Có những nỗi đau sẽ mau chóng qua đi, nhưng cũng có những nỗi đau sẽ mãi hiện hữu trong mỗi con người.
Tấn bi kịch đã xẩy ra với Manchester United vào ngày 6/2/1958 khi chiếc máy bay chở toàn đội trật đường băng tại sân bay Munich làm thiệt mạng tại chỗ 21 người , trong đó 7 cầu thủ của đội Manchester United. Họ trở về nhà sau trận Tứ Kết Cúp Châu Âu với CLB Sao đỏ Belgrade của Nam Tư. Chiếc máy bay đã phải đổ xuống Munich để tiếp thêm nhiên liệu, theo như lịch trình của chuyến ba. Ngoài các cầu thủ, MU còn mất đi ông bầu Bert Whalley HLV Tom Curry, thư kí CLB Walter Crikmer cùng 8 nhà báo. 1 vài người được đưa vào bệnh viện như Sir Matt Busby, Duncan Edwards, Jonny Berry, 1 trong số các phi công của máy bay. Đội trưởng Rayment mất ngay sau đó, Edwards ra đi sau 15 ngày.
Đó là thảm họa lớn nhất, đau thương nhất. Không gì có thể diễn tả được nỗi đau đó. Tôi thật sự không biết diễn tả nó như thế nào. Đau đớn ư? Tiếc thương ư? Buồn ư? ...Không! Đơn giản không phải là những câu hỏi đó, vì nó là tận cùng nỗi đau mà không bất cứ câu nói nào có thể diễn tả.
Các cầu thủ Man Utd tưởng nhớ đến những cầu thủ đã mất tại thảm họa Munich
Trong một đêm mưa buồn, trong giai điệu của Rule The World - Take That, một nhóm nhạc của thành phố Manchester, tôi một fan MU lại bỗng nhớ về Munich. Buồn lắm, những giọt nước mắt đã rơi. Tôi và các bạn, những người thuộc thế hệ ngày nay có lẽ sẽ không bao giờ hiểu được nỗi đau đó một cách toàn diện nhất. Nhưng qua báo chí, qua phim, qua hình ảnh, có lẽ sẽ không ai cầm được nước mắt khi nhìn về nó. Và tự hỏi: Sao lại là MU? và sao lại là Munich? Có lẽ do số phận, do sự trớ trêu của lịch sử.
Trong cái ngày xảy ra thảm kịch đó, 6-2-1958, người ta sẽ cần nhiều từ giá như. Và có lẽ nếu tôi có thể thay đổi lịch sử, tôi sẽ không bao giờ để nó xảy ra. Nhưng, khi thời gian đã gắn chặt số phận, thì sẽ luôn có chỗ cho lịch sử và đau thương.
Giá như họ đừng đến Belgrade để thi đấu với Sao ĐỎ Belgrade trong cái ngày định mệnh ấy
Giá như tuyết đừng rơi trong buổi chiều buồn ấy, khi mà máu đỏ đã nhuộm màu tuyết Munich.
Giá như Phi hành đoàn đừng cất cánh khi vừa tiếp nhiên liệu.. Giá như tiếng động cơ hỏng to hơn nữa
Giá như Phi hành đoàn đừng cố cất cánh lần khi tuyết đang nặng hạt ở Munich, có lẽ những trái tim nóng vẫn sẽ còn ở đây
Giá như Edwards đừng nhắn tin 'Chuyến bay bị hoãn' thì có lẽ nỗi đau sẽ bớt thương đau hơn.
Giá như Chiếc máy bay đừng kết thúc trong tiếng nổ đau thương đầy khói tuyết tại Munich, lẫn tuyết và máu trên phi trường.
Giá như đó không phải là Manchester United, giá như đó là giấc mơ.
Giá như không có số phận, có lẽ sẽ không có bất cứ một nỗi đau vô hạn như thế
Nhưng sự thật rằng, họ đã vĩnh viễn ra đi trong buổi chiều đó. Cả một thế hệ trẻ, khỏe, đầy sức sống, khát khao đã ra đi khi chưa kịp nói lời cuối cùng với người thân. Ôi sao buồn thế. Tôi đã khóc khi nghĩ rằng, mới ít phút trước đó, họ còn vui vẻ cười đùa, uống cafe, nói về các dự định trong tương lai, về trận chung kết C1...nhưng sau mấy phút đó, họ đã vĩnh viễn nằm lại mảnh đất lạnh trên phi trường Munich, không một tiếng kêu khóc, họ ra đi theo cách nghiệt ngã nhất có thể: Ra đi trong im lặng, trên mảnh đất Đức xa xôi.
