Chủ Nhật, 20/04/2025
Zalo

Cuộc cải tổ ở Milan: Đừng "bắt chước" Inter

Thứ Năm 30/09/2010 08:13(GMT+7)

Thay đổi lối chơi đã gắn liền với Milan ít nhất 2 năm qua, lại ngay trong trận đấu cực kỳ quan trọng ở Champions League, hẳn phải có một chút “điên” HLV Allegri mới dám làm. Không ai cấm ông mạo hiểm nhưng có điều, nỗ lực thay đổi Milan của Allegri đang biến Rossoneri thành phiên bản mới của… Inter.

Sự dũng cảm của Allegri

Nằm ở bảng đấu được coi là bảng tử thần, nên thành bại ở mỗi trận đấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của Milan. Trong đó, Ajax được coi là đối thủ nặng ký cạnh tranh trực tiếp chiếc vé vào vòng knock-out. Ở hoàn cảnh đó, việc Allegri quyết định thay đổi hẳn cấu trúc chiến thuật Milan ngay trong trận gặp Ajax bị coi là… “điên”.

Sơ đồ 4-3-3 gắn liền với Milan ít nhất 2 năm qua không được sử dụng. Thay vào đó là 4-3-1-2 (sở trường của Allegri khi ông còn dẫn dắt Cagliari) với hàng tiền vệ hình kim cương. Ronaldinho, nguồn cảm hứng của Rossoneri từ khi Kaka ra đi, bị bắn lên ghế dự bị. Thế chỗ anh là Robinho trẻ khỏe, tươi mới hơn.

AC Milan đang dựa dẫm quá nhiều vào Ibrahimovic

Với chiến thuật này, Milan đã có một trận đấu tốt, đặc biệt trong hiệp 2, thời điểm họ bắt đầu khống chế khu trung tuyến. Seedorf đá ở đỉnh “viên kim cương” chơi cực hay trong vai trò một hộ công, phía sau cặp tiền đạo Ibra-Robinho. Chính tiền vệ Hà Lan là người chuyền bóng cho Ibra gỡ hòa 1-1. Trước đó, Seedorf cũng có cú vẩy má tinh tế giúp Robinho đối mặt với thủ thành Stekelenburg. Quan trọng nhất, sơ đồ 2 tiền đạo tạo cho Ibrahimovic phát huy hết khả năng bởi anh được hoạt động rộng hơn. Thêm một lần nữa, chân sút người Thụy Điển lập công và là trận thứ 3 liên tiếp anh “nổ súng”. Tổng cộng Ibra đã ghi 5 bàn/6 trận gần nhất và tất cả đều là những bàn thắng mang tính quyết định, mang về 8 điểm cho Milan. Bây giờ ai còn dám chỉ trích Ibra?

Hòa trên sân Ajax trong đêm Rossoneri chơi đạt yêu cầu là tín hiệu mừng cho Allegri ở ngày đầu cuộc cải tổ.

Phiên bản của Inter

Tuy nhiên, mọi thứ không phải màu hồng với Allegri. Điểm tối nhất trong sơ đồ 4-3-1-2 nằm ở vị trí Robinho. Khó tin ngôi sao người Brazil lại dứt điểm chệch cột dọc khi đối mặt với thủ thành Stekelenburg. Đó là còn chưa kể nhiều tình huống bỏ lỡ cơ hội ngon ăn của Robinho trong hiệp 2.

Bên cạnh đó là việc Milan chơi bóng dài quá nhiều để tận dụng khả năng tỳ đè và sải “chân dài miên man” của Ibrahimovic. Đến nỗi, Seedorf đã lên tiếng phản đối: “Tôi không thích lối chơi của Milan đêm nay. Chúng tôi chơi bóng dài quá nhiều để tập trung vào Ibra. Không thể lúc nào cũng trông đợi vào cậu ta. Milan chơi bóng ngắn đã ít nhất 6 năm nay. Chúng tôi không muốn trở thành một phiên bản của Inter”.

Quả thật tại Amsterdam Arena, Milan trình diễn bộ mặt khá giống Inter dưới thời HLV Mancini. Lối chơi bóng dài, bổng, dồn hết bóng cho một tiền đạo cao kều từ lâu đã “tuyệt chủng” ở Milan giờ lại sống dậy. Milan phải có bản sắc riêng và cuộc cách mạng của Allegri không thể biến Rossoneri thành phiên bản khác của Inter. Chưa kể, việc phụ thuộc vào Ibra chẳng khác nào tự sát. Nên nhớ với Ibra, Inter đã thất bại thê thảm thế nào ở Champions League!

(Theo báo Bóng Đá)
 

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X