Trong lịch sử các kì EURO, những đội tuyển bị đánh giá thấp không phải bao giờ cũng góp mặt ở một giải đấu lớn chỉ để cho đủ số. Họ hoàn toàn có thể tạo ra bất ngờ, mà những cú sốc ở các VCK EURO là một minh chứng.
⇒ Theo dõi thông tin Euro 2016 và lịch bóng đá euro hôm nay. |
1. Vòng bảng EURO 1988: Anh 0-1 CH Ireland
EURO 1988 là lần đầu tiên CH Ireland được tham dự giải đấu lớn nhất châu Âu dành cho các ĐTQG. Và mặc dù đây cũng chỉ là lần thứ 3 ĐT Anh tham dự một VCK EURO nhưng họ vẫn tỏ ra quá vượt trội so với CH Ireland. Bất chấp việc HLV Jack Charlton sở hữu một số cái tên nổi bật như Ronnie Whelan, Paul McGrath, Ray Houghton hay John Aldridge, song so với những Bryan Robson, Peter Beardsley, Gary Lineker và John Barnes của ĐT Anh thì CH Ireland tỏ ra quá nhỏ bé.
Tuy vậy, CH Ireland đã gây ra một cú sốc khi đánh bại ĐT Anh hùng mạnh với tỷ số 1-0. Houghton mở tỷ số cho CH Ireland ngay ở phút thứ 6 và nhờ phong độ xuất sắc của thủ thành Packie Bonner, đội bóng của HLV Jack Charlton đã bảo toàn được thành quả cho đến hết trận.
2. Vòng bảng EURO 1992: Thụy Điển 2-1 Anh
Dù cầm hòa Pháp và đánh bại Đan Mạch ở hai trận đấu trước đó, song chủ nhà Thụy Điển vẫn bị đánh giá thấp hơn rất nhiều trong trận đấu cuối cùng với ĐT Anh tại vòng bảng. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi David Platt ghi bàn mở tỉ số cho Tam sư khi trận đấu chỉ vừa trôi qua được 4 phút.
Tuy nhiên, lối chơi bùng nổ trong hiệp hai đã giúp Thụy Điển tạo ra cú sốc lớn nhất trong kỳ EURO này. Hai pha lập công liên tiếp của Jan Eriksson và Tomas Brolin đã giúp Thụy Điển tạo ra cuộc lội ngược dòng thành công để tiến vào bán kết với thành tích nhất bảng A. Trong khi thất bại này khiến tuyển Anh phải khăn gói về nước sớm khi đứng bét bảng với vỏn vẹn 2 điểm.
3. Chung kết EURO 1992: Đức 0-2 Đan Mạch
Đây có lẽ là cú sốc lớn nhất trong lịch sử các VCK EURO. Vào thời điểm đó, Đan Mạch không vượt qua được vòng loại EURO 1992 nhưng 2 tuần trước khi giải đấu khởi tranh, họ đã thay thế Nam Tư (đã vượt qua vòng loại nhưng không tham gia được do có nội chiến xảy ra) để tham dự giải.
Sau hai trận đầu tiên của vòng bảng, Đan Mạch chỉ giành được 1 điểm nhưng nhờ chiến thắng 2-1 trước Pháp ở lượt đấu cuối, họ đã giành vé vào bán kết với tư cách nhì bảng A. Ở vòng 4 đội mạnh nhất, Đan Mạch tiếp tục gây bất ngờ khi vượt qua ĐKVĐ Hà Lan trên chấm 11m để đi tới trận đấu cuối cùng với ĐT Đức - khi đó đang là ĐKVĐ thế giới. Hai bàn thắng của John Jensen và Kim Vilfort vào lưới Đức trong trận chung kết đã giúp Đan Mạch hoàn tất câu chuyện cổ tích trên đất Thụy Điển.
4. Vòng bảng EURO 1996: CH Czech 2-1 Italia
Sau khi bị Đức vùi dập 2-0 ở trận đấu mở màn, nhiều người cho rằng CH Czech sẽ tiếp tục nhận thất bại nặng nề từ đương kim á quân thế giới 1994, Italy. Thế nhưng, thực tế lại không phải vậy. Khi trận đấu vừa trôi qua 5 phút, Pavel Nedved bất ngờ đưa CH Séc vượt lên dẫn trước. Dẫu rằng 13 phút sau Enrico Chiesa đã đưa trận đấu trở lại vạch xuất phát.
