Chủ Nhật, 20/04/2025
Zalo

"Kiến trúc sư" Guardiola: Hãy gọi anh là Tổng lãnh thiên thần!

Thứ Hai 30/05/2011 13:55(GMT+7)

Johan Cruyff vĩ đại đã được phong thánh, và đến lúc này, phải chăng Josep Guardiola cũng đã xứng đáng được các cules coi là một “Tổng lãnh thiên thần”, như những người trấn giữ cửa Thiên đường với thanh gươm rực lửa?

1. Ở tuổi 40, Pep không còn trẻ nữa. Song, với những ai đã từng theo dõi bước chân anh kể từ những ngày khởi nghiệp dưới lá đại kỳ chinh phạt Catalunya, qua những năm tháng lăn lộn trên đất Ý, đến tận chặng từ giã nhạt nhoà tại Trung Đông nắng gió và Mexico xa lạ, thì Josep Guardiola i Sala chưa bao giờ già.

Đêm khải hoàn Wembley 28/5/2011 càng tôn bật sự trẻ trung của anh. Cái quy luật tất yếu “sóng sau xô sóng trước” được tô đậm khi Pep đứng đối diện với mái đầu bạc và nắm tay run rẩy của vị nguyên nhung lão luyện Alex Ferguson. Mới 5 năm tuổi nghề, anh hãy còn trẻ lắm! Trẻ thế, mà sao đã có thể thành tựu rực rỡ đến thế?

Guardiola đã xứng đáng là một huyền thoại tại Barcelona

2. Xuất phát điểm của bộ sưu tập những bức chiến quả đồ sộ mà một đời bất cứ HLV nào cũng phải thèm khát liệu có phải là vầng trán lồng lộng và ánh mắt sáng như điện mà anh sở hữu? 20 năm trước, Guardiola đã là một chàng trai thông minh, và bây giờ không ai dám nói anh không phải là một người đàn ông thông minh. Chỉ cần kể tên hai con người đầy thao lược đã từng cúi đầu trước anh - Jose Mourinho và Alex Ferguson - người ta đã có những minh chứng thuyết phục về một trí tuệ lỗi lạc.

Không thể phủ nhận anh đã mở đầu nghiệp cầm quân của mình với khá nhiều thuận lợi. Anh là một người con đích thực của Barca, anh thấm đẫm và thấu hiểu tinh thần Barca, anh được “thử lửa” tại Barca B và được thừa hưởng một cơ cấu vẫn duy trì những đường nét truyền thống bất biến từ tay Frank Rijkaard ở Barca A. Nhưng, chớ quên là Pep cũng đã phải đối mặt với những vấn đề riêng không dễ giải quyết. Thế hệ của Ronaldinho và Eto’o đã gần như bão hoà khát vọng sau một chu kỳ tột đỉnh vinh quang, trong khi Real Madrid nhanh chóng trỗi dậy. Cũng đã phải mất hai mùa cho một lộ trình tái thiết, nhưng sau thời đại hoàng kim của “Thánh Johan”, Barca cũng đã phải chờ đợi tới 12 năm cho một sự trở lại viên mãn.

Barca hiện tại là mặt trời chính Ngọ, là gần như thập toàn thập mỹ, và là một sản phẩm với những dấu ấn đặc trưng của Pep. Messi, Xavi, Iniesta, Puyol, Valdes…vẫn đó, nhưng họ đã rất khác so với chính mình ở những cuộc chinh phục trong quá khứ. Barca này đáng sợ hơn triều đại Rijkaard, và ngạo nghễ hơn cả “Dream Team” của Cruyff. Đây là hỗn hợp của khí phách đặc trưng Catalunya với những tinh hoa đậm chất La Masia, nhưng cũng đầy dày dạn và từng trải nước đời, như thuộc tính bắt buộc đối với bất cứ “đại gia” nào trên khắp cựu lục địa.

Pep, chứ không ai khác, là kiến trúc sư trưởng của cái kết cấu hoằng vĩ đó, và anh cũng là thủ lĩnh của những thiên thần đích thực đang tung cánh. Messi, với màn trình diễn siêu hạng ở Wembley đã khẳng định mình là truyền nhân xứng đáng của những nhân vật truyền kỳ. Xavi còn hơn cả là một nhạc trưởng thượng thặng. Và Villa, khi bắn gục Van der Sar với chiếc cầu vồng lộng lẫy ấy, đã chứng minh rằng anh xứng đáng đến từng xu mà Barca bỏ ra. Cả một trời sao, nhưng “mầm nội loạn” chưa từng hiện hữu ở đây, bởi “đội bóng này là một gia đình”. Có ai còn nhớ Johan Cruyff đã từng khá mệt mỏi với Michael Laudrup và Gheorghe Hagi, trong hai năm cuối tại vị?

3. Pep “kiểm soát bóng để ngăn chặn đối thủ” còn kém “Thánh Johan” “kiểm soát bóng để tấn công” chỉ 1 danh hiệu VĐ TBN, nhưng đã vượt qua người thày của mình tại đấu trường lục địa. Anh mới chỉ 40 tuổi, và chặng đường “xuân phong đắc ý” này hẳn sẽ còn chưa thể dừng lại, đặc biệt là nếu anh còn gắn bó với cái tập thể phi thường ấy. Tuy nhiên, chẳng ai định được tương lai.

Và bây giờ có lẽ cũng chưa phải lúc nói về tương lai. Giờ vẫn chỉ là “thời điểm để tiệc tùng”, để cả châu Âu triều bái long nhan tân thiên tử, và để các cules xưng tụng vị Tổng lãnh thiên thần của mình. M.U đã làm nền hoàn hảo cho một lễ thụ phong, cũng như năm xưa Freddie Mercury của Queen đã từng làm nghẹt thở cả một khung cảnh khi cất cao tiếng hát

“Barcelona! Barcelona! Một giấc mơ đã chầm chậm trở thành hiện thực, và nếu đó là ý Chúa, chúng ta sẽ còn gặp lại! Viva Barcelona!”…

(Theo Thể Thao Văn Hoá)
 

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X