AFF Cup 2020 đã chính thức bắt đầu với đội tuyển Việt Nam. Chúng ta bước vào giải đấu với vị thế lớn hơn mọi khi bởi là nhà đương kim vô địch giải đấu.
Suốt 1 năm qua, thứ mà chúng ta nhiều nhất về đội tuyển Việt Nam là vòng loại World Cup 2022. Chúng ta đã đi một hành trình tuyệt vời để lần đầu tiên góp mặt ở vòng loại thứ ba. Đại dịch Covid-19 khiến V.League 2021 đã phải huỷ bỏ và AFF Cup 2020 bị lùi lịch liên tục và cuối cùng là diễn ra vào cuối năm nay. Và mọi sự tập trung được dồn cho vòng loại World Cup.
Trong 4 năm qua, đội tuyển Việt Nam đã có những sự phát triển. Chúng ta đã thắng nhiều hơn, tạo nên những cột mốc, thiết lập những chiến tích và vị thế tăng lên ở khu vực. Dần dần, chúng ta nhận ra Đông Nam Á ngày càng là cái bể nhỏ, và để phát triển chúng ta cần bơi ở những cái bể lớn hơn. Nhưng giành chiến thắng ở AFF Cup vẫn là một mục tiêu cần có như để khẳng định vị thế số một khu vực của ĐT Việt Nam.
Trở lại quá khứ với AFF Cup 2018, chúng ta bước vào giải đấu với một tinh thần hưng phấn cao độ sau những thành công vang dội ở vòng chung kết U23 châu Á lẫn ASIAD. Những giải đấu đó không chỉ làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều cầu thủ mà nó còn tạo ra một diện mạo mới cho đội tuyển Việt Nam. Chúng ta có đủ năng lực để tạo nên những sự khác biệt, đủ năng lực để chơi bóng một cách hiệu quả. Hành trình lên ngôi của đội tuyển Việt Nam tại giải đấu năm đó thực sự thuyết phục khi chúng ta băng băng bước lên vũ đài chiến thắng khi lứa cầu thủ thế hệ vàng ở trong giai đoạn vừa hưng phấn lẫn đỉnh cao phong độ.
Đội tuyển Việt Nam cần AFF Cup để lấy lại cảm giác chiến thắng
AFF Cup đã từng là khao khát suốt nhiều năm của bóng đá Việt Nam. Nay tâm thế đã khác, nhưng nó vẫn có một giá trị quan trọng, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang rất mong muốn tìm lại dư vị chiến thắng sau những thất bại ở vòng loại World Cup 2022. Chúng ta cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng ĐT Việt Nam có mặt ở vòng loại thứ ba là thành công to lớn. Đây mới chỉ là lần đầu tiên đội tuyển chúng ta có mặt ở đây, đối đầu với những đội tuyển lớn nhất châu lục. Thực tế cho thấy những trận đấu tại vòng loại thứ ba, đội bóng chúng ta đã thi đấu với tinh thần quyết tâm cao nhất và đều có những thời điểm tạo nên sóng gió với khung thành các đội bóng đối thủ. Song, cần nhìn nhận công bằng rằng chúng ta còn khoảng cách lớn với những “ông kẹ” của châu lục.
Thực sự, việc đội tuyển chúng ta lọt vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 dường như đã tạo ra một cái “bẫy tâm lý” cho người hâm mộ. Đội bóng chúng ta có sức mạnh lớn so với các đối thủ ở Đông Nam Á nhưng lại chưa tới tầm của châu lục hay nói cách khác ĐT Việt Nam đang ở khoảng giữa của hai thái cực. Vì thế AFF Cup 2020 vẫn là một giải đấu cần với chúng ta, bởi nó là một điểm tựa để lấy lại tư thế chiến thắng cần thiết. Quan trọng hơn, phải thắng thật thuyết phục ở sân chơi nhà mới có thể ngước nhìn ra biển lớn.
Thái Lan sau khi đã mất ngôi vương AFF Cup 2018 và cũng không thể lọt vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 đã rất thực tế với việc mời một nhà cầm quân hiểu nền bóng đá của họ là Mano Polking ngồi vào ghế HLV trưởng với thời hạn hợp đồng ban đầu chỉ là hết chiến dịch AFF Cup 2020. Người Thái vẫn rất tham vọng với sân chơi châu lục, song AFF Cup sẽ là nơi để kiểm chứng màn trình diễn của “Voi chiến”.
Xin nhắc lại một lần nữa, chúng ta bước vào AFF Cup 2020 với tư cách đương kim vô địch. Leo lên đỉnh đã khó, trụ lại trên đỉnh cao còn khó hơn, nhất là khi các đối thủ đều rất quyết tâm lật đổ. Nhưng liều thuốc thử này tuy không phải “nặng đô” như vài trận đấu trước, nhưng sẽ rất giá trị về mặt áp lực trước khi trở lại với một sân chơi vòng loại World Cup.
Nottingham Forest là đội chịu ít chấn thương nhất tại Premier League 2024/25. Và họ đang đứng thứ ba trên BXH Ngoại Hạng Anh và vừa giành quyền vào bán kết FA Cup. Điều gì đã giúp đội bóng này có được hành trình đặc biệt như thế?
Có rất nhiều tiêu chí để một CLB bóng đá lựa chọn HLV trưởng, bao gồm: tài năng, kinh nghiệm, sự am hiểu về giải đấu, am hiểu về truyền thống CLB hoặc đơn giản chỉ là phong cách chiến thuật của người này phù hợp. Ngược lại, khi “mối tình” tan vỡ dẫn đến việc sa thải bắt buộc phải xảy ra, gần như chỉ tồn tại một lý do duy nhất.
Có nhiều lý do khiến Juventus chia tay HLV Thiago Motta. Mỗi lý do riêng lẻ có thể chưa đủ để biện minh cho việc sa thải, nhưng xét về tổng thể, CLB không có lựa chọn nào khác: Motta phải ra đi. Dưới đây là 8 lý do khiến ông bị sa thải và 3 điều Juventus cần làm đúng trong thời gian tới, vì Motta không thể là “vật tế thần” duy nhất ở đây.
Man United có lẽ là đội bóng kỳ lạ nhất lúc này. Một mặt, họ cho biết đã không có lợi nhuận trong 6 năm và đang nợ 1 tỷ bảng. Mặt khác, họ lại lên kế hoạch xây một SVĐ mới, với sức chứa 100 nghìn chỗ và giá thành lên đến… 2 tỷ bảng.