Thật là nghiệt ngã. Nếu thảm họa Munich là một bộ phim, có lẽ tôi sẽ bình chọn những cầu thủ là những diễn viên dở nhất. Họ không đáng được là diễn viên trong bộ phim bi thương đó. Họ không thể, không phải là những diễn viên, họ là cầu thủ, tại sao họ phải đóng vai của chính mình chứ? Họ cần diễn viên đóng thế, chứ không phải lấy chính mình ra để diễn...Họ càng không phải diễn khi trời đã đổ tuyết khiến máu tươi của họ trở thành một cảnh đau thương xúc động...Thật là bất công!
"Giây phút ta sắp chết cũng là lúc ta thấy thật đáng sống biết bao"...Nhưng tại Munich hôm đó, số phận đã sắp đặt cho 13 con người ra đi. Nhưng hỡi ôi, họ muốn sống và đáng sống, nhưng lại không được như vậy. Máy bay chồm lên cao hơn trước nhưng ngay khi các phi công cố gắng cất cánh thì chiếc Lord Burghley nổ tung sau khi rơi xuống đường băng với tốc độ cao, trượt theo hàng rào và lao qua 1 con đường . Họ vĩnh viễn không thể thốt lên điều đó. Tuyệt vọng thay!
Sir Matts Busby và Sir Bobby Chalton, hai con người đã may mắn sống sót trong thảm kịch. Nhưng nỗi đau quá lớn khiến cho tất cả không dám nói cho họ biết. Sir Busby 1 người cha, 1 HLV, 1 huyền thoại đã ngã gục khi nghe điều đó. Dù đã cố gắng không tiết lộ nhưng bằng cách này hay cách khác, sẽ luôn là nỗi đau khó che giấu. Quá đau buồn, Sir Busby đã muốn từ bỏ bóng đá. Không buồn sao được khi phải chứng kiến những đứa con mình nuôi dạy, chăm bẵm từ nhỏ đến khi trưởng thành, huấn luyện cho họ lại vĩnh viễn ra đi trong chiều lạnh đó. Còn nỗi đau gì hơn, một người cha lại phải tiễn không chỉ một, mà là 8 người xuống lớp đất lạnh.
Một người khác, Sir Bobby Charlton, lúc đó mới 20 tuổi, một tiền đạo trẻ triển vọng, là ngôi sao của đội bóng phải bước lên và làm nghi lễ tiễn đưa những người anh, những đồng đội của mình. Sir Charlton đã gục ngã, thất thần trong buổi chiều ấy. Khóc! Khóc! Đau thương! Không biết nói gì ngoài điều đó.
Hai con người, một già một trẻ, một HLV một cầu thủ, cùng chung một nỗi đau vô hạn. Biết làm sao khi số phận đã gắn liền họ với nó, với thảm họa, với nỗi đau lớn nhất của NHM. Họ dường như không còn cảm giác với mọi sự đau thương nữa. Đơn giản vì trong chính họ là sự tột cùng của nỗi đau, của sự đau thương mất mát. Hình ảnh Sir Bobby Charlton máu chảy đầm đìa nhưng vẫn cố gắng đưa mọi người ra khỏi chiếc máy bay khi nó phát nổ ắt hẳn là minh chứng cho sự đau thương này. " Khi đau thương đã đến tận cùng, không gì có thể làm bạn đau đớn hơn, lúc đó bạn sẽ mạnh mẽ nhất"...
Cả thành phố Manchester chìm trong tang thương, thất vọng và đau khổ. Cả thành phố như thành phố chết, không một sức sống từ chủ quán rượu, ăn xin, nhà báo... Mỗi người không ai nói ai, lặng lẽ như một cái bóng...mang những bông hoa đặt xuống mảnh đất lạnh, chưa bao già thành phố lại sầu thảm như thế.
