Mập mờ lằn ranh “giới tính”
Trước hết, cần phải khẳng định Imane Khelif là phụ nữ. Tay đấm này sinh ngày 2/5/1999 tại Tiaret, Algeria và đã từng tham dự Olympic 2020 tại Tokyo. Theo cập nhật từ Wikipedia, Imane Khelif đã thượng đài 51 trận, thắng 42 trận (4 trận thắng sau đó bị hủy kết quả) trong đó có 6 chiến thắng bằng knock-out.
Sau trận đấu đầy tranh cãi với Angela Carini, nhiều thông tin cho rằng Imane Khelif là người chuyển giới. Nhưng thông tin trên chưa được xác thực. Nên nhớ rằng, Algeria có tới 90% dân số theo Đạo Hồi, dòng Sunni. Khác với những người Đạo hồi thuộc dòng Shia (không quá gay gắt với việc phẫu thuật chuyển giới), Hồi giáo dòng Sunni vẫn tồn tại nhiều điều luật hà khắc với cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng.
Imane Khelif dễ dàng vượt trội đối thủ tới từ Italia |
Lẽ đó, việc Imane Khelif thực hiện ca phẫu thuật (từ nam sang nữ - như nhiều người vẫn nhầm lẫn) để được thi đấu ở nội dung nữ tại Olympic là điều khó xảy ra, nếu không muốn nói là thiếu cơ sở. Hộ chiếu của Imane Khelif vẫn công nhận tay đấm này là nữ và quan trọng nhất, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận Imane Khelif là phụ nữ. Nhưng đây mới là lúc tranh cãi bắt đầu.
Việc một VĐV nữ xuất hiện với bề ngoài “nam tính” và sức mạnh có phần vượt trội đối thủ không còn là điều mới. Cụm từ “đàn ông sinh học” được nhắc tới khi có một VĐV mang đặc tính sinh học của nam giới, nhưng thi đấu ở nội dung cho nữ. Đó có thể là người chuyển giới nam sang nữ, hoặc nữ giới với thành phần cơ thể được biến đổi, nhằm tăng mật độ xương, cơ bắp.
Cách phổ biến nhất là tiêm testosterone (hormone sinh dục nam) vào người. Lẽ đó, từ năm 2011, IOC đã phải ban hành quy định về việc xác nhận liệu đâu là một “vận động viên nữ” đúng nghĩa, chứ không phải những người “đàn ông sinh học” tham gia tranh tài.
Racheal Kundananji (áo xanh), cầu thủ của ĐT nữ Zambia từ chối kiểm tra nồng độ testosterone trước Olympic Paris |
Theo đó, nếu VĐV nữ có “nồng độ androgen dưới mức của đàn ông” sẽ được tham gia các cuộc thi dành cho nữ. Cụ thể hơn, nếu nồng độ testosterone trong máu của VĐV đó ở mức dưới 10nm/lít huyết thanh, VĐV sẽ được công nhận là “nữ”. Khi con số trên cao hơn mức quy định, VĐV sẽ tìm cách chứng minh rằng nồng độ testosterone cao quá mức quy định không làm thay đổi đáng kể, hay không tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội.
Tuy vậy, có rất nhiều trường hợp…từ chối làm xét nghiệm testosterone. Những VĐV đó cho rằng bản thân là một người phụ nữ và không có lí do gì họ cần phải xác minh để khẳng định giới tính của mình. Chưa kể, nhiều VĐV nữ than phiền rằng quá trình kiểm tra hormone trong huyết thanh cực kỳ đau đớn. Như trường hợp của Rachael bên phía ĐT nữ Zambia, dù từ chối xét nghiệm nhưng vẫn được thi đấu bình thường.
Một vấn đề khác khiến bài toán “nam đấu với nữ” khó có thể tìm được lời giải nằm ở quy định khác nhau giữa các liên đoàn, cơ quan tổ chức giải. Trở lại vấn đề của Imane Khelif, cô đã bị cấm tham dự giải vô địch thế giới năm 2023 vì kết quả kiểm tra cho thấy nồng độ testosterone của Imane Khelif cao bất thường. Lẽ đó, về mặt cơ thể sinh lý, tay đấm sinh năm 1999 là nam giới và không thể thượng đài với võ sĩ nữ.
Imane Khelif từng bị loại khỏi giải vô địch thế giới 2023 vì nồng độ hormone nam cao bất thường |
Imane Khelif đã kháng cáo lên Tòa án trọng tài Thể thao (CAS) nhưng đã rút đơn và chấp nhận bị loại khỏi giải đấu do IBA (Hiệp hội boxing quốc tế) tổ chức. Tại Olympic năm nay, IBA bị IOC tước giấy phép tổ chức môn boxing vì “vấn đề quản trị và các vụ bê bối xét xử”.
Bộ môn đấm bốc ở Olympic Paris được điều hành bởi một đơn vị độc lập. Giải đấu năm nay áp dụng các quy chuẩn khác với IBA và Imane Khelif vẫn được tham dự và trở thành tâm điểm của tranh cãi vì vẻ ngoài nam tính và lực đấm khủng khiếp.
Một điều tưởng chừng như đơn giản, như xác định VĐV là nam hay nữ, bỗng trở thành thử thách với cả người xem lẫn đơn vị tổ chức các giải đấu. Kể cả khi IOC có ban hành hàng loạt quy chuẩn về việc phân định giới tính VĐV, những dấu hiệu vẫn còn hết sức mập mờ.
