Thứ Hai, 21/04/2025
Zalo

ĐT Italia: Đã thấy những tín hiệu tích cực

Thứ Sáu 11/02/2011 13:51(GMT+7)

Trận thứ hai liên tiếp Italia hòa cùng với tỷ số 1-1. Nhưng so với trận hòa Romania ngày 17/11/2010, lối chơi và diện mạo của Azzurri đã cho thấy những nét tươi mới hơn.

Cái cách Joachim Loew tung đội hình mạnh nhất có thể vào sân ngay từ đầu cho thấy người Đức quyết xóa cái dớp 4 trận thua liên tiếp trước Italia. Ngược lại, HLV Prandelli của ĐT Italia vẫn sẵn sàng tiến hành thử nghiệm bằng cách xếp một đội hình với những nhân tố mới như Thiago Motta, Cassani hay Ranocchia, dù biết rõ sức mạnh của đối thủ và lại chơi trên sân khách.

Với đội hình gồm nhiều những cầu thủ mới lần đầu tiên được đá cặp với nhau, đội bóng của Prandelli đã chơi chệch choạc trong hiệp thi đấu thứ nhất. Bộ đôi trung vệ còn rất trẻ Bonucci - Ranocchia khá nhiều lần để lộ những khoảng trống để Klose khai thác (Buffon đã có 2 tình huống đối mặt với tiền đạo của Bayern). Ở tuyến trên, Thiago Motta không làm tốt nhiệm vụ của một tiền vệ trung tâm khi sợi dây liên lạc giữa anh với hai đối tác là De Rossi và Montolivo gần như không có. Khả năng chiến đấu của tuyến giữa Italia chưa đủ chất thép để ngăn chặn những pha phối hợp nhuần nhuyễn của Khedira, Oezil và Schweinsteiger. Việc các tiền vệ của Azzurri chuyền hỏng rất nhiều, một biểu hiện của vấn đề tâm lý.

ĐT Italia cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan

Cũng giống như trận giao hữu với Romania, Prandelli tiến hành những điều chỉnh sau giờ nghỉ và tính hiệu quả trong lối chơi của Italia đã được thay đổi đáng kể. Từ thời điểm Aquilani vào sân thay cho Motta, Italia không chỉ tìm lại được sự cân bằng ở tuyến giữa mà các phương án tấn công của họ trở nên đa dạng hơn. Cụ thể, sau một hiệp một nhàn rỗi, thủ thành Neuer đã phải làm việc vất vả hơn. Nếu cặp tiền đạo Cassano - Pazzini không tạo ra được một pha bóng nguy hiểm đáng kể nào thì trong hiệp hai, với sự sáng tạo của hàng tiền vệ, G.Rossi và Borriello đã có ít nhất 1 lần đối mặt với Neuer. Và một trong số đó đã mang về bàn thắng với hai cú dứt điểm liên tiếp của Giuseppe Rossi.

Hàng thủ đã tốt hơn

Sự có mặt của Ranocchia ở trung tâm hàng thủ giúp Prandelli mạnh dạn đẩy Chiellini sang bên hành lang cánh trái. Điều kì lạ ở vị trí tưởng như "trái cựa" này trung vệ của Juventus chơi không đến nỗi nào, thậm chí còn tỏ ra thực sự hiệu quả bằng khả năng lên công xuống thủ. Ở bên cánh phải, Cassani (sau đó là Maggio) cũng cho thấy được sự an toàn trong phòng ngự và khả năng gây đột biến cao với những pha tham gia tấn công thần tốc.

Sự cơ động của các hậu vệ biên Italia đã khiến cho ĐT Đức gần như không tấn công được từ hai bên cánh. Những tình huống nguy hiểm nhất mà đội chủ nhà tạo ra đều xuất phát từ trung lộ. Sau những bàn thua trong các trận đấu với Bờ Biển Ngà (0-1, giao hữu), Estonia (2-1, VL Euro 2012) và mới đây nhất là Romania (1-1, giao hữu), Italia đã hạn chế tối đa được những lỗ hổng từ hai cánh (bàn thua trước Đức xuất phát từ một pha tấn công trung lộ). Sắp tới nếu Prandelli có được những điều chỉnh ở vị trí tiền vệ phòng ngự nhằm tránh nguy cơ đến từ những miếng đánh "vỗ mặt" của đối phương, hàng thủ Italia còn đáng tin cậy hơn nữa.

Hàng công chưa “OK”

Băn khoăn lớn nhất của Prandelli sau trận đấu này vẫn là hàng công. Trừ Matri, cả 4 chân sút còn lại đều đã có cơ hội được ra sân nhưng không ai thể hiện được vai trò nổi bật. Pazzini chơi rất tốt trong màu áo Inter nhưng cứ mỗi khi lên tuyển, chân sút này lại không thể hiện được mình. Cassano và Borriello cũng chỉ chơi ở mức tròn vai trong khi "cứu tinh" G.Rossi cũng chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc lóe sáng.

Sau 7 trận đấu dẫn dắt Azzurri, Prandelli đã triệu tập tổng cộng 10 chân sút (Quagliarella, Gilardino, Pepe, Amauri, Balotelli, Cassano, Borriello, Giuseppe Rossi, Matri, Iaquinta) nhưng chưa tìm được hàng công ưng ý. Không tính trận được xử thắng 3-0 trước Serbia (bị hủy do bạo loạn), hàng công của Italia chỉ ghi được tổng cộng 9 bàn thắng sau 7 trận, mà 5 trong số đó đến ở trận đại thắng Faroes. Trước Bắc Ireland, Romania và Đức, Italia luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm những bàn thắng. Có lẽ vì thế mà hiện Prandelli vẫn đang đỏ mắt để tìm một chân sút thực sự đẳng cấp như những Totti, Del Piero hay Luca Toni của triều đại Marcello Lippi.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X