Serie A nói riêng và bóng đá Ý nói chung đã sa sút trong nhiều năm trở lại đây, đó là một thực tế phải thừa nhận. Bất chấp có những thời điểm đội quân áo Thiên thanh làm nên kỳ tích ở các giải đấu lớn nhưng điều đó không thể che đậy được sự thật “phũ phàng” rằng, chất lượng của nền bóng đá Italia đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Và thất bại của thầy trò HLV Cesare Prandelli tại kỳ World Cup lần này, dường như cũng là một hệ quả tất yếu.
Không phải đến bây giờ, người ta mới nhắc đến sự sụp đổ của nền bóng đá Italia. Vài năm trở lại đây, mỗi khi các đại diện của Serie A thi đấu bết bát trên đấu trường châu lục, giới truyền thông vẫn thường xuyên lên tiếng hô hào một sự thay đổi toàn diện từ phía FIGC (LĐBĐ Italia). Nhưng rồi, chẳng có bất cứ “cuộc cách mạng” nào diễn ra cả, mọi thứ vẫn kéo dài từ năm này qua năm khác và dần dần, tất cả đều quen với điều đó. “Con bệnh” lâu năm không thuốc chữa Cứ trước thềm mỗi giải đấu lớn, bất chấp một năm thi đấu vô cùng thất vọng ở cấp CLB, người Ý lại thường tự “huyễn hoặc” mình rằng khi đã lên tuyển, các thành viên của Azzurri dù “vuông tròn méo mó” thế nào, sẽ luôn trở thành một tập thể vững mạnh. Họ tự gieo vào đầu mình 2 chữ “bản lĩnh” để rồi nghĩ rằng ĐT Italia sẽ tiếp tục tiến xa tại kỳ World Cup 2014 lần này. Nhưng rồi, thầy trò HLV Prandelli đã phải dừng bước ngay từ vòng bảng sau “cú ngã” cuối cùng trước Uruguay. Chẳng còn lý do gì để biện minh cho thất bại này cả. Trước giờ bóng lăn, Italia có lợi thế chỉ cần một trận hòa là đi tiếp. Họ quyết định sân với sơ đồ 3-5-2 thiên về phòng ngự, sử dụng bộ khung là những chiến binh “lão làng” của Juventus, đội bóng đã 3 năm liên tiếp thống trị Serie A. Vậy mà người Ý vẫn thua, thua theo cái cách quá khó để có thể bào chữa bằng bất cứ lý do nào. Milan từng vô địch Champions League năm 2007, Inter cũng tiếp bước đội bóng cùng thành phố vào năm 2010. ĐT Italia vô địch World Cup 2006 và lọt vào tới trận chung kết Euro 2012. Nhưng đằng sau những thành công ấy, có ai hiểu rằng bóng đá Ý vẫn đang ngày một suy thoái dần theo năm tháng, thậm chí từ rất rất lâu rồi. Hệ thống đào tạo trẻ yếu kém, tình trạng tài chính các CLB bất ổn, chưa kể đến những vấn nạn rắc rối về cá độ, dàn xếp tỷ số, mafia thao túng… Tất cả đã “kéo” Serie A tụt xuống vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng các giải đấu lớn nhất châu Âu, một nghịch lý hoàn toàn trái ngược so với cách đây khoảng 15 20 năm, khi Calcio được xem là “chốn phù hoa” nhất của lục địa già. Bây giờ, khi mà Juventus chỉ còn là “kẻ học việc” ở Champions League, Milan thì thậm chí không có nổi suất dự Cúp châu Âu, dường như các tifosi chẳng còn bất cứ niềm tin nào để có thể mộng mơ nữa rồi… Nền bóng đá Italia hiện tại có lẽ chẳng khác gì một “con bệnh” không thuốc chữa. Suốt bao nhiêu năm qua, Azzurri vẫn cần một “phép màu”, cần đến một sự sống mới. Nhưng rồi, cũng chẳng có gì xảy ra hết. Một vài thời điểm, có thể