Chủ Nhật, 20/04/2025
Zalo

Nhìn từ thất bại của ĐT Việt Nam: Bình thường & bất thường

Thứ Hai 20/12/2010 13:46(GMT+7)

Trong cuộc sống, có nhiều sự việc diễn ra có gì đó trái tự nhiên nhưng chúng ta không để ý sự bất thường của nó bởi cái bệnh bình thường hóa vấn đề. Thất bại của ĐTVN tại AFF Suzuki Cup 2010 có bóng dáng của bệnh đó.

Nhiều ông bố, bà mẹ, chỉ đến khi đứa con hư hỏng mới hối hận vì không để ý đến diễn biến bất thường và phức tạp trong tâm- sinh lý của những đứa trẻ đến tuổi tưởng thành. Trong đó, sự thiếu quan tâm, nghiêm khắc thường dày vò họ nhất.

Cái sự “hỏng” của ĐTVN cũng vậy. Buồn, tiếc, và mong giá như thời gian quay trở lại, đó có lẽ là tâm trạng chung, của không chỉ riêng thầy trò HLV Calisto. Phải nói rằng, chúng ta có phần “cưng chiều” đội tuyển quá. Không cưng khi đội tuyển đá như thế, nhưng bà con bất chấp đêm hôm, khổ sở, mưa rét căm căm sắp hàng sắp hàng mua vé cổ vũ. Kể cả khi thầy trò HLV Calisto có dấu hiệu thụt lùi, bất ổn cũng không nỡ chỉ trích nặng nề.

Cũng là Malaysia, cũng là Vũ Phong, nhưng lần này may mắn không còn mỉm cười với ĐTVN

Dường như, sự phản biện của dư luận và báo giới với các đội tuyển bóng đá VN, không được VFF và BHL coi đó cũng là điều bình thường, nói gì cũng là kênh để soi mình. Thậm chí, không loại trừ trường hợp bị ghét bỏ nếu báo A, truyền hình B chê đội tuyển. Ngay cả cầu thủ, dường như cũng tạo cho mình cái quyền đó khi bị chê. Cầu thủ bây giờ thích được lăng xê lắm, khiến có cảm giác như ngôi sao giải trí, và cũng đủ thứ chuyện cười ra nước mắt.

Trở lại chuyện bất thường của “đứa con cưng” của chúng ta. Nếu coi trận đấu gặp Trung Quốc (thua 1-2) trong khuôn khổ vòng loại Asian Cup 2011 hồi tháng 1, thì đến khi tham chiến AFF Suzuki Cup 2010, thầy trò HLV Calisto thi đấu tất cả 12 trận, trong đó, chỉ một trận thắng duy nhất trước Kuwait với tỷ số 3-0 tại Cúp 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Còn lại từ hòa đến thua, tức là 11 trận không biết mùi thắng. Nếu không tính hai trận hòa mang tính chất thi đấu từ thiện trước Vicem Hải Phòng và SLNA, thì đội tuyển đã có 9 trận không thắng trong một chu kỳ chuẩn bị.

Có nghĩa, chỉ thiếu 1 trận nữa, nó tiếp tục đi lại con đường cách đây 2 năm: ĐTVN trước khi đá AFF Suzuki Cup 2008 có chuỗi 10 trận không thắng. Chỉ khác, lần đó thầy trò HLV Calisto, sau khi Vũ Phong giải hạn trận Malaysia, đã chơi khởi sắc, cộng thêm may mắn ủng hộ, đã vô địch.

Còn lần này thì khác, tất cả đã quay lưng với chúng ta. Chính vì lẽ đó, mà bây giờ mới tiếc nuối, và bẽ bàng nhìn thẳng sự thật: thầy trò HLV Calisto từ tháng 1 đến nay đã phát triển không bình thường, hay chính xác hơn, đội tuyển quá già nua, cằn cỗi.

Tìm quân của nhà vô địch V-League ((HN.T&T) và á quân (XM.HP) ở đội tuyển mỏi cả mắt cũng chưa đủ bàn tay, lại đóng góp cho đội hình đá chính quá ít. Những chấn thương chí mạng. Một hàng công không biết ghi bàn mà chỉ trông chờ vào tuyến dưới. Sự khác biệt lớn nhất so với 2 năm trước, là những hớ hênh của hàng thủ đã mang tính hệ thống, nó bộc lộ theo tần suất từng trận, chứ không chỉ còn ở giữa giải tập huấn này với giải khác.

Thật tiếc khi tất cả những điều đó được coi bình thường, theo lý giải BĐVN đã hết người tài, có thể thêm một chút tâm linh hai năm trước khó khăn là thế nhưng vẫn vô địch được đó thôi.

Bây giờ thì quá muộn cho một ước mơ cũ, chỉ mong VFF phải coi thất bại đó là tất yếu, và bình thường với sức lực và và phương thức chuẩn bị của chúng ta.
 
(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X