattrick để đời tại trận bán kết năm đó. 

Nếu Tottenham đánh bại Liverpool trong trận chung kết Champions League năm đó, Llorente có thể được coi là một vị anh hùng được mọi người kính nể. Nhưng tiếc là hiện thực là không diễn ra như vậy. Thay vì Llorente thì Divock Origi - người đã ghi bàn thắng thứ hai trong chiến thắng 2-0 của Liverpool mới là nhân vật được chào đón như một người hùng mỗi khi trở lại câu lạc bộ cũ của mình.

z5066825318758_4e3652f4fab523bf69cf66d9b907331e
 

Vậy làm thế nào để chúng ta tìm ra một phương án dự phòng tốt cho đội bóng? Sử dụng dữ liệu cơ bản từ năm giải đấu lớn của châu Âu, chúng ta có thể dễ dàng xác định một tiền đạo đã trên 30 tuổi - đang ghi bàn ở mùa này và đặc biệt giỏi không chiến. Tìm kiếm nhanh sẽ cho ra tên Ante Budimir của Osasuna, anh ấy 32 tuổi và cao 1m90. Anh ấy chưa bao giờ thực sự là một tiền đạo mắn bàn nhưng lại ghi trung bình một bàn thắng sau 180 phút ở trong 5 mùa giải La Liga vừa qua. Ở mùa giải này, Budimir có được 8 bàn sau 18 trận đấu và tất nhiên là đây là mùa giải hay nhất trong sự nghiệp của anh ấy.

14/36 bàn thắng gần đây nhất của Budimir tại La Liga là từ các pha đánh đầu và chỉ có một cầu thủ ở La Liga mùa này đạt được số pha không chiến thành công trung bình nhiều hơn Budimir mỗi 90 phút. Cầu thủ người Croatia là người có nhiều kinh nghiệm và từng lọt vào bán kết World Cup năm ngoái với đội tuyển Croatia và được đánh giá là một cầu thủ chuyên nghiệp chất lượng. Budimir dành phần lớn sự nghiệp của mình cho các câu lạc bộ không có quá nhiều tiếng tăm ở Đức, Ý và Tây Ban Nha. Việc chuyển đến các giải đấu nhiều tiền tài và danh vọng như Premier League chắc chắn sẽ là thứ đầy hấp dẫn ở độ tuổi này bất chấp thời gian gần đây Budimir đã ký vào một bản hợp đồng mới có thời hạn 3 năm với Osasuna.

b7c24efa-d84f-4990-b02b-a8d73f0d74be_16-9-discover-aspect-ratio_default_0_x2274y730
Ante Budimir trong màu áo Osasuna

Những người hâm mộ của các ông lớn tại Premier League sẽ chế giễu một tiền đạo có ít người biết đến như vậy nhưng chỉ một vài bàn thắng của những nhân vật được cho là "siêu dự bị" này cũng có thể giúp đội bóng đi vào lịch sử. Điều đó đã được chứng minh bởi cái tên Leonardo Ulloa - một cầu thủ thi đấu tại giải hạng hai trước khi được Leicester City mang về vào mùa giải họ giành chức vô địch. Những bàn thắng quan trọng của Ulloa khi anh vào sân từ băng ghế dự bị, trong đó phải kể đến bàn ấn định thắng lợi tối thiểu trước Norwich đã giúp Leicester tạo ra được một kỳ tích vào mùa giải 2015/16.

Xét về trình độ thì tất nhiên Ulloa không đủ giỏi để đá chính cho Leicester mùa giải đó và phong cách của anh ta cũng chẳng phù hợp với chiến thuật của nhiều đội bóng vốn thiên về khả năng tấn công nhưng đó chính xác là lý do vì sao Ulloa lại là người phù hợp cho công việc của "siêu dự bị" trong một đội hình của nhà vô địch.

Theo Michael Cox (The Athletic)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

X
top-arrow