đã xuất hiện những “liều thuốc giảm đau”. Thế nhưng, điều đó vẫn là chưa đủ… Sự lụi tàn tất yếu Vậy đấy, thật là trớ trêu khi mà bóng đá châu Âu đang ngày càng tiến bộ thì Serie A lại ngày càng sa sút, theo một cách khó chấp nhận nhất. Chẳng có bất cứ nỗ lực nào, giải pháp nào, thay vào đó chỉ là những “tuyên bố suông” từ phía bộ phận quan chức lãnh đạo bảo thủ và hạn hẹp. Để rồi các tifosi, dường như cũng quá “quen” với điều này. Trong bối cảnh như vậy, ĐT Italia không thất bại mới là kỳ lạ. Mang đến Brazil một đội hình gồm phần đông các trụ cột lớn tuổi với niềm hy vọng rằng “kinh nghiệm và bản lĩnh” sẽ trở thành thứ vũ khí giúp Azzurri tiến xa? Nhưng rồi thực tế lại phũ phàng hơn rất nhiều. Trước thời tiết khắc nghiệt trên đất Nam Mỹ, trước những đối thủ mới mẻ, có lối chơi giàu tốc độ, thể lực, bền bỉ và lì lợm, Prandelli cùng các học trò đã buộc phải chấp nhận về nước. Sau ngần ấy năm sống trong “ảo vọng”, có lẽ người Ý cần phải hiểu ra rằng họ không thể cứ mãi “bấu víu” vào những niềm hy vọng xưa cũ được nữa rồi. Bóng đá hiện đại luôn thay đổi theo từng ngày và nếu muốn thành công, Italia cũng phải chấp nhận thay đổi mình, giống như xu thế chung của thế giới vậy. Những ngày này có thể là dấu chấm hết cho một nền bóng đá Italia cũ kỹ và bảo thủ của quá khứ. Nhưng thay vì cứ cố gắng hoài niệm, các tifosi nên xem nó như một sự lụi tàn tất yếu. Điều quan trọng là sau những nỗi thất vọng tột cùng của ngày hôm nay, người Ý sẽ “hồi sinh” như thế nào. Đó mới là thứ cả thế giới đang chờ đợi… NAM ANH
ĐT Italia cùng nỗi thất vọng sau trận thua trước Uruguay
Balotelli thi đấu thất vọng trong màu ĐT Italia tại kỳ World Cup năm nay
ĐT Italia thất bại tại World Cup 2014 là hệ quả tất yếu của một nền bóng đá đã sa sút trong nhiều năm qua Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Lionel Messi dính chấn thương sau trận thắng Croatia?
Lionel Messi dính chấn thương sau trận thắng Croatia?
Thua đau, HLV tuyển Tây Ban Nha đành "đá xoáy" Morocco
Thua đau, HLV tuyển Tây Ban Nha đành "đá xoáy" Morocco
"Nhật Bản đã thua vì ... xem thường Croatia"
"Nhật Bản đã thua vì ... xem thường Croatia"
HLV tuyển Hàn Quốc từ chức sau trận thua Brazil
HLV tuyển Hàn Quốc từ chức sau trận thua Brazil
Đội tuyển Anh đứng đầu World Cup 2022 về khâu dứt điểm
Đội tuyển Anh đứng đầu World Cup 2022 về khâu dứt điểm
Tiền đạo Mbappe xô đổ kỷ lục của "Vua bóng đá" Pele
Tiền đạo Mbappe xô đổ kỷ lục của "Vua bóng đá" Pele
Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản
Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản
Cục diện bảng F trước lượt cuối: Tự quyết hay chờ đợi ... "kẻ bên lề" Canada
Cục diện bảng F trước lượt cuối: Tự quyết hay chờ đợi ... "kẻ bên lề" Canada
Cục diện bảng E trước lượt cuối: TBN và Đức sẽ dắt tay nhau đi tiếp?
Cục diện bảng E trước lượt cuối: TBN và Đức sẽ dắt tay nhau đi tiếp?
"Quả 11m cho Argentina chẳng khác nào trò đùa"
"Quả 11m cho Argentina chẳng khác nào trò đùa"