(Bongda24h) - Những ngày này ở London người ta đang nói nhiều về sự ra mắt của 2 “phù thủy” mới cập bến bóng đá Anh. Guus Hiddink đã có trận đấu đầu tiên trên băng ghế chỉ đạo của The Blues trong chuyến làm khách của đội bóng đang đứng ngay trên họ, Aston Villa. Còn ở Bắc London là sự xuất hiện của một “phù thủy” khác, nhưng lần này là trên sân cỏ - Andrei Arshavin, người vốn nổi tiếng với kỹ thuật và nhãn quan chiến thuật sắc bén, một ngôi sao thực thụ của nước Nga. Với Chelsea thì họ đã quá quen với những “ông sao” đổ bộ xuống Stamford Bridge trên sân cỏ cũng như trên băng ghế chỉ đạo. Nhưng Arsenal lại khác, rất lâu sau khi Jose Antonio Reyes đến Higbury (chuyển đến cách đây 5 từ Sevilla) năm thì mới lại có một ngôi sao thực thụ đến với The Gunners. Cùng với những tin tức về việc Arsenal xúc tiến chiêu mộ Klass jan Huntelaar có vẻ như đang có một sự thay đổi lớn trong tư duy bóng đá của câu lạc bộ này. Giáo sư A.Wenger đã nhận ra rằng ông và đội bóng cần phải thay đổi để chiến thắng và mang về những danh hiệu hoặc họ sẽ tiếp tục trắng tay như mấy mùa giải gần đây.
Bài viết tham dự cuộc thi: "Nếu bạn là chuyên gia."
Phùng Văn Kiên, Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
Arsenal từ lâu đã nổi tiếng với việc cho “ra lò” những cầu thủ trẻ chất lượng cao. Đặc biệt là sau khi huấn luyện viên A.Wenger đến với đội bóng thành London thì công tác đào tạo trẻ của câu lạc bộ càng được quan tâm và phát triển. Dưới thời Wenger, họ có cả một hệ thống vận hành bài bản và nghiêm túc. Luôn có một đội ngũ những tay “săn lùng” tài năng trẻ, họ đi khắp thế giới và đưa về cho câu lạc bộ những cầu thủ tiềm năng, để rồi dưới sự chỉ dạy của đội ngũ HLV các tuyến ở Arsenal sẽ trở thành những ngôi sao thực thụ. Hiệu quả của công tác đào tạo trẻ ở Arsenal là điều đã được kiểm chứng và thừa nhận. Mùa giải 05-06, họ đã vào đến chung kết Champions League với rất nhiều cầu thủ trẻ trong đội hình. Đặc biệt là mùa giải năm ngoái, sau sự ra đi của King Henry rất nhiều người đã nghĩ đến một viễn cảnh không lấy gì làm tốt đẹp cho câu lạc bộ, nhưng các cầu thủ trẻ Arsenal đã trình diễn một thứ bóng đá đẹp mắt và hiệu quả với chất lượng rất cao. Dẫn đầu Premier League suốt gần như cả mùa giải để rồi những sơ suất và non kém kinh nghiệm ở giai đoạn nước rút đã khiến họ mất đi chức vô địch. Nhưng phải dành những lời khen ngợi đặc biệt cho Fabregas, Flamini, Eboue, Walcott… những người đã được đôn lên từ đội trẻ và đã thi đấu cực kỳ ấn tượng.
Mùa bóng năm nay Arsenal thậm chí còn trẻ hơn so với năm ngoái rất nhiều, sự ra đi của một loạt các cầu thủ đã thi đấu ấn tượng trước đó như Flamini, Hleb… được thay thế bằng những “gà nhà” như Denilson, Song Billong, thậm chí là những người còn rất trẻ như Carlos Vela, Aaron Ramsey…nhưng kết quả thu về thì không được như mong đợi. Những cầu thủ trẻ Arsenal dù có tài năng nhưng lại thiếu sự gắn kết và thiếu sự bùng nổ trong thi đấu. Và hậu quả là Arsenal đang xếp ở vị trí thứ 5 xa lạ trên BXH, bị đội thứ 4 Chelsea bỏ xa tới 5 điểm. Nguy cơ không được dự Champions League mùa tới là hiện hữu với CLB, và nếu điều đó trở thành sự thật sẽ là một đòn giáng mạnh vào tham vọng cũng như lòng tự tin của các cầu thủ. Chưa kể những thiệt hại về tài chính mà nguy cơ mất đi các cầu thủ ngôi sao một khi CLB không được tham dự đấu trường danh giá nhất cựu lục địa cấp độ CLB là hiển hiện.