Đối diện với đau thương đó, hẳn nhiều người sẽ gục ngã. Nhưng với Manchester United, với Sir Matts Busby và Sir Bobby Charlton, đau thương khiến họ mất cảm giác, nhưng đau thương cũng cho sức sống, sức mạnh của họ, của Manchester United mạnh lên hơn bao giờ hết.
"Nuốt nỗi đau đớn , HLV Jimmy Murphy phải bắt tay ngay vào việc. Trận đấu vòng 5 FA Cup với Sheffield Wednesday được hoãn đến ngày 9/3. Murphy đã thuyết phục cựu thủ môn của MU gianh cúp vô địch năm 1948 quay lại MU trên cương vị mới, HLV đội trẻ. Ngày 19/3, HLV Murphy đưa ra sân đội hình gồm các cầu thủ trẻ 2 cầu thủ mới kí hợp đồng và đội trưởng Bill Foulkes, phía sau là Hary Gregg, cả 2 cầu thủ cùng sống xót và được khán giả chật cứng SVĐ Old Trafford đón chào nồng nhiệt. MU thắng S.Wednesday 3-0. Thậm chí sau đó họ còn vào đến trận CK FA.
10 năm sau, người thanh niên 21 tuổi ngày nào sống sót sau vụ tai nạn thảm khốc đã đưa MU lên bục vinh quanh cao nhất của bóng đá Châu Âu. Ngày 29/5/1968, Sir Bobby Charlton ấn định chiến thắng 4-1 cho MU trước Benfica Lisbon. MU giành cúp Châu Âu.
Có những nỗi đau sẽ đem ra làm bài học để thành công. Nhưng với Munich, không một ai muốn nhắc đến, muốn nói lại. Đơn giản, khi nhắc đến nó sẽ chỉ toàn là nước mắt, là nỗi đau. Với các NHM toàn thế giới, họ sẽ không bao giờ nhắc đến khi trêu đùa, sỉ nhục... Vì thảm họa Munich không phải là cái tên có thể dễ dàng thốt lên, nó là từ cấm kị trong mọi ngôn từ bóng đá.
"Vinh quang sẽ hình thành từ những nước mắt"
Manchester United ngày nay sẽ không bao giờ tái lập thảm họa như thế. Man United sẽ thành công, sẽ có những vinh quang, dù không dễ dàng. Nhưng bất kỳ cầu thủ, các CĐV, Sir Alex và người nào cũng hiểu rằng: Khi đã khoác lên màu áo đỏ, có nghĩa bạn sẽ không chỉ khoác lên tấm áo truyền thống, không chỉ là logo, không chỉ là cái tên... Ở đó còn là nước mắt, là huyết thanh, là dòng chảy màu đỏ nhưng trên tất cả là máu của lịch sử, của những người đã vĩnh viễn nằm lại tại Munich.
Với các Manucians, hãy luôn tự hào rằng bạn đang là cổ động viên của đội bóng được hình thành không chỉ là lịch sử, đó còn là máu, là hoa và là nỗi đau tận cùng. Hãy ghi nhớ điều đó suốt cuộc đời nhé! Các bạn của tôi!
Glory Glory Manchester United!
(Theo Bongda.com.vn)
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Xem trực tiếp Everton vs Arsenal đêm nay ở kênh sóng nào ?
Xem trực tiếp Everton vs Arsenal đêm nay ở kênh sóng nào ?
Xem trực tiếp Man City vs Cardiff đêm nay ở kênh sóng nào ?
Xem trực tiếp Man City vs Cardiff đêm nay ở kênh sóng nào ?
Xem trực tiếp Chelsea vs Brighton vòng 27 ngoại hạng Anh 2019 ở kênh sóng nào ?
Xem trực tiếp Chelsea vs Brighton vòng 27 ngoại hạng Anh 2019 ở kênh sóng nào ?
ẢNH: HLV Yemen bực dọc vì màn ăn mừng "quá lâu" của Quang Hải
ẢNH: HLV Yemen bực dọc vì màn ăn mừng "quá lâu" của Quang Hải
Thông tin về tân HLV Valverde của Barca: Người từng được "thánh Johan" tiến cử
Thông tin về tân HLV Valverde của Barca: Người từng được "thánh Johan" tiến cử
INFOGRAPHIC về tân HLV Valverde của Barca: Người từng được thánh Johan tiến cử