Lịch sử hình thành giải AFC Champions League
AFC Champions League (viết tắt là ACL) là giải bóng đá thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á tổ chức, dành cho những đội bóng vô địch hoặc nằm trong nhóm dẫn đầu ở các giải vô địch quốc gia có thứ hạng cao tại châu lục. Tiền thân của AFC Champions League là giải Asian Club Championship, được bắt đầu vào năm 1967.
Chiếc cúp vô địch AFC Champions League hiện tại. |
Vào thời điểm đó, giải đấu dành cho các CLB bóng đá tại châu Á có tên gọi là Giải đấu vô địch các câu lạc bộ châu Á (Asian Champion Club Tournament). Giải đấu đầu tiên diễn ra bằng các trận đấu loại trực tiếp đơn giản.
Hai câu lạc bộ thành công nhất của giai đoạn này là Hapoel Tel Aviv và Maccabi Tel Aviv, đều đến từ Israel. Điều này một phần là do các đội Ả Rập đều từ chối đối đầu với họ. Đỉnh điểm là vào năm 1972 khi hai đội Ả Rập từ chối thi đấu với câu lạc bộ Maccabi Netanya của Israel, khiến cho Israel bị trục xuất khỏi AFC. AFC sau đó cũng xét thấy sự thiếu chuyên nghiệp và không có lợi nhuận của giải đấu nên đã hủy bỏ. Năm 1972 cũng là năm cuối giải Asian Champion Club Tournament được tổ chức.
Phải tới năm 1985, giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á mới quay trở lại với tên gọi mới là 'Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á' - tên tiếng Anh là Asian Club Championship.
Tới mùa giải 2002, Liên đoàn bóng đá châu Á đã sắp xếp lại khi quyết định sáp nhập các giải vô địch các câu lạc bộ châu Á, Cúp C2 châu Á (Asian Cup Winners Cup) và Siêu cúp bóng đá châu Á để trở thành giải AFC Champions League và duy trì nó tới ngày nay.
Trong mùa giải đầu tiên tổ chức thi đấu (2002), các đội bóng sẽ tham dự vòng sơ loại để chọn ra 16 đội bóng xuất sắc nhất đến từ hai khu vực phía đông và tây châu Á bước vào vòng bảng. Trong mùa giải đầu tiên dưới tên gọi AFC Champions League, CLB Al-Ain (UAE) đã đánh bại BEC Tero (Thái Lan) với tỉ số 2–1 để trở thành nhà vô địch đầu tiên. Giải đấu sau đó đã bị hoãn lại 1 năm do virus SARS.
Giải AFC Champions League đã được tái ra mắt vào năm 2004 với 29 câu lạc bộ tới từ 14 quốc gia. Không giống như các năm trước, lịch thi đấu đã được thay đổi và diễn ra từ tháng 3 đến tháng 11.
Trong giai đoạn đầu của giải, 28 đội bóng được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm bao gồm 4 đội đến từ cùng 1 khu vực (Đông Á và Tây Á) để giảm chi phí đi lại, với các trận đấu vòng bảng diễn ra theo thể thức sân nhà và sân khách. Sau đó, 7 đội bóng đứng đầu mỗi nhóm cùng với đương kim vô địch vào vòng tứ kết. Các vòng tứ kết, bán kết và trận chung kết diễn ra theo hình thức lượt đi-lượt về, có áp dụng luật bàn thắng sân khách, hiệp phụ và loạt sút luân lưu như loạt tie-break.
Western Sydney Wanderers là đội bóng Úc duy nhất tính tới lúc này từng vô địch châu Á. |
Mùa giải 2005, các câu lạc bộ của Syria bắt đầu tham gia vào giải đấu. 2 năm sau, đến lượt các đội bóng của Úc cũng tham gia giải đấu khi LĐBĐ nước này gia nhập AFC vào năm 2006. Do sự thiếu chuyên nghiệp trong bóng đá tại châu Á, nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại trong các giải đấu, chẳng hạn như về bạo lực sân cỏ hay chậm nộp danh sách đăng ký cầu thủ. Nhiều người đã đổ lỗi cho việc tiền thưởng ít cùng chi phí đi lại đắt đỏ như là một lý do.
Tới năm 2009, giải AFC Champions League được mở rộng quy mô lên 32 câu lạc bộ với 10 giải đấu vô địch quốc gia hàng đầu châu Á sẽ có các câu lạc bộ được vào trực tiếp vòng bảng.
Mỗi quốc gia có tối đa 4 đội tham dự, mặc dù không bằng một phần 3 số đội tham gia tại giải đấu cao nhất của mỗi quốc gia, tuy nhiên điều này sẽ tùy thuộc vào giải vô địch của quốc gia đó, cấu trúc giải đấu (chuyên nghiệp), tiếp thị, tài chính, và các tiêu chuẩn khác do Ủy ban AFC Pro-League đưa ra mà sẽ đưa ra quyết định về số đội bóng được tham dự từ giải đấu đó. Các tiêu chí đánh giá và xếp hạng giải đấu cho các quốc gia thành viên tham gia sẽ được AFC điều chỉnh 2 năm 1 lần.
Thể thức giải đấu
- Vòng loại
Kể từ giải đấu năm 2009, AFC Champions League đã bắt đầu với thể thức vòng bảng kép gồm 32 đội, trước đó là các trận đấu vòng loại dành cho các đội không được vào thẳng giải đấu. Các đội cũng được chia thành các khu vực phía đông và phía tây.
