Chủ Nhật, 06/07/2025
Zalo

Đội tuyển Việt Nam: Bặp, bặp, bặp & tính nhịp điệu

Thứ Năm 16/10/2008 14:59(GMT+7)

Trên đường hầm rời phòng họp báo sân Mỹ Đình tối 14-10, ông Tô nói thêm với người viết bài này về quyết định triệu tập trở lại Trường Giang: Với các tiền vệ thủ hiện thời, đội chỉ có thể đá theo kiểu có bóng là… bặp bặp bặp mà không hề có tính nhịp điệu.

Khái niệm “bặp bặp bặp” ông Tô ám chỉ ấy chính là việc các tiền vệ khi có bóng là lập tức đưa bóng lên phía trước thật nhanh mà không biết khi nào chỉ cần duy trì quyền kiểm soát bóng và khi nào mới quyết định tổ chức tấn công, tìm kiếm bàn thắng.

Nhận xét nói trên của ông Tô không phải là một sự phóng đại. Vì tất cả các tiền vệ phòng ngự ông Calisto có trong tay không phải là những người có khả năng đọc tình huống, đọc trận đấu tốt. Minh Châu chỉ là một tiền vệ biết thu hồi bóng và nhiệt tình trong các pha tranh chấp tay đôi. Việt Cường đá trận Singapore vốn là một hậu vệ cánh, có thói quen cứ có bóng là chạy. Còn Phùng Công Minh, có lẽ 3 ngày tập trung đội tuyển của cầu thủ này phần nào cũng đã là đủ để ông Tô nhận ra, rằng ông sẽ không thể tìm thấy được những thứ mình cần ở một tiền vệ chơi thiên về cơ bắp này.

Một trong những hình ảnh tiêu biểu cho sự thất thế của hàng tiền vệ

Tài Em đã từng được sử dụng ở vị trí tiền vệ phòng ngự, bên cạnh Minh Châu nhưng Tài Em hiện có vấn đề về chấn thương. Anh sẽ trở lại, nhưng khó dám chắc là Tài Em không gặp vấn đề một lần nữa. Ông Tô cần một cầu thủ dự trữ và đó phải là một người biết tạo ra tính nhịp điệu, biết chuyền bóng chiến thuật, phục vụ ý đồ của ông đặt ra cho mỗi trận đấu.

Giải pháp quá cũ cho hy vọng mới

Và như tất cả đã biết, ông đã tìm tới Trường Giang. Chính xác là ông Tô triệu tập trở lại một cầu thủ mà ông đã triệu tập ở lần tập trung thứ hai, đá giao hữu với Olympic Trung Quốc (thua 2-3) trên sân khách. Lần ấy, Giang vào sân trong 20 phút cuối (thay cho tiền đạo Việt Thắng), anh đá lùi xuống cùng với Tài Em, còn Minh Phương đá hộ công ngay sau Công Vinh. Nhưng, ở lần tập trung thứ ba, ĐTVN đá với Olympic Brazil trên sân nhà, ông đã gạt Giang ra khỏi kế hoạch của mình, trong một trận đấu mà hơn bao giờ hết, ai cũng muốn có tên, ai cũng muốn ra sân và ai cũng muốn đội tuyển cần phải biết giữ được bóng sau khi đoạt được nó từ chân các vũ công Samba. Và trong đợt tập trung dài hạn này, ông Tô cũng không gọi Trường Giang. Kể cả khi bổ sung, ông gọi Công Minh, một đồng đội của Giang ở Bình Dương, chứ ông không tính đến tiền vệ năm nay đã 31 tuổi này ngay từ đầu.

Chỉ cần nhìn vào lộ trình triệu tập và “quên” Giang nói trên, cũng đủ để biết ông Tô nghĩ gì về cầu thủ này.

Không thể phủ nhận, Giang là một trong số những tiền vệ chơi đầu óc nhất của BĐVN hiện thời. Giang không giỏi về rê dắt (thậm chí bình thường), nhưng lại có những đường chuyền đầy cảm giác, kể cả ở cự ly trung bình hay ngắn, nhờ đôi chân khá ngoan và nhãn quan chiến thuật không tồi. Những phẩm chất đó từng giúp anh trở thành trụ cột trong đội hình của ông Tavares 4 năm về trước.

Nhưng 4 năm là một sự khác biệt. Với một cầu thủ đã qua giai đoạn đỉnh cao phong độ thì thời gian càng trở nên nghiệt ngã. Giang giờ đây chỉ là một nửa so với chính anh ngày trước và cũng không thể bằng thời điểm Tiger Cup 2002 khi anh được ông Tô phát hiện và đưa lên tuyển.

Có một điểm nữa cũng đáng quan tâm: kể từ sau Tiger Cup 2004, chưa bao giờ Giang sẵn sàng “đốt” hết mình cho đội tuyển. Cứ lên rồi lại về, với lý do chấn thương, song lại tập tức đá ào ào ở V-League.

Vậy, không hiểu, với một giải pháp đã quá cũ, ông Tô có tìm thấy những giá trị mới?
 
“Có ít nhất là 1 lần mà tôi biết, Giang đã nỗ lực tối đa, đó là khi cậu ấy chơi bóng dưới thời của tôi, ở Tiger Cup 2002. Lần này, tôi nghĩ, anh ấy cũng sẽ như vậy. Tôi biết cách mà”. Đây là lời trần tình của ông Tô khi chúng tôi hỏi ông liệu có nguy cơ Trường Giang lên xong rồi lại xin về.

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại Ngoại hạng Anh phục hồi thể lực chuyên sâu tại BVĐK Tâm Anh trước trận Hà Nội

Huyền thoại Ngoại hạng Anh phục hồi thể lực chuyên sâu tại BVĐK Tâm Anh trước trận Hà Nội

Huyền thoại Ngoại hạng Anh phục hồi thể lực chuyên sâu tại BVĐK Tâm Anh trước trận Hà Nội

Ngày 29/6, các huyền thoại bóng đá Manchester Reds đã có mặt tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội để phục hồi thể lực chuyên sâu trước khi bước vào trận cầu tại SVĐ Hàng Đẫy. Trước đó, họ vừa trải qua trận cầu giao hữu với các tuyển thủ Việt Nam tại SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) trong điều kiện thời tiết nóng bức, ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực.

Owen và các huyền thoại Manchester Reds giao lưu cùng NHM và trải nghiệm tại BV Đa khoa Tâm Anh

Owen và các huyền thoại Manchester Reds giao lưu cùng NHM và trải nghiệm tại BV Đa khoa Tâm Anh

Owen và các huyền thoại Manchester Reds giao lưu cùng NHM và trải nghiệm tại BV Đa khoa Tâm Anh

Ngay sau khi đáp chuyến bay tới Hà Nội chiều 29/6, các huyền thoại của Manchester United đã có buổi trải nghiệm hệ thống máy móc hỗ trợ y tế hiện đại bậc nhất tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và đồng thời đã có những phút giây giao lưu với các CĐV Quỷ Đỏ.

Biệt đội huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với Trung tâm Y học thể thao BVĐK Tâm Anh

Biệt đội huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với Trung tâm Y học thể thao BVĐK Tâm Anh

Biệt đội huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với Trung tâm Y học thể thao BVĐK Tâm Anh

Tham quan trải nghiệm tại Trung tâm Y học thể thao & Phục hồi chức năng, các huyền thoại Manchester Reds ấn tượng với hệ thống robot phẫu thuật, thiết bị phục hồi dây chằng và kỹ thuật thay khớp hiện đại bậc nhất khu vực tại Tâm Anh.

Xem thêm
top-arrow
X