Không thể đợi đến khi mùa bóng kết thúc, A.Wenger đã hành động, Andrei Arshavin, một trong những cầu thủ được săn đón nhiều nhất châu Âu đã được đưa về với hy vọng mang về những thành công cho CLB, mà mục tiêu sát sườn trước mắt là vị trí thứ 4 khi mùa bóng kết thúc. Không dừng lại ở đó, Emmanuel Adebayor sẽ ra đi và vị trí của anh sẽ được thay thế bằng Kass jan Huntelaar, đó là thông tin tràn ngập mặt báo những ngày qua. Ai cũng biết Adebayor là một tiền đạo giỏi với thể hình và khả năng càn lướt tốt, nhưng anh không phải là mẫu tiền đạo lớn khi có thể độc lập tác chiến và lối chơi cũng không hẳn đã phù hợp với triết lí bóng đá nhanh, khéo của Arsenal. Bằng chứng là mùa này khi không được “dọn cỗ” thường xuyên hiệu suất ghi bàn của chân sút người Togo đã giảm đáng kể, thêm vào đó anh cũng không còn khát khao cống hiến cho CLB, hẳn ai cũng nhớ vụ đào tẩu bất thành của Ade sang Milan mùa hè trước. Huntelaar lại khác, anh luôn là chân sút hàng đầu châu Âu những mùa bóng gần đây trong màu áo Ajax Amsterdam, kỹ năng chơi bóng và nhạy cảm ghi bàn của “thợ săn” khiến người ta coi anh là truyền nhân của Van Nistelrooy, và hiệu quả của “Van Goal” khi thi đấu ở nước Anh trong màu áo MU thì ai cũng biết. Một hàng tấn công với Arshavin chơi hộ công, phía trên là cặp “song sát” Hà Lan: Van Persi và Huntelaar, dự bị là Eduardo và Bendtner sẽ không phải hổ thẹn khi so sánh với bất kỳ đội bóng nào trên thế giới.
Nói như vậy để thấy rằng, tư duy lãnh đạo đội bóng của A.Wenger đang thay đổi. Từ lâu ông đã luôn trung thành với quan điểm sử dụng những cầu thủ do CLB đào tạo ra, ông không bao giờ chấp nhận chi ra 30 triệu Euro để mang về một cầu thủ, hay phá vỡ những quy tắc lương bổng để giữ chân các trụ cột, những cầu thủ chơi cho CLB phải thực sự muốn cống hiến cho đội bóng. Arsenal dưới thời Wenger là đội bóng cá tính và có một lối chơi đẹp mắt, hiệu quả trong cách chơi bóng của họ đến từ tư tưởng bóng đá đẹp và cống hiến. Thành công cũng đã đến, hơn 1 thập kỷ qua họ là đối trọng lớn nhất của MU tại nước Anh. Nhưng thế thời đã thay đổi, không khó để nhận ra tính thương mại trong bóng đá tăng lên từng ngày và thậm chí đã được báo động. Từ khi ngân hàng Barclays đổ tiền vào giải Ngoại hạng, rồi các câu lạc bộ được tư hữu hóa bởi các nhà tài phiệt trên khắp thế giới Premiership đã thay đổi chóng mặt. Các ngôi sao liên tiếp được đưa về, những huấn luyện viên giỏi cũng được hậu đãi và chất lượng các đội bóng Anh tăng lên đáng kể. Họ thậm chí đang thống trị châu Âu. Chelsea tiêu biểu cho trào lưu ấy, kể từ khi Abramovich mua lại CLB rất nhiều tiền đã được tỷ phú này chi cho việc mua sắm và thành công cũng đã đến với 2 chức vô địch liên tiếp. MU cũng vậy, mặc dù vẫn đang nợ ngập đầu nhưng gia đình nhà Glazer vẫn cấp tiền đều đều cho Sir Alex “shopping” khi cần thiết. Chỉ có Arsenal nằm ngoài quy luật ấy, họ ra sức chống lại ý định thâu tóm của các nhà tỷ phú, thi đấu bằng đội hình do mình tự đào tạo, hạn chết lạm phát quỹ lương trả cho các cầu thủ… Nhưng không khó để nhận ra họ đã bị tụt lại phía sau. Ngay cả một đội bóng như Aston Villa cũng dễ dàng qua mặt họ, và tiếp theo sẽ là Man City, Everton… báo động đỏ cho Arsenal!