Tuy nhiên, chiếc thẻ đỏ tai hại của Luigi Apolloni ở phút 29 đã đẩy Azzurri trở lại thế khó. Việc thi đấu kém người đã khiến đoàn quân áo thiên thanh gục ngã sau pha dứt điểm của Radek Bejbl. Chiến thắng này cũng giúp CH Czech thẳng tiến tới trận chung kết trước khi bị chặn lại bởi người Đức.
5. Vòng bảng EURO 2004: Latvia 0-0 Đức
Chưa từng tham dự một giải đấu lớn nào trước đó lại phải rơi vào bảng đấu có sự hiện diện của Hà Lan, Đức và CH Czech, Latvia bị coi là đội bóng lót đường tại bảng D. Và sự thật đúng như vậy khi họ kết thúc vòng bảng ở vị trí bét bảng với vỏn vẹn 1 điểm. Nhưng trước khi rời EURO 2004, Latvia đã gây ra một cú sốc khi cầm chân ĐT Đức - đội bóng 3 lần VĐTG và 3 lần vô địch châu Âu với tỷ số 0-0 bằng một lối chơi vô cùng kỷ luật.
6. Chung kết EURO 2004: Bồ Đào Nha 0-1 Hy Lạp
Nếu như Đan Mạch được biết đến là đội bóng đã viết lên câu chuyện cổ tịch tại EURO 1992 thì Hy Lạp lại được biết đến là đội viết lên câu chuyện thần thoại tại EURO 2004.
Được thi đấu trên sân nhà cộng với dàn hảo thủ như Luis Figo, Rui Costa, Deco, Ricardo Carvalho, hay Cristiano Ronaldo, mọi thứ dường như đã được sắp đặt sẵn để Bồ Đào Nha vô địch khi đối thủ của họ trong trận chung kết chỉ là chú ngựa ô Hy Lạp.
Nhưng dù đã ép sân cả trận và tạo ra vô số cơ hội, đội bóng của Luiz Felipe Scolari vẫn không thể chọc thủng lưới Antonios Nikopolidis. Tấn công nhiều mà không ghi được bàn thắng, Bồ Đào Nha đã phải ôm hận bởi pha lập công duy nhất bằng đầu của Angelos Charisteas ở phút 57.
Theo Bongdaplus.vn
http://bongdaplus.vn/tin-tuc/the-gioi/euro-2016/tu-ch-ireland-toi-hy-lap-nhung-cu-soc-lon-nhat-trong-lich-su-cac-ky-euro-1518611604.html
EURO 1988 là lần đầu tiên CH Ireland được tham dự giải đấu lớn nhất châu Âu dành cho các ĐTQG. Và mặc dù đây cũng chỉ là lần thứ 3 ĐT Anh tham dự một VCK EURO nhưng họ vẫn tỏ ra quá vượt trội so với CH Ireland. Bất chấp việc HLV Jack Charlton sở hữu một số cái tên nổi bật như Ronnie Whelan, Paul McGrath, Ray Houghton hay John Aldridge, song so với những Bryan Robson, Peter Beardsley, Gary Lineker và John Barnes của ĐT Anh thì CH Ireland tỏ ra quá nhỏ bé.
Tuy vậy, CH Ireland đã gây ra một cú sốc khi đánh bại ĐT Anh hùng mạnh với tỷ số 1-0. Houghton mở tỷ số cho CH Ireland ngay ở phút thứ 6 và nhờ phong độ xuất sắc của thủ thành Packie Bonner, đội bóng của HLV Jack Charlton đã bảo toàn được thành quả cho đến hết trận.
CH Ireland tạo nên cơn địa chấn trước Anh |
2. Vòng bảng EURO 1992: Thụy Điển 2-1 Anh
Dù cầm hòa Pháp và đánh bại Đan Mạch ở hai trận đấu trước đó, song chủ nhà Thụy Điển vẫn bị đánh giá thấp hơn rất nhiều trong trận đấu cuối cùng với ĐT Anh tại vòng bảng. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi David Platt ghi bàn mở tỉ số cho Tam sư khi trận đấu chỉ vừa trôi qua được 4 phút.
Tuy nhiên, lối chơi bùng nổ trong hiệp hai đã giúp Thụy Điển tạo ra cú sốc lớn nhất trong kỳ EURO này. Hai pha lập công liên tiếp của Jan Eriksson và Tomas Brolin đã giúp Thụy Điển tạo ra cuộc lội ngược dòng thành công để tiến vào bán kết với thành tích nhất bảng A. Trong khi thất bại này khiến tuyển Anh phải khăn gói về nước sớm khi đứng bét bảng với vỏn vẹn 2 điểm.
