Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

ĐT Italia: Chờ những cú vung chân lịch sử của Pirlo

Thứ Ba 10/06/2014 17:39(GMT+7)

 Tạp chí Financial Times vừa đăng tải cuộc phỏng vấn tiền vệ tuyển Italy, Andrea Pirlo. Xin gửi đến độc giả một phần cuộc phỏng vấn.

Khuôn mặt anh có ở mọi nơi. Trên các tấm biển quảng cáo, trên TV, trên bìa cuốn tự truyện bán rất chạy của anh. Vô cảm. Nghiêm túc. Và anh để râu. Andrea Pirlo đã thay đổi quá nhiều, nhưng giờ vẫn là cầu thủ hàng đầu của đội tuyển Italy.

Chiến đấu để được thừa nhận

Pirlo đã đi một chặng đường dài để trở thành hàng đầu. Anh sinh ra tại Lombardy, và vào năm 1995 (16 tuổi), ra mắt ở đội chuyên nghiệp Brescia. Ở đó, anh may mắn gặp một “fantasia” của thế hệ trước, Roberto Baggio. “Tôi đã lớn lên với huyền thoại của mình và được chơi bóng với anh ấy giống như một giấc mơ. Tôi đã cố gắng học hỏi cách anh ấy thi đấu và nhiều điều khác nữa”, anh tự hào.

Tại World Cup sắp tới, anh sẽ lại tỏa sáng giúp Italia bay cao?
Tại World Cup sắp tới, anh sẽ lại tỏa sáng giúp Italia bay cao?

Năm 1998, Pirlo gia nhập đội bóng mà anh cổ vũ, Inter Milan. Nhưng quãng thời gian đó là thảm họa khi Pirlo bị mang đi cho mượn và rồi không thể kiếm được chỗ ở đội 1. Vào năm 2001, cả hai bên quyết định chấm dứt hợp đồng. Pirlo chuyển đến AC Milan. Vài năm sau, Pirlo trở thành một ngôi sao.“Ancelotti chuyển tôi đến vị trí mới và giúp tôi phát triển tài năng”, Pirlo nói. Ở đội bóng ấy, Pirlo tạo dựng được sự am hiểu với các đồng đội, cụ thể là với tiền đạo cắm Pippo Inzaghi. “Anh ấy biết khi nào tôi sẽ chuyền và biết cách di chuyển… chúng tôi có thể thấy vị trí của nhau mà không cần nhìn”.

“Kiến trúc sư” của Italy

Pirlo cùng tuyển Italy dự World Cup 2006. Khoảnh khắc đáng nhớ của cá nhân anh tại giải đó là ở trận bán kết trước chủ nhà Đức tại Dortmund. Sau 119 phút thi đấu hòa 0-0, Pirlo nhớ lại: “Đó là một quả phạt góc cho Italy, và quả bóng lăn đến chỗ tôi. Tôi không thể sút và tôi thấy Fabio (Grosso) thoát ra từ cột góc, rồi tôi thấy anh ấy ra dấu nên tôi cố gắng chuyền bóng cho anh ấy… đó là một cú chọc khe giúp anh ấy dứt điểm bằng chân trái, và phần còn lại là việc của anh ấy”.

Chuyền bóng là thương hiệu của Pirlo: “Tôi tìm kiếm khoảng trống để chuyền quả bóng đến đó và rồi bắt đầu vung chân”, anh nói. Tôi bảo với anh: Một đường chuyền tốt khó hơn ghi một bàn thắng đẹp? Anh dường như hơi ngạc nhiên, đáp lại: “Vâng, nhiều lần thì thực hiện một đường chuyền còn khó hơn là ghi một bàn thắng; bạn cần phải tìm đúng khoảng trống và đo đạc lực cần dùng trước khi chuyền cho đồng đội ở đúng vị trí để ghi bàn”. Khi tôi bảo anh kể tên những đường chuyền đẹp nhất của anh từ trước đến giờ, anh nhún vai: “Tôi không nhớ bất cứ đường chuyền nào tôi từng thực hiện”.

Mặc dù anh nói “không cảm thấy áp lực”, thì cuốn sách của anh vẫn nói về quả phạt đền năm 2006 (Chung kết World Cup gặp Pháp) là “gợi nhiều liên tưởng”. Anh gọi bước chạy lên chấm phạt đền là “đi trong một trận bão tuyết đau đớn”. Anh nói với tôi rằng anh chọn cách đá các quả phạt đền dựa trên tình hình cụ thể thay vì tham khảo các số liệu thống kê. “Tôi quyết định sau và ở tại nơi tôi sút, không phải trước đó… Tôi không lắng về bất cứ thủ môn nào… Tôi không xem xét vị trí đứng của họ… Tôi quyết định dựa vào những thứ xảy ra quanh tôi, bối cảnh, và sự dẫn dắt này tạo ra các quyết định khác biệt”. Trước Pháp, quyết định của Pirlo đã được đền đáp. 

Theo Thể Thao Văn Hoá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X