Theo Walcott sẽ ở lại với mức lương được tăng gấp 3 lần, Huntelaar và có thể là vài người nữa sẽ đến vào mùa hè, những ngôi sao đã thành danh chứ không phải là những cầu thủ trẻ mới ở dạng tiềm năng. Ai đó có thể trách A.Wenger đã phải thay đổi triết lí bóng đá của ông, nhưng ai cũng biết lúc này không thay đổi là chết. Dù cơn bão tài chính đang hoành hành khắp thế giới, dù không được sở hữu bởi một nhà tài phiệt giàu có nhưng Arsenal sẽ chi tiền, bởi các đối thủ của họ cũng vậy và bởi họ đã khát lắm rồi những danh hiệu. Và chẳng phải, kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt đó sao?
Bài viết tham dự cuộc thi: "Nếu bạn là chuyên gia."
Phùng Văn Kiên, Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
Mùa giải trước Arsenal đã thi đấu rất khởi sắc |
Arsenal từ lâu đã nổi tiếng với việc cho “ra lò” những cầu thủ trẻ chất lượng cao. Đặc biệt là sau khi huấn luyện viên A.Wenger đến với đội bóng thành London thì công tác đào tạo trẻ của câu lạc bộ càng được quan tâm và phát triển. Dưới thời Wenger, họ có cả một hệ thống vận hành bài bản và nghiêm túc. Luôn có một đội ngũ những tay “săn lùng” tài năng trẻ, họ đi khắp thế giới và đưa về cho câu lạc bộ những cầu thủ tiềm năng, để rồi dưới sự chỉ dạy của đội ngũ HLV các tuyến ở Arsenal sẽ trở thành những ngôi sao thực thụ. Hiệu quả của công tác đào tạo trẻ ở Arsenal là điều đã được kiểm chứng và thừa nhận. Mùa giải 05-06, họ đã vào đến chung kết Champions League với rất nhiều cầu thủ trẻ trong đội hình. Đặc biệt là mùa giải năm ngoái, sau sự ra đi của King Henry rất nhiều người đã nghĩ đến một viễn cảnh không lấy gì làm tốt đẹp cho câu lạc bộ, nhưng các cầu thủ trẻ Arsenal đã trình diễn một thứ bóng đá đẹp mắt và hiệu quả với chất lượng rất cao. Dẫn đầu Premier League suốt gần như cả mùa giải để rồi những sơ suất và non kém kinh nghiệm ở giai đoạn nước rút đã khiến họ mất đi chức vô địch. Nhưng phải dành những lời khen ngợi đặc biệt cho Fabregas, Flamini, Eboue, Walcott… những người đã được đôn lên từ đội trẻ và đã thi đấu cực kỳ ấn tượng.
Mùa bóng năm nay Arsenal thậm chí còn trẻ hơn so với năm ngoái rất nhiều, sự ra đi của một loạt các cầu thủ đã thi đấu ấn tượng trước đó như Flamini, Hleb… được thay thế bằng những “gà nhà” như Denilson, Song Billong, thậm chí là những người còn rất trẻ như Carlos Vela, Aaron Ramsey…nhưng kết quả thu về thì không được như mong đợi. Những cầu thủ trẻ Arsenal dù có tài năng nhưng lại thiếu sự gắn kết và thiếu sự bùng nổ trong thi đấu. Và hậu quả là Arsenal đang xếp ở vị trí thứ 5 xa lạ trên BXH, bị đội thứ 4 Chelsea bỏ xa tới 5 điểm. Nguy cơ không được dự Champions League mùa tới là hiện hữu với CLB, và nếu điều đó trở thành sự thật sẽ là một đòn giáng mạnh vào tham vọng cũng như lòng tự tin của các cầu thủ. Chưa kể những thiệt hại về tài chính mà nguy cơ mất đi các cầu thủ ngôi sao một khi CLB không được tham dự đấu trường danh giá nhất cựu lục địa cấp độ CLB là hiển hiện.
