Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

Đứa con của Dracula hay "ông trùm áo đen" World Cup

Thứ Tư 11/06/2014 11:34(GMT+7)

 Trọng tài chính xác là nhân tố có thể quyết định vận mệnh của mọi trận đấu. Và vì thế, họ luôn phải đứng giữa lằn ranh yêu-ghét.

Dù yêu mến hay ghét cay ghét đắng vị trọng tài nào đó, nhưng chắc hẳn tất cả, từ người hâm mộ đến giới truyền thông lẫn cầu thủ, vẫn sẽ không thể phủ nhận được tầm quan trọng của họ. Những “ông Vua áo đen” đích thực là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả của một trận đấu.

Song, kinh nghiệm không đóng vai trò quá quyết định. Bởi, nếu các đội tuyển được trọng tài Marco Rodriguez bắt chính thì họ cứ “xác định” phải thi đấu một cách “lành mạnh” nhất. “Chiqui Dracula” (tạm dịch: Đứa con của Dracula) là biệt danh mà các CĐV tại Mexico đặt cho Rodriguez, vị trọng tài trung bình cứ 2 trận, ông đuổi thẳng 1 cầu thủ ra khỏi sân.

Sự lạnh lùng trên khuôn mặt Đứa con của ác quỷ Dracula - Marco Rodriquez
Sự lạnh lùng trên khuôn mặt "Đứa con của ác quỷ Dracula" - Marco Rodriquez

Nói thêm về "Đứa con của Dracula", vị trọng tài sinh năm 1973 này có "tiền sử" khiến tất cả các đội bóng phải nể sợ. Rodriguez chính thức trở thành trọng tài cấp FIFA từ năm 1999, đã làm nhiệm vụ tại 2 kỳ World Cup 2006, 2010. Và trong 79 trận đấu quốc tế cầm còi, ông đã rút tổng cộng 350 thẻ vàng (4,43 thẻ/trận), 51 thẻ đỏ (0,65 thẻ/trận) và thổi tổng cộng 29 quả penalty (0,37 quả/trận)

Tháng 9/2013, trong trận đấu giữa Costa Rica mà Mỹ, vị trọng tài có nghề "tay trái" là giáo viên trong trường học nói tiếng Đức tại Mexico đã rút tổng cộng 8 chiếc thẻ vàng dành riêng cho ĐT Mỹ, để rồi sau trận đấu, HLV Jurgen Klinsmann đã phải uất hận mà thốt lên bằng tiếng Đức: "Ôi, Rodriguez, không còn nghi ngờ gì nữa, ông thật sự là một trọng tài vô cùng tuyệt vời!".

Chưa hết, trong một trận đấu tại Giải vô địch Mexico vào tháng 1/2012, Marco Rodriguez còn không ngần ngại cùng lúc rút... 2 chiếc thẻ vàng bằng 2 tay để phạt 2 cầu thủ. Và trong trận đấu ấy, vị trọng tài "luôn nhớ ngày sinh nhật những cô con gái của mình" đã rút tổng cộng... 7 chiếc thẻ vàng và 3 thẻ đỏ trực tiếp.

Ngoài ra, những con số thống kê về các trọng tài cũng mang đến những điều thú vị khác. Nếu các ĐT “gặp” vị trọng tài Alireza Faghani thì những hậu vệ của họ phải rất cẩn thận với những pha bóng trong vòng cấm. Vị trọng tài người Iran này trung bình thổi penalty 0,38 lần/trận (22 quả/58 trận quốc tế). Trong khi, nếu các ĐT không muốn bị thiệt quân vì luật thẻ vàng thì hãy cẩn thận mỗi khi được cầm còi bởi “ông Vua áo đen” cũng là “ông Vua thẻ vàng” trong số các trọng tài tại World Cup lần này - Wilmar Roldan (Columbia), với trung bình 5,22 thẻ vàng/trận.

