Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Muốn vô địch World Cup cần có thủ đoạn

Thứ Ba 24/06/2014 20:46(GMT+7)

Việc đội chủ nhà được tạo lợi thế về lịch thi đấu, thậm chí thiên vị hay những chiêu trò tồi tệ nhất không phải là chuyện hiếm tại các kỳ World Cup.

“Trước mỗi trận đấu FIFA luôn quảng cáo và sử dụng video nói về Fair-Play. Nhưng cách mà họ dùng thủ đoạn và sắp lịch thi đấu cho Brazil thì không còn công bằng nữa”, đây là lời phàn nàn của HLV Louis van Gaal về việc FIFA sắp xếp lịch thi đấu có lợi cho Brazil. Họ là đội chủ nhà nằm ở bảng A và về nguyên tắc phải thi đấu trước bảng B (nơi có Hà Lan). Nhưng cuối cùng họ lại thi đấu sau Hà Lan và có được lợi thế khi biết trước đối thủ của mình là ai.

Dù FIFA sắp xếp lịch thi đấu hay Brazil yêu cầu FIFA làm thế (?) thì điều cuối cùng là tạo ra lợi thế cho đội chủ nhà. Với một đội bóng đẳng cấp cao như Brazil, việc có được một chút ưu thế sẽ giúp ích rất nhiều trên hành trình chinh phục ngôi vô địch.

Nhiều cầu thủ Pháp được cho là dùng doping khi VĐTG năm 1998. Thời điểm đó, Pháp rất cần chức vô địch để xoa dịu những mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ trong lòng xã hội.
Nhiều cầu thủ Pháp được cho là dùng doping khi VĐTG năm 1998. Thời điểm đó, Pháp rất cần chức vô địch để xoa dịu những mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ trong lòng xã hội.

Với một đội bóng tầm trung, dùng thủ đoạn sẽ giúp họ đạt được thành tích không ai dám nghĩ đến. Đó là Hàn Quốc, nước chủ nhà World Cup 2002. Họ gắn với những câu chuyện tồi tệ nhất dù không phủ nhận những tiến bộ dưới sự dẫn dắt của Guus Hiddink. Đằng sau thành tích hạng 4 thế giới năm đó là sự tiếp tay của trọng tài cùng hàng loạt hành vi phi thể thao khác.

Hàn Quốc giết chết Italy ở vòng 2 nhờ trọng tài người Ecuador Byron Moreno. Ông bỏ qua hàng loạt lỗi thô bạo của cầu thủ xứ kim chi, rút 1 thẻ đỏ vô lý với Totti, từ chối 1 quả penalty và 2 bàn thắng hợp lệ của Italy. Đến tứ kết, Hàn Quốc lại được trọng tài nương tay khi từ chối 2 bàn thắng hợp lệ của Tây Ban Nha. Quá ức chế, “Bò tót” đã thất bại ở loạt sút luân lưu 11m. Một đội chủ nhà để lại nhiều tai tiếng khác là Argentina tại World Cup 1978 khi bị tố cáo dàn xếp tỷ số có lợi khi thi đấu với Peru ở trận cuối vòng bảng.

Trong lượt đấu này, Argentina cần thắng Peru 4-0 mới có vé dự chung kết. Trước đó, Brazil hòa Argentina 0-0 và thắng Peru 3-0 trong khi Argentina thắng Ba Lan 2-0. Ở lượt đấu cuối cùng, Brazil thắng Ba Lan 3-1. Do được ưu ái đá sau nên Argentina biết mình cần thắng ít nhất 4 bàn mới đi tiếp. Kết quả Argentina thắng đến 6-0.

Sau này nhiều cựu cầu thủ Argentina đã bóng gió về việc trận đấu đã bị dàn xếp (?). Còn một số cầu thủ Peru tố cáo cầu thủ Argentina dùng doping khi chạy không biết mệt trong suốt cả trận. Mọi chuyện đến giờ vẫn là nghi án nhưng sau World Cup, Argentina đã viện trợ cho Peru 35.000 tấn ngũ cốc, Ngân hàng trung ương nước này giải ngân 50 triệu USD cho một số đối tác ở Peru… Tờ Sunday People đã mô tả đây mô tả “World Cup 1978 là nỗi sỉ nhục của bóng đá”.

Không bị bao phủ bởi quá nhiều nghi vấn như Argentina nhưng chức vô địch của Italy năm 1934 cũng được trợ giúp rất lớn bởi trùm phát xít Benito Mussolini. Không có bất cứ bằng chứng nào việc Mussolini thò tay để làm ảnh hưởng kết quả các trận đấu nhưng trước khi giải đấu diễn ra, Mussolini đã mang về cho tuyển Italy 3 cầu thủ xuất sắc của… Argentina là Luisito Monti, Enrique Guaita và Raimundo Orsi.

Những cầu thủ này đã từng góp mặt tại chung kết World Cup 1930, nơi Argentina thua Uruaguay 2-4. Với các cầu thủ này cùng với ngôi sao Italy chính hiệu Giuseppe Meazza, dưới sự dẫn dắt của HLV huyền thoại Vittorio Pozzo, Italy đã thắng Tiệp Khắc 2-1 ở trận chung kết để lên ngôi vô địch thế giới lần đầu tiên.

Chức vô địch World Cup 1998 của Pháp bị nghi ngờ có sự trợ giúp của doping. Cuối tháng 8/2010, một bác sĩ của tuyển Pháp đã tiết lộ những cầu thủ trong đội đã dùng doping để tạo ưu thế trong các trận đấu tại giải đấu trên sân nhà. Ông không tiết lộ cụ thể danh tính cụ thể nhưng ám chỉ những cầu thủ khi đó đang chơi tại Seria A như Zidane, Deschamps (Juventus) và Thuram (Parma). Một nghi án khác liên quan đến đội chủ nhà tại giải này là họ đã đầu độc Ronaldo béo (?) khiến anh lên cơn động kinh và thi đấu như kẻ mất hồn trong trận chung kết, nơi Pháp thắng Brazil 3-0 để đăng quang.

Nhưng nghi án doping lớn nhất phải nói đến Đức với một công trình nghiên cứu hẳn hoi của trường đại học Humboldt Berlin về thể thao Đức từ năm 1950-1990. Ngoài ra một nghiên cứu của Đại học Leipzig dưới sự tài trợ của Ủy ban Olympic Đức trong tài liệu mang tên “Doping tại Đức” cũng nói đến điều này.

Theo đó, các cầu thủ Tây Đức thi đấu tại trận chung kết với Hungary World Cup 1954, các cầu thủ đã được tiêm vitamin nhưng thực chất đó là pervitin, một hoạt chất gốc amphetamine từng được Đức quốc xã sử dụng tại Thế chiến 2 nhằm giúp binh lính có khả năng chiến đấu lâu dài.

Ở thời điểm đó, Hungary gần như độc cô cầu bại của bóng đá thế giới. Ở vòng bảng, họ đánh bại Tây Đức đến 8-3. Trong trận chung kết họ sớm vươn lên dẫn 2-0 chỉ sau 8 phút nhưng cuối cùng lại thua ngược 2-3. Chiến thắng của Tây Đức được mô tả là “điều kỳ diệu thành Berne” nhưng về sau bị bao phủ bởi bóng ma doping. Những nghiên cứu này cũng cáo buộc Tây Đức tiếp tục dùng doping khi lên ngôi tại World Cup 1974 khi giải đấu được diễn ra trên sân nhà.

Theo Zing

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X