…còn mùa này là chuỗi thất vọng |
Không thể đợi đến khi mùa bóng kết thúc, A.Wenger đã hành động, Andrei Arshavin, một trong những cầu thủ được săn đón nhiều nhất châu Âu đã được đưa về với hy vọng mang về những thành công cho CLB, mà mục tiêu sát sườn trước mắt là vị trí thứ 4 khi mùa bóng kết thúc. Không dừng lại ở đó, Emmanuel Adebayor sẽ ra đi và vị trí của anh sẽ được thay thế bằng Kass jan Huntelaar, đó là thông tin tràn ngập mặt báo những ngày qua. Ai cũng biết Adebayor là một tiền đạo giỏi với thể hình và khả năng càn lướt tốt, nhưng anh không phải là mẫu tiền đạo lớn khi có thể độc lập tác chiến và lối chơi cũng không hẳn đã phù hợp với triết lí bóng đá nhanh, khéo của Arsenal. Bằng chứng là mùa này khi không được “dọn cỗ” thường xuyên hiệu suất ghi bàn của chân sút người Togo đã giảm đáng kể, thêm vào đó anh cũng không còn khát khao cống hiến cho CLB, hẳn ai cũng nhớ vụ đào tẩu bất thành của Ade sang Milan mùa hè trước. Huntelaar lại khác, anh luôn là chân sút hàng đầu châu Âu những mùa bóng gần đây trong màu áo Ajax Amsterdam, kỹ năng chơi bóng và nhạy cảm ghi bàn của “thợ săn” khiến người ta coi anh là truyền nhân của Van Nistelrooy, và hiệu quả của “Van Goal” khi thi đấu ở nước Anh trong màu áo MU thì ai cũng biết. Một hàng tấn công với Arshavin chơi hộ công, phía trên là cặp “song sát” Hà Lan: Van Persi và Huntelaar, dự bị là Eduardo và Bendtner sẽ không phải hổ thẹn khi so sánh với bất kỳ đội bóng nào trên thế giới.
Nói như vậy để thấy rằng, tư duy lãnh đạo đội bóng của A.Wenger đang thay đổi. Từ lâu ông đã luôn trung thành với quan điểm sử dụng những cầu thủ do CLB đào tạo ra, ông không bao giờ chấp nhận chi ra 30 triệu Euro để mang về một cầu thủ, hay phá vỡ những quy tắc lương bổng để giữ chân các trụ cột, những cầu thủ chơi cho CLB phải thực sự muốn cống hiến cho đội bóng. Arsenal dưới thời Wenger là đội bóng cá tính và có một lối chơi đẹp mắt, hiệu quả trong cách chơi bóng của họ đến từ tư tưởng bóng đá đẹp và cống hiến. Thành công cũng đã đến, hơn 1 thập kỷ qua họ là đối trọng lớn nhất của MU tại nước Anh. Nhưng thế thời đã thay đổi, không khó để nhận ra tính thương mại trong bóng đá tăng lên từng ngày và thậm chí đã được báo động. Từ khi ngân hàng Barclays đổ tiền vào giải Ngoại hạng, rồi các câu lạc bộ được tư hữu hóa bởi các nhà tài phiệt trên khắp thế giới Premiership đã thay đổi chóng mặt. Các ngôi sao liên tiếp được đưa về, những huấn luyện viên giỏi cũng được hậu đãi và chất lượng các đội bóng Anh tăng lên đáng kể. Họ thậm chí đang thống trị châu Âu. Chelsea tiêu biểu cho trào lưu ấy, kể từ khi Abramovich mua lại CLB rất nhiều tiền đã được tỷ phú này chi cho việc mua sắm và thành công cũng đã đến với 2 chức vô địch liên tiếp. MU cũng vậy, mặc dù vẫn đang nợ ngập đầu nhưng gia đình nhà Glazer vẫn cấp tiền đều đều cho Sir Alex “shopping” khi cần thiết. Chỉ có Arsenal nằm ngoài quy luật ấy, họ ra sức chống lại ý định thâu tóm của các nhà tỷ phú, thi đấu bằng đội hình do mình tự đào tạo, hạn chết lạm phát quỹ lương trả cho các cầu thủ… Nhưng không khó để nhận ra họ đã bị tụt lại phía sau. Ngay cả một đội bóng như Aston Villa cũng dễ dàng qua mặt họ, và tiếp theo sẽ là Man City, Everton… báo động đỏ cho Arsenal!
…sau Arshavin, Huntelaar là mục tiêu tiếp theo |
Theo Walcott sẽ ở lại với mức lương được tăng gấp 3 lần, Huntelaar và có thể là vài người nữa sẽ đến vào mùa hè, những ngôi sao đã thành danh chứ không phải là những cầu thủ trẻ mới ở dạng tiềm năng. Ai đó có thể trách A.Wenger đã phải thay đổi triết lí bóng đá của ông, nhưng ai cũng biết lúc này không thay đổi là chết. Dù cơn bão tài chính đang hoành hành khắp thế giới, dù không được sở hữu bởi một nhà tài phiệt giàu có nhưng Arsenal sẽ chi tiền, bởi các đối thủ của họ cũng vậy và bởi họ đã khát lắm rồi những danh hiệu. Và chẳng phải, kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt đó sao?