3. Chung kết EURO 1992: Đức 0-2 Đan Mạch
Đây có lẽ là cú sốc lớn nhất trong lịch sử các VCK EURO. Vào thời điểm đó, Đan Mạch không vượt qua được vòng loại EURO 1992 nhưng 2 tuần trước khi giải đấu khởi tranh, họ đã thay thế Nam Tư (đã vượt qua vòng loại nhưng không tham gia được do có nội chiến xảy ra) để tham dự giải.
Sau hai trận đầu tiên của vòng bảng, Đan Mạch chỉ giành được 1 điểm nhưng nhờ chiến thắng 2-1 trước Pháp ở lượt đấu cuối, họ đã giành vé vào bán kết với tư cách nhì bảng A. Ở vòng 4 đội mạnh nhất, Đan Mạch tiếp tục gây bất ngờ khi vượt qua ĐKVĐ Hà Lan trên chấm 11m để đi tới trận đấu cuối cùng với ĐT Đức - khi đó đang là ĐKVĐ thế giới. Hai bàn thắng của John Jensen và Kim Vilfort vào lưới Đức trong trận chung kết đã giúp Đan Mạch hoàn tất câu chuyện cổ tích trên đất Thụy Điển.
Chức vô địch trong mơ của ĐT Đan Mạch |
4. Vòng bảng EURO 1996: CH Czech 2-1 Italia
Sau khi bị Đức vùi dập 2-0 ở trận đấu mở màn, nhiều người cho rằng CH Czech sẽ tiếp tục nhận thất bại nặng nề từ đương kim á quân thế giới 1994, Italy. Thế nhưng, thực tế lại không phải vậy. Khi trận đấu vừa trôi qua 5 phút, Pavel Nedved bất ngờ đưa CH Séc vượt lên dẫn trước. Dẫu rằng 13 phút sau Enrico Chiesa đã đưa trận đấu trở lại vạch xuất phát.
Tuy nhiên, chiếc thẻ đỏ tai hại của Luigi Apolloni ở phút 29 đã đẩy Azzurri trở lại thế khó. Việc thi đấu kém người đã khiến đoàn quân áo thiên thanh gục ngã sau pha dứt điểm của Radek Bejbl. Chiến thắng này cũng giúp CH Czech thẳng tiến tới trận chung kết trước khi bị chặn lại bởi người Đức.
5. Vòng bảng EURO 2004: Latvia 0-0 Đức
Chưa từng tham dự một giải đấu lớn nào trước đó lại phải rơi vào bảng đấu có sự hiện diện của Hà Lan, Đức và CH Czech, Latvia bị coi là đội bóng lót đường tại bảng D. Và sự thật đúng như vậy khi họ kết thúc vòng bảng ở vị trí bét bảng với vỏn vẹn 1 điểm. Nhưng trước khi rời EURO 2004, Latvia đã gây ra một cú sốc khi cầm chân ĐT Đức - đội bóng 3 lần VĐTG và 3 lần vô địch châu Âu với tỷ số 0-0 bằng một lối chơi vô cùng kỷ luật.
6. Chung kết EURO 2004: Bồ Đào Nha 0-1 Hy Lạp
Nếu như Đan Mạch được biết đến là đội bóng đã viết lên câu chuyện cổ tịch tại EURO 1992 thì Hy Lạp lại được biết đến là đội viết lên câu chuyện thần thoại tại EURO 2004.
Được thi đấu trên sân nhà cộng với dàn hảo thủ như Luis Figo, Rui Costa, Deco, Ricardo Carvalho, hay Cristiano Ronaldo, mọi thứ dường như đã được sắp đặt sẵn để Bồ Đào Nha vô địch khi đối thủ của họ trong trận chung kết chỉ là chú ngựa ô Hy Lạp.
Nhưng dù đã ép sân cả trận và tạo ra vô số cơ hội, đội bóng của Luiz Felipe Scolari vẫn không thể chọc thủng lưới Antonios Nikopolidis. Tấn công nhiều mà không ghi được bàn thắng, Bồ Đào Nha đã phải ôm hận bởi pha lập công duy nhất bằng đầu của Angelos Charisteas ở phút 57.
Theo Bongdaplus.vn
http://bongdaplus.vn/tin-tuc/the-gioi/euro-2016/tu-ch-ireland-toi-hy-lap-nhung-cu-soc-lon-nhat-trong-lich-su-cac-ky-euro-1518611604.html