- Nhờ Công Phượng ra mắt, Mito HollyHock thoát thua ngoạn mục trên sân nhà
- ĐT Việt Nam sẽ đá thế nào nếu có cầu thủ nhập tịch?
- VFF vẫn đang tìm kiếm GĐKT
V-League vốn nổi tiếng là giải đấu có nhiều điểm độc đáo vốn không giống bất cứ nơi nào trên thế giới. Hãy cùng điểm tên bốn hành động thú vị thường diễn ra ở các sân cỏ Việt Nam.
Phát biểu siêu dài
V-League không thiếu những màn phát biểu khá dài |
Ở những vòng đấu khai mạc của V-League hoặc một số thời điểm nhất định, trước giờ bóng lăn luôn có những màn phát biểu của các vị quan khách hay BTC. Đã thành thông lệ, những màn phát biểu này thường kéo dài đến cả chục phút với đầy đủ những phần giới thiệu, trình bày lí do, cảm ơn...
Trong khi những người đứng trên bục miệt mài với phần diễn thuyết của mình, ở dưới sân các cầu thủ chắc hẳn cảm thấy khá sốt ruột. Điều này cũng đúng với những CĐV trên khán đài, những người vào sân để thưởng thức trận đấu nhưng lại bị “ru ngủ” bởi việc phát biểu quá dài.
Bên cạnh đó, V-League còn diễn ra chủ yếu vào thời điểm mùa hè vốn nắng nóng gay gắt ở Việt Nam khiến cho việc chờ đợi càng trở nên gian nan hơn. Đó là còn chưa kể đến trường hợp thời tiết đổ mưa.
Khán đài sân Cẩm Phả luôn có nhiều bài hát vang lên |
Việc sử dụng âm nhạc để làm tăng không khí sôi động trên sân không phải là điều mới và nó đã được các đội ở V-League áp dụng. Tuy nhiên, quá lạm dụng những đoạn nhạc có thể gây ảnh hưởng đến sự tập trung của các cầu thủ bởi bóng đá là môn thể thao đòi hỏi sự tập trung cao độ và những bài nhạc khác nhau vang lên liên tục có thể rất dễ khiến họ phân tâm.
Ví dụ điển hình nhất là Than Quảng Ninh, với việc sở hữu lượng khán giả chuyên nghiệp và đông đảo bậc nhất V-League, BTC sân Cẩm Phả có thiện chí xây dựng thêm không khí sôi động trên khán đài khi sử dụng âm nhạc rất nhiều. Tuy nhiên, với việc cứ khoảng 15 đến 20 phút lại bật một ca khúc bất kể thể loại từ nhạc trẻ đến... ca ngợi tình yêu quê hương đất nước thực sự chưa phù hợp.
Ở những giải đấu hàng đầu Châu Âu, âm nhạc cũng được họ sử dụng, tuy nhiên chỉ ở trước trận đấu và một khoảng thời gian vài giây để các CĐV ăn mừng bàn thắng mà thôi.
Vào hiệp 2 cũng xếp hàng
Quá rập khuôn là điều không nên |
Thông thường trong các trận đấu, hai đội xếp hàng và được tổ trọng tài dẫn ra sân là quy định bắt buộc và là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, điều này là không nhất thiết khi hiệp đấu thứ 2 diễn ra. Sau giờ nghỉ, các cầu thủ và BHL mỗi đội có thể tùy ý ra sân sau hiệu lệnh thông báo của tổ trọng tài và BTC.
Tuy nhiên, một lần nữa, đây lại là một nét thú vị ở V-League. Không ít lần, các khán giả đến sân được chứng kiến đầu hiệp 2 tổ trọng tài vẫn bắt mỗi đội xếp hàng và từ từ đi ra sân như lúc ban đầu.
Khởi động giữa giờ nghỉ
Ca sỹ cứ hát, cầu thủ cứ đá bóng |
Đây không phải là một hành động quá hiếm ở bóng đá thế giới, tuy nhiên, giờ đây các đội bóng xem trọng các hoạt động thương mại hơn và họ cho rằng việc để cầu thủ dự bị khởi động trên sân giữa giờ là không cần thiết. Trên thực tế, một cầu thủ trước khi vào sân sẽ được HLV nhắc ra khởi động bên ngoài đường pitch. Tuy nhiên, một hành động diễn ra ở mọi sân bóng của Việt Nam là giữa giờ cầu thủ 2 đội đem bóng ra tập như một buổi tập luyện bình thường.
Đây rõ ràng là điều không thật sự cần thiết bởi họ đã luyện tập hàng ngày và khi trước mắt là trận đấu thì một chút tập luyện này không giúp ích gì nhiều. Trong khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hiệp, sẽ là phù hợp hơn nếu BTC sân tiến hành các game show để tương tác với khán giả hay có các chương trình ca nhạc để thay đổi không khí cho khán giả.
Tường Minh
Có thể bạn quan tâm
- Công Phượng trải lòng sau màn ra mắt ngắn ngủi ở Mito Hollyhock
- Hà Nội T&T 2-1 Hải Phòng (KT): "Chết" trên tử địa Hàng Đẫy, Hải Phòng hết bất khả chiến bại
- Bình Dương 5-0 HAGL (Kết thúc): Cuộc "thảm sát" tại Gò Đậu
- FLC Thanh Hóa 2-2 SLNA (KT): Trọng tài "tỏa sáng" giúp chủ nhà thoát thua
- Becamex Bình Dương vs HAGL (17h ngày 8/5): Thử thách cực đại