Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Lượm lặt qua các VCK World Cup

Thứ Tư 11/06/2014 13:12(GMT+7)

 Kể từ khi World Cup ra đời vào năm 1930 đến nay, mỗi giải đấu đều có rất nhiều điều thú vị mà có thể bạn chưa từng nghe thấy. Xin giới thiệu với bạn đọc một số điều rất ít được nhiều người biết đến này.

Uruguay 1930

- Bolivia: Đội tuyển này thi đấu với một bộ đồng phục rất cá tính: mỗi áo chỉ in một chữ. Nhưng khi các cầu thủ của đội bóng này xếp thành hàng ngang, khán giả sẽ đọc được khẩu hiệu “Viva Urugoay” (Urugoay muôn năm). Đây là cách mà đội tuyển Bolivia lấy lòng khán giả chủ nhà.

 

- Manuel Rosas (Mexico): là cầu thủ đầu tiên làm hại đội nhà trong lịch sử World Cup khi trong một nỗ lực cản phá một đường bóng của Chile lại đánh đầu vào lưới của thủ môn Oscar Bongiglio. Chile thắng 3-0 trong trận đấu đó, trên sân Parque Central.  

- Argentina 1-0 Pháp. Trọng tài Gilberto de Almeida Rego (Brazil) không chú ý xem giờ khi thổi còi kết thúc trận đấu ở phút thứ 84 khiến toàn bộ ban huấn luyện của đội tuyển Pháp nhảy vào sân phản đối. Trọng tài nhận sai lầm cho trận đấu tiếp tục thêm sáu phút.

- Cầu thủ đầu tiên lập hat-trick trong một trận đấu của World Cup là Bert Patenaude, trong chiến thắng 3-0 của Mỹ trước Paragoay tại Parque Central.

Italy 1934

- Lần đầu tiên một đội bóng đến từ châu Phi tham dự World Cup: đó là Ai Cập. Đội tuyển “faraon” này là xuất sắc nhất khu vực khi đứng thứ tư tại Thế vận hội Amsterdam 1928 tại (Hà Lan). Tại Italy, họ thua Hungari 4-2 ở vòng 1/8.

Pháp 1938

- Indias Orientales Holandesas là đội bóng duy nhất của một thuộc địa (nằm trong sự sở hữu của Hà Lan) tham dự World Cup. Họ chỉ chơi một trận và thua 6-0 trước Hungari tại vòng knock-out.  

- Thụy Sỹ 1-1 Đức, trên sân Các hoàng tử Paris. Đây là trận khai mạc. Tổng thống Pháp Albert Lebrun được mời phát bóng nhưng ông lại đá trúng đất…chứ không trúng bóng.

- Cuba là ĐTQG đầu tiên của khu vực Caribe tham gia World Cup. Đội này được góp mặt vì có 5 đội trong khu vực xin rút. Tại đất Pháp, Cuba đã loại Rumani ở vòng knock-out nhưng sau đó bị thua tới 8-0 trước Thụy Điển ở tứ kết.

Brazil 1950

- Đội tuyển Mỹ, với bảy thành viên là dân nhập cư, đánh bại đội tuyển Vương quốc Anh, quê hương của nền bóng đá, với tỷ số  1-0.  Bảy cầu thủ đó là : Joseph Gaetjens (Haití), Joe Maca (Bỉ), Alfred Colombo (Tây Ban Nha), Frank Borghi (Italy), John Souza (Bồ Đào Nha), Edward Souza (BĐN) và Eddy McLvenny (Anh).

- Scotland, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ xin rút lui. Pháp, Ecuador, Áo, Ireland và Bồ Đào Nha được mời tham dự nhưng từ chối.

Thụy Sỹ 1954

- Hàn Quốc đến Thụy Sỹ bằng máy bay do Lực lượng Không quân Mỹ cho mượn. Chuyến bay kéo dài 64 tiếng (gần ba ngày). Cùng đi còn có một số nhà ngoại giao nước này, không phải để dự World Cup, mà đến Hội nghị Quốc tế Hàng năm về Đông Nam Á.

