Thứ Hai, 30/12/2024 Mới nhất
Zalo

HLV Pozzo & bí ẩn phía sau ngực áo

Thứ Tư 21/05/2014 21:30(GMT+7)

Đằng sau chức vô địch của ĐT Italia ở World Cup 1934 không chỉ có dấu ấn nhà độc tài Mussolini, mà còn là bí ẩn phía sau ngực áo HLV Pozzo.

Thiên tài Einstein từng nói: “Khoa học thiếu Tôn giáo là khập khiễng, Tôn giáo thiếu khoa học là mù lòa”. Có nghĩa mê tín là một phần không thể thiếu của cuộc sống, từ Á sang Âu, chừng nào vẫn còn có những sự kiện không thể giải thích bằng khoa học. Mê tín xuất hiện ở mọi lĩnh vực và dĩ nhiên bóng đá cũng không là ngoại lệ.

Này nhé! Cris Ronaldo từng xịt keo trộn với nước thánh của thầy phù thủy Pepe - người đã tuyên bố có thể làm CR7 chấn thương. HLV Loew ăn… gỉ mũi hay chỉ mặc duy nhất 1 chiếc áo sơ mi vì sợ mất may mắn. Chiến lược gia Domenech chỉ chọn học trò theo tuổi và cung số…

 

Những trò mê tín trong bóng đá hiện đại nếu liệt kê ra hết, có mà viết được thành cả một thiên tiểu thuyết. Nhưng ít ai biết rằng, HLV Vittorio Pozzo mới được xem là ông thầy bóng đá đầu tiên trong lịch sử tin vào thứ sức mạnh siêu nhiên có thể mang lại thành công cho đội bóng mà ông dẫn dắt.

Tắm ư? Đừng bảo HLV Pozzo dội nước vào người trước mỗi trận đấu của ĐT Italia, dù ông có thể hơi nặng mùi. Khi ra sân, Pozzo luôn lệnh cho các học trò phải bước bằng chân trái. Giai thoại trong phòng thay đồ ĐT Italia kể lại rằng, hậu vệ Allemandi đã bị mắng té tát vì trái lời ông khi bước chân phải vào sân ở trận hòa 1-1 nhọc nhằn với Tây Ban Nha tại tứ kết World Cup 1934.

May mắn là sau đó ĐT Italia vẫn hạ gục Tây Ban Nha 1-0 trong trận đá lại. HLV Pozzo cũng không phải người thù lâu nhớ dai, nên Allemandi vẫn được trao cơ hội và góp công lớn trong chức vô địch của Azzurri ở trận chung kết.

Nhưng chiến lược gia huyền thoại này không chỉ thể hiện sự mê tín bằng những hành động cụ thể, có hai món đồ mà HLV Pozzo luôn mang theo bên mình và ông xem đó chính là thứ quyền lực mang đến thành công. Đầu tiên là mảnh thủy tinh của chiếc Cúp Gero, giải vô địch các quốc gia Trung Âu (tiền thân của Euro) mà Italia giành năm 1930, được ông gói ghém cẩn thận.

Và lá bùa thứ hai, chính là tấm vé tàu điện ngầm đến Anh mà HLV Pozzo được bố mẹ mua tặng ông hồi trẻ, tấm vé được HLV huyền thoại này xem như một báu vật và luôn được cất giữ trang trọng bên ngực áo. Với người châu Âu, tấm vé khứ hồi là một điều mê tín có phần… dễ thương và đặc biệt cảm động.

Nó bắt nguồn từ thế chiến thứ nhất, nhiều người lính thường soát lại xem trong túi của mình có còn tấm vé khứ hồi của tàu điện ngầm hay không trước khi lâm trận đối mặt với cái chết cận kề. Họ mua vé khứ hồi để luôn sống với niềm tin một ngày nào đó sẽ được đoàn tụ với gia đình. Họ tin chiếc vé đó có đủ uy lực giúp cho sự thực diễn ra đúng như mơ ước.

World Cup 1934 được biết đến là ngày hội bóng đá mà nhà độc tài Mussolini có ảnh hưởng lớn tới chức vô địch của ĐT Italia. Nhưng báo giới xứ Mỳ ống lại có cách giải thích khác. Sự cuồng tín của HLV Pozzo mới là bí quyết thành công của đội bóng màu Thiên thanh. Vì 4 năm sau, Italia bảo vệ thành công ngai vàng World Cup 1938 và HLV Pozzo cũng trở thành chiến lược gia duy nhất từng 2 lần vô địch thế giới, kỷ lục mà chưa có nhà cầm quân nào xô đổ được.

HỒ SƠ Vittorio Pozzo

Sinh ngày: 02/03/1886
Mất ngày: 21/12/1968 (82 tuổi)
Sự nghiệp cầu thủ: Grasshopper (1905-1906), Torino (1906-1911).
Sự nghiệp HLV: Italia (1912, 1921, 1924, 1929-1948), Torino (1912-1922), Milan (1924-1926).
Danh hiệu: World Cup 1934, 1938; Gera Cup 1930, 1935; HCV Olympic 1936.

Theo Soha
 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X