Ở mặt “hiền lành” của các trọng tài thì hai vị trọng tài sau đây sẽ được các cầu thủ “chém đinh chặt sắt” mong được “gặp” nhất: Norbert Hauata (Tahiti) - trung bình rút 2,53 thẻ vàng/trận và Carlos Velasco Carballo (Tây Ban Nha) - mới chỉ rút 5 thẻ đỏ trong 53 trận đấu quốc tế. Thêm vào đó là trọng tài Roberto Moreno (Panama) - người gần như “nói không với penalty”, chỉ mới thổi 8 quả penalty trong 96 trận đấu quốc tế.

Bỏ qua những con số thống kê, như đã nói ở đầu bài là sẽ không quyết định được “quyết định cuối cùng” của các “ông Vua áo đen”. Riêng ĐT Anh, có lẽ họ "cầu Chúa" để không phải gặp lại vị trọng tài người Thổ Nhĩ Kỳ - Cuneyt Cakir. Trọng tài 37 tuổi này là nỗi ám ảnh của bóng đá Anh nói chung.

Chính ông là người rút thẻ đỏ dành cho Steven Gerrard tại vòng loại World Cup 2012; rút thẻ đỏ dành cho John Terrry tại trận bán kết giữa Chelsea - Barcelona tại Champions League 2012; rút thẻ đỏ dành cho Nani và khiến Man Utd bị Real Madrid loại khỏi tứ kết Champions League 2013. Sâu xa, ở cấp độ thấp hơn, Cakir còn đã rút thẻ đỏ dành cho Michael Mancienne và Frazier Campbell của U21 Anh ở World Cup U21 năm 2009.

Sai lầm của trọng tài là điều khó được chấp nhận, nhưng dẫu sao thì họ vẫn là “con người”, không hoàn hảo, sắc lạnh như một cỗ máy. Họ có thể sai lầm và có quyền yêu ghét.  Sau một trận đấu tại Congo, do bất mãn với quyết định của vị trọng tài người Nhật Bản - Yuichi Nishimura, các CĐV nước này đã đập phá tanh bành nhiều quán ăn, nhà hàng... Trung Quốc. Đây là điều vô cùng đáng tiếc và có thể ảnh hưởng đến quan hệ chính trị. Tồi tệ hơn, vị trọng tài Pedro Proenca từng suýt bị “thanh toán” bởi một kẻ đầu gấu trong khi đi dạo tại Lisbon.

Trọng tài là một nghề vô cùng nguy hiểm, chắc chắn như thế nếu những điều trên tiếp diễn ngày càng nhiều. Tất cả họ đều không có những đồng lương cao ngất ngưỡng như cầu thủ. Và có rất ít trong số họ được như Jonas Erikkson - triệu phú cầm còi người Thụy Điển.

Trong số 32 trọng tài làm nhiệm vụ tại World Cup 2014, Ravshan Irmatov (Uzbekistan) là người giàu kinh nghiệm nhất, với 114 trận đấu quốc tế. Đứng thứ hai là cái tên vô cùng quen thuộc với các CĐV Premier League - Howard Webb, với 111 trận đấu quốc tế. Trái ngược lại, bộ đôi trọng tài đến từ Argentina và Brazil - Nestor Pitana và Sandro Ricci là những “ông Vua áo đen” non kinh nghiệm nhất. Cả hai mới cầm còi 38 trận đấu quốc tế trước World Cup kì này. 

Theo VTC

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Nottingham Forest và Bournemouth lọt top 5 Premier league: Thành công của những kẻ đi ngược dòng xu hướng

Nottingham Forest và Bournemouth lọt top 5 Premier league: Thành công của những kẻ đi ngược dòng xu hướng

Nottingham Forest và Bournemouth lọt top 5 Premier league: Thành công của những kẻ đi ngược dòng xu hướng

Sự sa sút trầm trọng của Manchester City là câu chuyện tâm điểm của nửa đầu mùa giải, trong khi đó Liverpool, Chelsea và Arsenal đều đang hy vọng rằng họ sẽ trở thành câu chuyện chính của giai đoạn nửa cuối mùa bằng cách giành chức vô địch. Nhưng còn 2 đội bóng đang chen chân vào giữa những ông lớn đó thì sao?

Xem thêm
top-arrow
X