Vấn đề không của riêng Olympic
Như đã nói, câu chuyện “đàn ông sinh học” không phải đề tài mới với Olympic. VĐV điền kinh người Nam Phi Caster Semenya, đã bị cấm tham dự Olympic Tokyo vì từ chối sử dụng thuốc để hạ nồng độ testosterone trong cơ thể xuống mức cho phép. Semenya bị xác định mang trong mình NST 46 XY.
Caster Semenya chân chạy người Nam Phi là một trong những trường hợp nổi tiếng nhất liên quan tới việc nồng độ hormone nam trong máu cao bất thường |
Những VĐV nữ với nhiều đặc điểm của nam giới có thể không tạo ra khác biệt quá lớn ở các bộ môn tập thể như bóng đá, bóng chuyền. Nhưng ở những môn đối kháng cá nhân (đặc biệt là bơi, điền kinh hay các môn võ) lợi thế về mật độ xương, cơ bắp…có thể dễ dàng tạo ra khác biệt. Nhìn cách Angela Carini chịu thua chỉ sau 46 giây trước Imane Khelif, có thể hiểu được sự chênh lệch giữa “nữ giới" và “đàn ông sinh học” ở cùng hạng cân.
Tại nước Mỹ, việc những người “đàn ông sinh học” thi đấu ở nội dung của nữ đã trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi suốt những năm qua. Hệ thống thể thao học đường ở xứ cờ hoa cực kỳ phát triển và không ít VĐV nam vì không cạnh tranh được ở nội dung của nam, đã chấp nhận chuyển giới, thi đấu ở hạng mục nữ và giành thành tích.
Trường hợp nổi tiếng nhất có thể kể đến là Lia Thomas. Trước đây, VĐV này là nam giới và thành tích ở đường bơi xanh Hoa Kỳ không quá nổi trội. Nhưng sau ca phẫu thuật chuyển giới, Lia Thomas dễ dàng thống trị giải thể thao sinh viên Mỹ (NCAA D1) và gây ra tranh cãi cực kỳ lớn về tính “công bằng” của thể thao.
Hàng loạt phụ huynh Mỹ biểu tình ở thành phố Salt Lake bang Utah nhằm phản đối việc để VĐV chuyển giới thi đấu ở nội dung của nữ |
Tháng 7/2024, cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Chicago và tờ LA Times cho biết 66% phụ huynh phản đối việc để VĐV chuyển giới thi đấu ở nội dung cho nữ. Không chỉ thi đấu, mà những cá nhân như Lia Thomas còn được phép dùng chung phòng tắm, phòng thay đồ, phòng tập với các VĐV nữ khác (nhiều người còn ở tuổi thành niên) và điều này khiến phụ huynh của nhiều học sinh cảm thấy bất bình.
Theo lẽ thường, ai cũng thấy rằng để một VĐV chuyển giới (nam sang nữ) thi đấu cùng những VĐV nữ là điều đi ngược lại với bản chất của thể thao, của Olympic. Nhưng nếu IOC hay các tổ chức khác ban hành án cấm với những trường hợp như vậy, làn sóng phản đối từ cộng động LGBT sẽ khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Các tổ chức thể thao đang phải cân nhắc nghiêm túc về việc thỏa hiệp, cấm hay sửa đổi điều luật để phù hợp với thực tiễn. Nếu không có biện pháp cụ thể, không thể loại trừ trường hợp một ngày nào đó, những kỷ lục như của Katie Ledecky trên đường bơi xanh sẽ bị phá bởi một kình ngư từng là nam nhưng biến đổi cơ thể để trở thành nữ!
Có thể bạn quan tâm
- VĐV Ecuador "siuuu" sau khi giành HC vàng Olympic Paris 2024
- HLV tuyển nữ Australia mất việc sau thành tích tệ hại ở Olympic Paris 2024
- Lịch thi đấu Olympic của đoàn Việt Nam hôm nay 2/8: Điền kinh xuất quân
- Nhận định bóng đá nữ Pháp vs nữ Brazil 2h00 ngày 4/8 (Olympic 2024)
- Nhận định bóng đá nữ Canada vs nữ Đức 0h00 ngày 4/8 (Olympic 2024)
Cùng chuyên mục
Nguyễn Thị Oanh phá sâu kỷ lục quốc gia
Nguyễn Thị Oanh phá sâu kỷ lục quốc gia
Trần Quyết Chiến, Trịnh Thu Vinh được đề cử Cúp Chiến thắng 2024
Trần Quyết Chiến, Trịnh Thu Vinh được đề cử Cúp Chiến thắng 2024
Khởi động Giải golf vì tài năng trẻ Việt Nam, giải thưởng hơn 7 tỷ đồng
Khởi động Giải golf vì tài năng trẻ Việt Nam, giải thưởng hơn 7 tỷ đồng
HLV Park Chung Gun được vinh danh
HLV Park Chung Gun được vinh danh
Bắn súng Việt Nam chia tay chuyên gia Park Chung Gun
Bắn súng Việt Nam chia tay chuyên gia Park Chung Gun
VĐV điền kinh Olympic tử vong sau khi bị thiêu bằng xăng
VĐV điền kinh Olympic tử vong sau khi bị thiêu bằng xăng
Rebecca Cheptegei, VĐV marathon vừa tham dự Olympic đã tử vong sau một vụ tấn công tàn bạo.