- Scotland là đội “tiết kiệm nhất” khi chỉ mang theo một đội hình 11 người và chỉ chơi hai trận thì bị loại.

Thụy Điển 1958

-Cầu thủ Eduard Streltuy của Liên Xô bị lãnh đạo ngành thể thao Xô Viết đuổi khỏi ĐTQG và tước danh hiệu “Thầy giáo Thể thao Danh dự” vì uống rượu và hút thuốc lá tại World Cup.

-Bắc Ireland không muốn chơi vào các ngày chủ nhật với lý do tôn giáo, nhưng cuối cùng chấp nhận quyết định của Ban tổ chức. Họ đã thắng Tiệp Khắc 1-0 và hòa 2-2 với CHLB Đức.

- Brazil thắng Thụy Điển 5-2: Đội vô địch World Cup được thưởng 22.000 USD, chưa kể mỗi cầu thủ được nhận bổ sung 1000 USD vì 5 trận thắng trong giải đấu. Thụy Điển không nhận được một xu nào dù vào chung kết.

Chile 1962

Bộ Tư pháp của Brazil đòi truất quốc tịch của hai cầu thủ Angelo Sormani và José Joao Altafini “Mazzola” vì cả hai chơi cho đội tuyển của Italy. Cả hai cầu thủ này đều sinh ra ở đất nước Nam Mỹ vừa nêu.

Angelo Sormani bị bộ Tư pháp của Brazil đòi truất quốc tịch
Angelo Sormani bị bộ Tư pháp của Brazil đòi truất quốc tịch

Anh 1966

-Liên đoàn Dân tộc châu Phi bị phạt 15.000 fran Thụy Sỹ vì có 15 đội tuyển quốc gia xin rút tham dự World Cup.

- Trung tâm báo chí tại Birmingham chỉ nằm cách Khu vực phóng xạ hạt nhân của Trường đại học Birmingham có vài mét. Bốn đội bóng thi đấu ở thành phố này là CHLB Đức, Tây Ban Nha, Argentina và Thụy Sỹ.

Mexico 1970

-Israel: Các cầu thủ của đội tuyển này, ngoài luyện tập bóng đá trên sân, còn tập yoga và karate. Thành viên của đội bóng này gồm các nhà buôn, sinh viên, thợ thủ công, viên chức và lái xe tải. Mỗi ngày họ chỉ được phân phát ba đô-la.

- Bulgaria: Hãng Reuter đưa tin ban lãnh đạo của đội tuyển của “xứ Hoa hồng” cho rằng họ là nạn nhân của một chiến tranh sắc đẹp, khi từ các phòng nghỉ của các cầu thủ có thể nhìn thấy các cô gái tóc vàng nóng bỏng trong bộ đô bikini tại bể bơi của khách sạn mà họ đã thuê. Lãnh đạo đội bóng đã đóng các rèm cửa để các cầu thủ không bị phân tâm bởi các “người cá” nói trên.

Liên bang Đức 1974

- Zaire: Tổng thống Mobutu Sese Seko hứa tặng mỗi cầu thủ một chiếc Mercedes Benz vì lọt vào World Cup nhưng sau đó lại nuốt lời khi đội tuyển bị thua cả ba trân trước Scoland (2-0), Nam Tư (9-0)và Brazil (3-0).

- HLV đội tuyển Cộng hòa Dân chủ Đức, Georg Buschner, tuyên bố: “Các cầu thủ chúng tôi sẽ miễn nhiễm với sex và tiền. Ba tuần tập trung là thời gian quá ít để sex có thể trở thành một vấn đề với họ. Các cầu thủ có thể chịu đựng được”.

Argentina 1978

- CHLB Đức: Đội chống khủng bố mang tên “Những người anh hùng của Mogadiscio” đi cùng đội vô địch thế giới để tránh xảy ra bất kỳ vụ bắt cóc nào.