Số lượng câu lạc bộ của mỗi hiệp hội tham dự AFC Champions League được xác định hàng năm thông qua các tiêu chí do Ủy ban Cạnh tranh AFC đặt ra. Các tiêu chí, là một phiên bản sửa đổi của hệ số UEFA, sẽ được dùng để xác định số lượng suất cụ thể mà một hiệp hội nhận được. Xếp hạng của hiệp hội càng cao theo tiêu chí xác định thì càng có nhiều đội đại diện cho hiệp hội đó ở Champions League và càng ít vòng loại mà các đội của hiệp hội phải thi đấu.
- Vòng bảng
Giải đấu bắt đầu với vòng bảng gồm 40 đội, được chia thành mười bảng đấu. Hạt giống được sử dụng khi thực hiện bốc thăm cho giai đoạn này, với các đội từ cùng một quốc gia không được xếp vào cùng bảng với nhau. Vòng bảng được chia thành hai khu vực; khu vực đầu tiên là năm bảng Đông Á và khu vực khác là năm bảng Tây Á. Mỗi đội gặp những đội khác trong bảng đấu của mình theo hình thức vòng tròn hai lượt tính điểm. Đội nhất và nhì từ mỗi bảng tiến vào vòng tiếp theo.
Ở vòng tiếp theo, đội nhất từ một bảng thi đấu với đội nhì từ một bảng khác cùng khu vực. Giải đấu sử dụng luật bàn thắng sân khách: nếu tổng tỷ số của hai trận đấu bằng nhau sau 180 phút, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn ở sân của đối thủ sẽ đi tiếp. Nếu số bàn thắng sân khách bằng nhau, các câu lạc bộ sẽ thi đấu thêm hai hiệp phụ, và luật bàn thắng sân khách không còn được áp dụng. Nếu tổng tỉ số vẫn bằng nhau sau hiệp phụ, trận đấu sẽ được quyết định bởi loạt sút luân lưu. Các đội cùng khu vực (Đông hoặc Tây Á) tiếp tục thi đấu với nhau cho đến trận chung kết.
Các trận đấu ở vòng bảng và vòng 16 đội diễn ra trong nửa đầu năm (tháng 2 - tháng 5). Các trận đấu ở vòng đấu loại trực tiếp sau đó diễn ra trong nửa cuối năm (tháng 8 - tháng 11). Các trận đấu loại trực tiếp áp dụng thể thức hai lượt, bao gồm cả trận chung kết.
Thành tích thi đấu ở AFC Champions League
Trong lịch sử đã chứng kiến 24 đội bóng từng giành chức vô địch châu Á kể từ năm 1967 tới nay. Đội bóng đang giữ kỷ lục về số lần vô địch chính là CLB Al-Hilal của Saudi Arabia. Đội bóng này từng lên ngôi ở các mùa giải 1991, 1999/2000, 2019 và 2021. Ngoài ra Al-Hilal còn 5 lần về nhì ở các mùa giải 1986, 1987, 2014, 2017 và 2022/23.
Đứng thứ hai là CLB Pohang Steelers (Hàn Quốc) với 3 chức vô địch ở các mùa giải 1996/1997, 1997/1998 và 2009. Ngoài ra đội bóng này cũng một lần giành ngôi á quân ở mùa bóng 2021. Đội bóng Urawa Red Diamonds (Nhật Bản) cũng có thành tích thi đấu tương tự khi 3 lần vô địch và 1 lần về nhì tại giải đấu.
Ở khu vực Đông Nam Á, đội bóng Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan từng vô địch vào các mùa giải liên tiếp 1993/1994 và 1994/1995. Đây cũng là đội bóng duy nhất trong khu vực từng đoạt cúp vô địch châu Á.
Tiền thưởng tại giải đấu
Theo LĐBĐ châu Á, dựa theo thành tích thi đấu tại AFC Champions League, các đội bóng sẽ được nhận một mức thưởng khác nhau. Cụ thể, các đội bóng tham dự vòng sơ loại và trận playoff sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại là 30 nghìn USD.
Các đội dự vòng bảng nhận phí hỗ trợ đi lại là 45 nghìn USD. Ngoài ra đội thắng trận ở vòng bảng nhận 50 nghìn USD/trận. Nếu chỉ có được kết quả hòa thì các đội sẽ nhận được 10 nghìn USD.
Tới vòng 16 đội, đội chiến thắng sẽ nhận 100.000 USD tiền thưởng cùng 45 nghìn USD chi phí đi lại. Đội thắng ở vòng tứ kết nhận 150.000 USD tiền thưởng cùng 45 nghìn USD chi phí đi lại. Các đội thắng ở vòng bán kết nhận 250.000 USD tiền thưởng cùng 45 nghìn USD chi phí đi lại.
Ở trận chung kết, đội giành chiến thắng ngoài việc nhận cúp vô địch sẽ được thưởng thêm 4 triệu USD, bên cạnh mức phí hỗ trợ đi lại tăng lên 90 nghìn USD. Trong khi đội á quân nhận 2 triệu USD tiền thưởng cùng 90 nghìn USD chi phí đi lại.
Từ lâu nay AFC Cup vẫn được coi là giải đấu cấp câu lạc bộ xếp hạng 2 tại châu Á. Vậy giải đấu này ra đời khi nào và có cách thức thi đấu ra sao?
Có thể bạn quan tâm
- Vé xem CLB Hà Nội thi đấu tại AFC Champions League: Thấp nhất 60 nghìn đồng
- Đối thủ của CLB Hà Nội đứng trước nguy cơ giải thể
- Hà Nội chung bảng ĐKVĐ ở lần đầu dự AFC Champions League
- Ngược dòng không tưởng, đội của Ronaldo lọt vòng bảng Cúp C1 châu Á
- Hải Phòng chỉ thất bại ở AFC Champions League 2023 sau 120 phút chiến đấu