Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) đối mặt với nhiều ý kiến tiêu cực khi các thành viên trong đó có cầu thủ thuộc đội tuyển quốc gia được tiêm vắc xin Covid-19.
Một nhóm cổ động viên thắc mắc tại sao các cầu thủ đội tuyển bóng đá Malaysia và thành viên trong Liên đoàn lại được ưu tiên tiêm phòng Covid-19 trước các đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc bệnh cao như người già, người tàn tật, người làm giáo dục,… Sở dĩ có những thắc mắc như vậy bởi những bất cập trong việc sắp xếp tiêm vắc xin Covid-19 tại Malaysia.
Khi được hỏi về vấn đề này, tổng thư ký FAM Stuart Ramalingam cho biết: “Tôi không muốn đưa ra bình luận gì dài dòng nhưng chúng tôi đã nhận được sự chấp thuận và thực hiện nó theo quy trình”.
Vào ngày 19/4, có 78 thành viên của FAM được tiêm vắc xin, trong đó có 39 cầu thủ. Đây là động thái nhằm chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 diễn vào tháng 6 tới đây tại UAE. Chính phủ Malaysia đã thông qua chương trình tiêm vắc xin cho 4000 vận động viên, quan chức, ban huấn luyện tham gia các sự kiện thể thao lớn trong năm 2021 và 2022. Dù vậy, chính sách này vẫn vấp phải nhiều tranh cãi ngoài lề bởi lượng vắc-xin hạn chế.
FAM hiện cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề tiêm vắc-xin cho các cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài là Luqman Hakim Shamsudin (KV Kortrijk – Bỉ), tiền vệ Liridon Krasniqi (Newcastle Jets – Australia) hay Junior Edstal (Chonburi FC - Thái Lan). Có hai phương án được đưa ra. Một là “ship” vắc-xin sang nơi cầu thủ thi đấu để tiêm. Phương án thứ hai là mua vắc-xin chính tại nước mà cầu thủ đang thi đấu và tiêm cho họ.
![]() |
Các tuyển thủ Malaysia tập luyện chuẩn bị cho loạt trận sống còn ở vòng loại World Cup 2022 - Ảnh: Bernama |
Khi được hỏi về vấn đề này, tổng thư ký FAM Stuart Ramalingam cho biết: “Tôi không muốn đưa ra bình luận gì dài dòng nhưng chúng tôi đã nhận được sự chấp thuận và thực hiện nó theo quy trình”.
Vào ngày 19/4, có 78 thành viên của FAM được tiêm vắc xin, trong đó có 39 cầu thủ. Đây là động thái nhằm chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022 diễn vào tháng 6 tới đây tại UAE. Chính phủ Malaysia đã thông qua chương trình tiêm vắc xin cho 4000 vận động viên, quan chức, ban huấn luyện tham gia các sự kiện thể thao lớn trong năm 2021 và 2022. Dù vậy, chính sách này vẫn vấp phải nhiều tranh cãi ngoài lề bởi lượng vắc-xin hạn chế.
FAM hiện cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề tiêm vắc-xin cho các cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài là Luqman Hakim Shamsudin (KV Kortrijk – Bỉ), tiền vệ Liridon Krasniqi (Newcastle Jets – Australia) hay Junior Edstal (Chonburi FC - Thái Lan). Có hai phương án được đưa ra. Một là “ship” vắc-xin sang nơi cầu thủ thi đấu để tiêm. Phương án thứ hai là mua vắc-xin chính tại nước mà cầu thủ đang thi đấu và tiêm cho họ.
Có thể bạn quan tâm
- Trò cũ giúp đội bóng quê hương của HLV Kiatisuk lập kỳ tích thăng hạng Thai League
- Cầu thủ Indonesia lười nhác, HLV Shin Tae Yong tức giận
- Nhận định bóng đá Tractor vs Al Quwa 22h00 ngày 23/4 (AFC Champions League 2021)
- Nhận định bóng đá Al Rayyan vs Al Wahda 21h30 ngày 23/4 (AFC Champions League 2021)
- Tổng quan về European Super League, "siêu giải đấu" có thể thay đổi lịch sử bóng đá thế giới