- HLV đội tuyển Tunisia tuyên bố: “Sex là một vấn đề với chúng tôi. Việc trong một thời gian dài các cầu thủ không được sinh hoạt là không tốt một chút nào…Tôi sẽ không quy định các cầu thủ của mình phải bắt buộc về nhà theo một giờ nhất định vào buổi tôi, vì suy cho cùng chúng tôi chỉ là một đội bóng nghiệp dự”.

Tây Ban Nha 1982

- Kuwait: Đội tuyển nước này mang theo một con lạc đà làm biểu tượng của World Cup và nó đã được sử dụng sau này trong một bộ phim của Anthony Quinn. Con lạc đà được tặng lại cho vườn thú ở Bilbao.

- Trận Peru-Cameroon (0-0): Phù thủy người Peru Santiago Dioses nói: “ Cameroon đang làm các “Lễ cầu nguyện Đen đủi” để chống lại Peru. Cầu thủ nguy hiểm nhất của họ là người lùn nhất vì cũng là một phù thủy. Các cầu thủ Cameroon sẽ bôi mặt bằng một loại kem và dùng cỏ để trong giầy để tăng sức mạnh”.

- Ban lãnh đạo đội tuyển Áo hứa sẽ tặng 40.000 USD cho các cầu thủ nếu họ vô địch. Tuy nhiên, bộ trưởng Tài chính tuyên bố: “ Chúng tôi không có số tiền đó, nhưng tôi chẳng hề lo lắng, vì chúng tôi làm sao mà trở thành các nhà vô địch được”.

Mexico 1986

- Hàn Quốc: Các thành viên chính của đội tuyển này gồm những cầu thủ của hai đội bóng của các tập đoàn Daewoo v Hyundai.  Hai ngôi sao sáng nhất là Cha Bum Kum (Eintracht Francfort, CHDC Đức) và Huh Junh Soon (PSV Eindhoven).

- Canada: Thủ môn Tino Lettieri từng là đầu bếp của ĐTQG và cầu thủ này có một nhà hàng ở Montreal.

Italy 1990

- Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: Nhà vua tặng một chiếc Rolls Royce cho Khalid Ismail Mubarak vì cầu thủ này ghi được một bàn thắng vào lưới của đội tuyển CH Liên bang Đức, cho dù trận đó đội bóng ả rập đã thua 5-1.

- Italy-Tây Ban Nha: Ca sĩ dòng Opera Placio Domingo đã phải hát trước Ủy ban của FIFA để chứng minh mình là ai mới có vé để xem đội tuyển áo đỏ thi đấu ở vòng tứ kết.

Mỹ 1994

- Nigeria: “Các đại bàng xanh” đến Mỹ muộn 18 giờ do phi hành đoàn của Hàng không nước này cần thị thực nhập cảnh.

- Iran: Tín hiệu truyền hình bị truyền chậm lại vài phút để tránh đăng tải các hình ảnh phụ nữ ăn mặc hở hang (quần sóc và áo may ô), không phù hợp với tiêu chí của đạo lý hồi giáo.

- Ả Rập Saudi: HLV người Argentin Jorge “indio” Solari gửi một kế hoạch làm việc lên BLĐ nhưng văn bản này bị trả lại vì các nhà chức trách không thấy có giờ cầu nguyện.

Pháp 1998

Các HLV của Tunisia, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc bị sa thải ngay trong thời gian diễn ra World Cup do để thua trong những trận đầu tiên.

Iran: Đội tuyển nước này đến điện Saint-Etienne và được đón tiếp bằng “nước hoa của Mahoma”, được làm từ hoa hồng của thành phố Kashan của Iran.

Hàn Quốc-Nhật Bản 2002

 -Tây Ban Nha: Thủ môn Santiago Canizares không thể dự World Cup vì bị ném chai làm gãy xương bàn chân phải.

- Cameroon: Máy bay chở “các sư tử bất khuất” hạ cánh khẩn cấp xuống Bangkok (Thái Lan) và không nhận được phép bay giữa Việt Nam và Philippin.

Theo TTVH

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X